CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN VĨNH BẢO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp xóa đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Bảo – thành phố Hải Phòng (Trang 26 - 60)

Ở HUYỆN VĨNH BẢO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

---

2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÓI NGHÈO VÀ XĐGN Ở HUYỆN VĨNH BẢO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng (có tổng diện tích tự nhiên 18.054,5 ha) nằm ở phía Tây Nam thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố khoảng 40 km, nằm trên vùng hạ lưu và cửa Sông Thái Bình, Sông Hoá, đổ ra Biển Đông, phía đông bắc đồng bằng Sông Hồng.

Huyện Vĩnh Bảo nằm ở vị trí giao cắt của Quốc lộ 10 và Tỉnh lộ 17. Quốc lộ 10 nối liền một số đô thị lớn của đồng bằng Sông Hồng: Thành phố Hải Phòng, Thị xã Thái Bình và thành phố Nam Định; Tỉnh lộ 17 chạy từ Gia Lộc - Hải Dương, qua Bến Phà Chanh gặp Quốc lộ 10 tại trung tâm huyện Vĩnh Bảo rồi chạy tiếp đến Cống Một xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo.

Vĩnh Bảo là cửa ngõ phía tây nam của thành phố Hải Phòng có tuyến đường 10 chạy qua nối liền các tỉnh duyên hải Bắc Bộ từ Ninh Bình qua Nam Định, Thái Bình đến cụm cảng Hải Phòng - Quảng Ninh tạo thành cánh cung duyên hải có ý nghĩa về kinh tế, chính trị, anh ninh quốc phòng. Vĩnh Bảo nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có hệ thống sông ngòi thuận lợi cho giao lưu kinh tế.

Những năm qua, việc cải tạo và nâng công suất cụm cảng biển Hải Phòng, Cái Lân và một số cảng biển mới ở khu vực Bắc Bộ cùng với việc cải tạo, nâng cấp đường 10, gắn liền với việc xây dựng hoàn chỉnh các cầu trên tuyến đường này như: Tân Đệ, Quý Cao, Tiên Cựu đã mở ra những điều kiện thuận lợi mới cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Bảo.

2.1.1.2. Tài nguyên đất đai

Theo số liệu thống kê năm 2004, huyện Vĩnh Bảo có tổng diện tích tự nhiên là: 18.054,5ha; diện tích đất nông nghiệp là rất lớn:12.896ha (71,4%); đất chuyên dùng là 3.198 ha, chiếm 17,7%; đất ở chiếm 873 ha, chiếm 4,8%; đất khác là 1.087 ha, chiếm 6,1%.

Đất đai của Vĩnh Bảo được hình thành chủ yếu do việc bồi tụ phù sa của Sông Thái Bình và hệ thống Sông Hồng, đất đai của Vĩnh Bảo mang sắc thái giao lưu giữa hai bên phù sa của hệ thống sông nói trên, khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển một tập đoàn cây trồng phong phú, đa dạng như: lúa, ngô khoai, cói, đậu tương, dưa hấu, bí đỏ, cà chua...

Vĩnh Bảo là huyện đồng bằng, không có đồi núi, có địa hình tương đối bằng phẳng, đất có thành phần cơ giới nhẹ chiếm tới 40% và phân bố tập trung ở một số khu vực thượng nguồn Sông Hoá, Sông Luộc thuận lợi cho việc canh tác 3 vụ và trong tương lai là cơ sở để phát triển các vùng cây tập trung, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản.

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Vĩnh Bảo năm 2003 Đơn vị: ha Hạng mục Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích 18.054 100 I- Đất nông nghiệp 12.896 71,4 II- Đất chuyên dùng 3.198 17,7 III- Đất ở 873 4,8 IV- Đất khác 1.087 6,1

Nguồn: Số liệu của Phòng Thống kê huyện Vĩnh Bảo

2.1.1.3. Tài nguyên nước

Ngoài các con sông lớn tự nhiên bao quanh huyện như Sông Thái Bình, Sông Hoá, Sông Luộc, huyện còn có hệ thống sông đào như: Sông Chanh Dương, sông Kinh Đông... đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu, đồng thời còn là nơi cung cấp đánh bắt hải sản, cung cấp phù sa cho đồng ruộng, tạo ra các bãi bồi để nuôi trồng thuỷ sản và hệ thống sông ngòi này góp phần làm phong phú thêm hệ thống giao thông của huyện Vĩnh Bảo.

2.1.1.4. Khí hậu

Vĩnh Bảo mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của biển nên hình thành hai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh, khô hanh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa hè nóng ẩm.

2.1.1.5. Tài nguyên du lịch

Vĩnh Bảo là vùng đất văn vật, có nguồn tài nguyên nhân văn rất quan trọng đối với phát triển du lịch, Vĩnh Bảo là vùng đất tập trung khá nhiều các di tích lịch sử văn hoá, nổi bật là quê hương của Trạng Trình - Nguyễn Bỉnh Khiêm, cây đại thụ nền văn hoá Việt Nam thế kỷ thứ XVI. Vĩnh Bảo còn có nhiều môn nghệ thuật mang đậm sắc thái dân tộc như rối nước, rối cạn, chơi pháo đất ngày tết... có sức hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước.

Do là huyện đồng bằng nên huyện Vĩnh Bảo rất khan hiếm nguồn tài nguyên khoáng sản (nếu có thì rất nhỏ không đủ để đầu tư khai thác). Đây là một trong những nhân tố tác động mạnh mẽ đến cơ cấu kinh tế của huyện, đặc biệt là cho phát triển các cơ sở công nghiệp.

2.1.2. Đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá

* Đặc điểm về dân số - lao động

Huyện Vĩnh Bảo có gần 100 ngàn người trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng 51% tổng số dân, trong đó lao động nông nghiệp vẫn là chủ yếu, chiếm khoảng 85% tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế của huyện, chất lượng nguồn lao động nhìn chung còn hạn chế, lao động phổ thông chiếm đại bộ phận, để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì vấn đề đào tạo mới và đào tạo lại nguồn lao động đang trở thành cấp bách.

Bảng 2.2: Dân số - lao động của huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng Đơn vị tính: người.

Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

I- Tổng dân số 185.534 185.419 185.345

II- Tổng số hộ 49.652 49.659 49.663

1. Hộ nông nghiệp 44.450 44.451 44.452

2. Hộ phi nông nghiệp 5.202 5.208 5.211

III -

Tổng số lao động 96.600 95.630 95.698

1. Lao động nông nghiệp 86.455 85.632 85.648 2. Lao động phi nông

nghiệp

10.145 9.998 10.050

Qua số liệu thống kê các năm ở bảng trên, dân số của huyện Vĩnh Bảo khá đông, bình quân là 103 người/km2. Tốc độ tăng dân số những năm gần đây (2001 - 2003) tương đối thấp và chủ yếu là dân bản xứ, tỷ lệ tăng cơ học không đáng kể.

Nhìn vào Bảng 2.2, ta thấy số hộ toàn huyện qua các năm thay đổi không đáng kể, trung bình là 49.658 hộ, nhưng trong số đó hộ nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, trung bình là 89,6%.

Lực lượng lao động năm 2002 là 95.630 người, giảm so với năm 2001 là 970 người. Trong đó lao động nông nghiệp chiếm 89,5% và lao động phi nông nghiệp là 10,5% (năm 2001). Như vậy, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao gần 90%, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

*Giáo dục, y tế, văn hoá

Giáo dục - đào tạo là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng nhằm đào tạo nguồn trí thức cho cả nước nói chung và huyện Vĩnh Bảo nói riêng, vì vậy công tác giáo dục - đào tạo được huyện quan tâm đầu tư, xây dựng. Nền giáo dục của huyện trong những năm qua có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, góp phần nâng cao dân trí. Đảng bộ huyện đã tập trung chỉ đạo công tác giáo dục từ cấp mầm non đến Phổ thông trung học. Năm 2002 - 2003, huyện đã có 02 trong 05 trường PTTH đạt trường chuẩn quốc gia.

Ngoài 05 trường PTTH, huyện đã xây dựng 02 trường bán công, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên, 30 xã, thị trấn của huyện đã có trường mẫu giáo, tiểu học, THCS. Năm học 2002 - 2003, tổng số lớp học (từ mẫu giáo đến THCS) là 1.349 lớp, bằng 41.641 học sinh, số giáo viên là 1.873 giáo viên.

Bảng 2.3: Thống kê về trường, lớp, giáo viên, học sinh huyện Vĩnh Bảo năm 2003

Cấp học Mẫu giáo Tiểu học THCS

Số trường 30 31 31

Số lớp 372 548 429

Số giáo viên 379 671 823

Số học sinh 8.479 16.557 16.605

Nguồn: Số liệu của Phòng Thống kê huyện Vĩnh Bảo

Số liệu bảng trên cho thấy, trung bình mỗi xã, thị trấn đều có 01 Trường Mầm non, tiểu học và THCS, với số lớp học tương đối đầy đủ.

Mặc dù số trường, lớp đã đầy đủ nhưng cơ sở vật chất còn thiếu và cũ kỹ, lạc hậu. Đồ dùng học tập, thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công tác giảng dạy còn ít, học sinh và giáo viên chỉ học chay bằng lý thuyết, số giờ thực hành rất ít và nếu có thì học sinh chỉ biết sơ qua. Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì việc đào tạo về ngoại ngữ và tin học là rất cần thiết nhưng đến nay cả huyện chỉ có một số trường tiến hành giảng dạy, chủ yếu là học sinh THCS và THPT nhưng cơ sở vật chất thiếu đồng bộ, máy vi tính thì cũ, chất lượng kém, giờ thực hành ít, do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học của học sinh, hạn chế sự tiếp xúc, mở rộng hiểu biết của học sinh.

* Y tế

Bệnh viện huyện Vĩnh Bảo là trung tâm y tế lớn nhất của huyện, với tất cả các khoa, các bộ phận. Năm 2005 huyện đã xây dựng thêm trung tâm đa khoa và đầu tư trang thiết bị như: Máy chụp X quang, máy soi, máy siêu âm,... để phục vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong huyện. Hiện nay, số phòng và giường bệnh đầy đủ, sạch sẽ. Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được mở rộng, 100% xã, thị trấn đều có Trạm xá.

Bảng 2.4: Số cán bộ y tế huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng

Tổng Bác sĩ Y sĩ Y tá Nữ hộ sinh

322 57 122 58 37

Nguồn: Phòng thống kê huyện Vĩnh Bảo

Tổng số cán bộ y tế là 322 người, nhưng số bác sĩ thấp (57 người), chiếm 17,7%, như vậy trung bình cứ 1.000 người dân thì có 1,7 cán bộ y tế, trong đó 0,3 bác sĩ. Qua số liệu trên cho thấy mức độ người dân được chăm sóc y tế còn thấp. Mặc dù đã được đầu tư trang thiết bị và mở rộng hệ thống y tế tới tất cả các xã, thị trấn nhưng cơ sở vật chất phục vụ y tế còn thiếu thốn, đặc biệt là ở các Trạm y tế xã thiếu cả về cán bộ lẫn thiết bị y tế. Chủ yếu là các y tá và họ làm những công việc đơn giản như sơ cứu, cấp phát thuốc. Trung tâm y tế huyện còn thiếu máy móc, thiết bị hiện đại để chuẩn đoán, điều trị bệnh. Điều nảy ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho người dân, dẫn đến chi phí khám chữa bệnh cao vì nếu mắc bệnh nặng họ phải ra tuyến trên.

* Cơ sở hạ tầng

Về giao thông

Mạng lưới giao thông đường bộ huỵên Vĩnh Bảo phân bố khá hợp lý, nên đã tạo được mạng lưới giao thông tương đối đồng bộ, quốc lộ 10 chạy qua địa bàn huyện Vĩnh Bảo từ cầu Quý Cao đến cầu Nghìn, tuy không dài, nhưng là trục giao thông chính của huyện. Quốc lộ 10 được cải tạo nâng cấp thành đường cấp 3 vùng đồng bằng, nên đường rộng 12 mét, kết cấu mặt đường là cấp cao chủ yếu, tốc độ thiết kế là 80 km/h.

Tỉnh lộ 17 thuộc huyện Vĩnh Bảo dài 24 km bắt đầu từ bến phà Ninh Giang (Bến Chanh Chử) đến cống 1 xã Trấn Dương, đường 17 là trục đường chính của huyện, xuyên suốt chiều dài của huyện theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đường chạy qua 50% số xã của huyện, phía Nam của tuyến đường nay

sông Hoá và mở rộng bến phà Ninh Giang làm cho sự giao lưu giữa huyện Vĩnh Bảo, huyện Thái Thuỵ (có cảng biển Diêm Điền) của tỉnh Thái Bình với Hải Phòng - Hải Dương - Hà Nội được phát triển mạnh mẽ từ đó tuyến đường 17 không chỉ riêng là đường tỉnh lộ mà còn mang tính chất là đường liên tỉnh. Toàn huyện đã trải nhựa được 185 km đường trục huyện và đường trục xã, đã hoàn thành dự án dải nhựa đường 17A, có 100% số xã có đường ô tô vào trung tâm xã; đường liên thôn được bê tông cấp phối trên 200 km.... đã góp phần tạo sự thuận lợi trong giao lưu trao đổi văn hoá, kinh tế giữa các vùng trong huyện và với các tỉnh lân cận.

Thuỷ lợi

Hệ thống thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp khá hoàn chỉnh, tổng diện tích đất làm thuỷ lợi của huyện là 1.436 ha (không tính sông lớn tự nhiên bao quanh huyện) nhờ có hệ thống sông bao bọc nên việc cung cấp nước tưới tiêu cho các vùng trên địa bàn huyện tương đối thuận lợi công trình đầu mối tưới gồmcó cống Chanh Chử, cống Ba Đồng một và cống Ba Đồng hai, cống Đồng Ngừ, lấy nước sông cung cấp vào hệ thống kênh chính cung cấp nước tưới cho sản xuất thông qua một hệ thống các kênh mương trục chính như kênh Chanh Dương chạy dọc huyện dài 25,5 km, kênh Ba Đồng dài 7,5 km và kênh Đơn dài 3,5 km, kênh Bạch dài 6,5 km, kênh Chanh Chử dài 7,5 km, kênh An Ninh dài 8 km ngoài ra trên địa bàn huyện còn có một hệ thống kênh cấp một gồm 17 tuyến với tổng chiều dài 85,4 km và hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ cấp thoát nước, tại các cửa kênh mương ra các sông lớn có một số cống tiêu nước như cống một (Trấn Dương), cống Bích Động, công Đơn và 3 trạm bơm tiêu lớn ở 3 vùng là trạm bơm Thượng Đồng (14 máy công suất 4000 m3/ h). Trạm bơm Cộng Hiền, 04 máy công suất 4.000m3/h; Trạm bơm Xi Phông Gò Công (công suất 5,6 m3/h). Ngoài ra trên địa bàn huyện có tổng cộng 141 trạm bơm nhỏ nội đồng phục vụ tưới cục bộ, tuy vậy đối với các vùng trồng rau màu hệ thống thuỷ lợi hiện tại chưa đáp

ứng được việc chủ động cung cấp nước cũng như tiêu nước đối với diện tích rau màu.

Hệ thống điện

Hệ thống điện nông thôn đã phủ đều khắp 30 xã và thị trấn trong huyện với 100% số hộ được sử dụng điện. Năm 2000 đã nâng cấp trạm biến thế trung gian lên 110 kw công suất 25.000 KVA và cải tạo lưới điện sinh hoạt nông thôn cho xã Hòa Bình và thị trấn Vĩnh Bảo, còn lại hệ thống điện đã được xây dựng từ lâu nay đã xuống cấp, hệ thống mạng lưới cung cấp điện hiện tại đủ phục vụ nhu cầu tiêu dùng dân cư với cơ cấu tiêu dùng hiện tại chủ yếu cho sinh hoạt song do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đồng thời ngày càng đáp ứng đời sống dân sinh cho nhân dân thì cần phải được đầu tư cải tạo cơ bản hệ thống mạng lưới điện hiện tại.

Hệ thống cấp thoát nước

Hệ thống cung cấp nước sạch cho sinh hoạt dân cư mới được phát triển cung cấp cho người dân thuộc khu vực thị trấn Vĩnh Bảo, các khu vực dân cư nông thôn người dân tự giải quyết nguồn cung cấp sinh hoạt với trên 80% số hộ sử dụng nước giếng khoan, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải hầu như chưa có, nước thải sinh hoạt và sản xuất, chảy tự do vào các kênh tiêu nước, do vậy nó không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề bảo vệ nuôi trồng mà còn đe dọa ô nhiễm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Cơ sở dịch vụ sản xuất nông nghiệp

- Trên địa bàn huyện có Công ty giống cây trồng cùng với hệ thống dịch vụ sản xuất nông nghiệp bao gồm: Trạm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật, trạm thú y và hệ thống dịch vụ của 30 hợp tác xã nông nghiệp trong huyện. Hàng năm đã cung ứng đủ các loại giống cây trồng mới cho các hộ nông dân theo đặc điểm sinh thái của các tiểu vùng sản xuất. Mạng lưới dịch

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp xóa đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Bảo – thành phố Hải Phòng (Trang 26 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w