Những giải pháp bổ trợ khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 77 - 121)

Bên cạnh những giải pháp cụ thể cho 3 nhân tố chính của bài nghiên cứu, chúng tôi cũng đưa ra một số giải pháp nâng cao khả năng thu hút vốn ngoại vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo chúng tôi, đây không phải là những giải pháp tình thế mà trong tương lai Chính phủ cũng cần thực hiện thường xuyên cũng như những sửa đổi bổ sung cho phù hợp với đặc điểm từng thời kỳ.

Thứ nhất, xây dựng và thực hiện chiến lược thu hút vốn và đầu tư có trọng điểm để phát triển nền kinh tế

Thực tiễn phát triển TTCK Việt Nam (trong đó có việc thu hút đầu tư FPI) thời gian qua cho thấy, sự lúng túng, bất cập trong hoạch định và thực hiện chiến lược, cũng như kế hoạch phát triển TTCK nói chung và thu hút FPI nói riêng. Trong 15 - 20 năm tới, khi mục tiêu tăng trưởng kinh tế đặt ra hàng năm là 8 - 8,5%, nhu cầu vốn sẽ rất lớn, trong khi kênh huy động vốn truyền thống không thể đáp ứng được thì việc thu hút FPI là rất cần thiết. Và việc định hướng nguồn vốn này vào lĩnh vực gì để tạo nên sự bứt phá là điều vô cùng quan trọng. Lĩnh vực cần phải ưu tiên hàng đầu là đầu tư cho công nghệ cao và đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Thực tế, việc này cũng đã có định hướng của Chính phủ, song chưa có những chính sách khuyến khích thiết thực với những biện pháp cụ thể có tính bứt phá nên chưa có sự phát triển mạnh mẽ. Tuy vậy, cũng cần hiểu rằng, đầu tư vào khoa học công nghệ cao đòi hỏi nhiều vốn, thời gian thu hồi được vốn rất lâu, mức độ rủi ro cao nên cần phải có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ tài chính đối với những nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này.

Thứ hai, tạo dựng hành lang pháp lý đầy đủ và đồng bộ để thu hút và quản lý nguồn vốn này

Việc ban hành các văn bản pháp lý và cơ chế chính sách về FPI, trước hết là thể chế FPI liên quan đến thị trường tài chính nói chung và đến nhà ĐTNN nói riêng phải được chuẩn hóa với một môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, đảm bảo quyền

và nghĩa vụ của các nhà đầu tư cũng như các chủ thể liên quan. Ngoài ra, cần tiến hành hoàn chỉnh các quy định hiện hành, so sánh với các quy định của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các quy định của WTO cũng như những cam kết song phương và đa phương của Việt Nam nhằm đảm bảo một hành lang pháp lý an toàn, ổn định và dài hạn, tạo điều kiện tốt cho các dòng đầu tư gián tiếp từ nước ngoài vào thị trường trong nước.

Thứ ba, tăng cường tính minh bạch của thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp cổ phần

Trước hết, cần xây dựng, triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế về quản lý và điều hành doanh nghiệp. Nhanh chóng ban hành quy chế về quản trị công ty niêm yết trên TTCK, hệ thống công bố thông tin công khai theo các chuẩn mực quốc tế. Đồng thời, áp dụng các chuẩn mực về thông lệ tốt nhất trong quản trị công ty, tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp tham gia TTCK. Thông lệ quản trị công ty tốt tạo ra tính hiệu quả của vốn đầu tư và hạn chế rủi ro. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức và xây dựng cơ chế bắt buộc các doanh nghiệp phải áp dụng các chuẩn mực quản trị và điều hành, các bộ tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế. Tiếp đến, cần có những biện pháp triển khai đồng bộ hệ thống chuẩn mực kinh tế và kiểm toán mới vào thực tế, biến chúng trở thành văn hóa kinh doanh của từng doanh nghiệp, làm cầu nối thông tin giữa TTCK trong nước và thị trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà ĐTNN có đủ tự tin đầu tư vào Việt Nam. Hệ thống kế toán và công bố thông tin hoàn thiện hơn sẽ giúp các nhà ĐTNN đầu tư tốt hơn.

Thứ tư, xếp hạng tín nhiệm để thu hút đầu tư

Việt Nam cần phải coi định mức tín nhiệm như một công cụ hỗ trợ đầu tư, góp phần tăng cường tính minh bạch, chất lượng của các công ty trong nước cũng như mức độ tín nhiệm quốc gia của Việt Nam trong con mắt các nhà đầu tư quốc tế. Do đó, cần có biện pháp thúc đẩy sự ra đời và hoạt động của các tổ chức phân hạng tín nhiệm của

Việt Nam. Nhà nước với vai trò “bà đỡ” cần đứng ra thành lập các tổ chức phân hạng tín nhiệm. Tuy nhiên, điều kiện thị trường vốn Việt Nam còn nhỏ bé và định mức tín nhiệm còn là một khái niệm hết sức mới mẻ thì các tổ chức định mức tín nhiệm ở Việt Nam chỉ nên triển khai một số nghiệp vụ cơ bản, cần thiết cho sự phát triển của thị trường vốn trong nước như: xếp hạng các công cụ nợ dài hạn, bao gồm việc xếp hạng tổ chức phát hành nợ dài hạn và xếp hạng đợt phát hành nợ dài hạn; xếp hạng tiền gửi và khả năng tài chính của các ngân hàng thương mại quốc doanh và thương mại cổ phần Việt Nam; xếp hạng các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn đã và đang tiến hành cổ phần hóa, các doanh nghiệp đang niêm yết trên TCK Việt Nam; xếp hạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) của Việt Nam.

Thứ năm, thực thi chính sách mở cửa thu hút vốn

Trước hết, cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến khuyến khích ĐTNN và đầu tư nói chung. Bao gồm:

 Nới lỏng, tối đa hóa mức khống chế tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán của các nhà FPI trong các doanh nghiệp cổ phần Việt Nam hoạt động thuộc các ngành nghề, lĩnh vực cho phép đầu tư 100% vốn trực tiếp nước ngoài.

 Thu hẹp đối tượng ngành nghề Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn hoặc nắm giữ cổ phần chi phối.

 Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa các DNNN lớn và giảm thiểu tỉ lệ nắm giữ cổ phần của Nhà nước cũng như của các nhà đầu tư sáng lập trong các doanh nghiệp này.

 Hoàn thiện các quy định liên quan về việc chuyển đổi giữa các loại hình, phương thức đầu tư một cách thuận tiện, nhanh chóng.

 Cần có chính sách ưu đãi đặc biệt (trước hết là chính sách thuế và giảm chi phí đầu vào, chi phí vận hành) để phát triển các công ty cổ phần đa sở hữu tổ chức

theo quy mô tập đoàn kinh tế, công ty mẹ - con, hoạt động xuyên quốc gia và các quỹ đầu tư, trong đó có quỹ đầu tư mạo hiểm và các quỹ đại chúng, các quỹ đầu tư có vốn nước ngoài...

Thứ sáu, tạo sân chơi bình đẳng và tăng khả năng hấp thụ vốn FPI một cách hiệu quả

Khả năng thẩm thấu FDI của khối các DNNN được cổ phần hoá còn rất mỏng trong khi đây lại là khu vực có tiềm năng nhất. Vì thế, muốn tăng khả năng hấp thụ nguồn vốn FPI phục vụ phát triển kinh tế, không có cách nào khác là phải đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn. Đối với các doanh nghiệp mà Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối, phải mạnh dạn bán cổ phần rộng rãi kể cả cho các nhà ĐTNN để vừa thu hút vốn từ bên ngoài, vừa là tiền đề để cải thiện tình trạng lãng phí, trì trệ, kém hiệu quả của khối doanh nghiệp này. Song song với việc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, cần phải có biện pháp thúc đẩy các doanh nghiệp cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch và phát triển hoạt động giao dịch thứ cấp trên TTCK Việt Nam.

Thứ bảy, điều tiết sự di chuyển của dòng vốn đầu tư gián tiếp

Để điều tiết được sự di chuyển của dòng vốn FPI, người ta có thể áp dụng một loạt các chính sách khác nhau từ điều tiết tỷ giá hối đoái, thắt chặt tài chính và kiểm soát vốn cho tới việc điều tiết thận trọng đối với hệ thống ngân hàng và xây dựng hệ thống thu thập và xử lý thông tin về sự di chuyển vốn nước ngoài ra và vào trong nước, bằng các biện pháp hành chính hoặc mang tính thị trường hoặc kết hợp cả hai. Việt Nam cần thận trọng trong việc thiết lập một hình thức điều tiết cụ thể (có thể là công cụ tỷ giá, có thể là công cụ thuế...), song cần tránh gây ra sự hiểu lầm để dẫn đến việc nhà đầu tư rút vốn ồ ạt, gây bất ổn cho thị trường tài chính.

Cần tăng cường phối hợp giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và chính sách thu hút vốn FPI; nâng cao sự phối hợp giữa các cơ quan ngân hàng - tài chính - chứng khoán trong việc quản lý các dòng vốn nhằm đảm bảo sự an toàn, vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính. Bên cạnh đó, áp dụng các biện pháp kiểm soát các dòng vốn vào và dòng vốn ra trong những trường hợp cần thiết nhằm giảm áp lực đối với tỷ giá thực tế, đối phó với các biểu hiện méo mó của thị trường tài chính hoặc giảm tính dễ dịch chuyển của vốn gây mất ổn định kinh tế.

 Tóm lại, các biện pháp nêu trên liên quan đến nhiều lĩnh vực từ hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, đến ban hành thể chế, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát... Để thu hút FPI có hiệu quả, và quản lý được nguồn vốn này cần sự nỗ lực cao của nhiều Bộ, ngành trên cơ sở nhận thức rõ rằng: hiệu quả của FPI luôn đi kèm những thách thức nảy sinh từ chính FPI.

Kết luận chương 3

Kinh tế thế giới đã khởi sắc sau khủng hoảng, kinh tế trong nước cũng đã phục hồi nhưng Việt Nam đang đứng trước những khó khăn trong ổn định các nhân tố thị trường của nền kinh tế. Dòng FPI được dự báo có rất nhiều tiềm năng và không ít thách thức. Cùng với các biện pháp khác, chính sách ổn định tỷ giá, kiềm chế lạm phát, cải thiện thị trường tài chính là những yêu cầu bức thiết nếu không muốn lỡ mất cơ hội thu hút vốn. Tuy không có tác động trực tiếp lên FPI trong quá khứ nhưng việc có được các chính sách tỷ giá- lãi suất phù hợp sẽ giúp ổn định kinh tế vĩ mô, tạo them niềm tin cho nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.

KẾT LUẬN

Việc phát triển TTCK nói chung và thu hút vốn ngoại vào TTCK nói riêng là những vấn đề đáng được quan tâm, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam luôn cần hấp thụ nhiều vốn đầu tư để thực hiện các hoạt động sản xuất- kinh doanh. Là một trong những nhân tố đầu vào của nền kinh tế, qua phân tích, vốn FPI giữ một vị trí quan trọng góp phần tăng trưởng kinh tế vĩ mô trong tương lai. Vì vậy, các chính sách về duy trì và thu hút vốn FPI vào TTCK Việt Nam nên được chú trọng triển khai. Các nhân tố thị trường: tỷ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát, như đã nói có những ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thu hút vốn ngoại vào chứng khoán. Trong thời gian này, cần có những biện pháp thích hợp để ổn định lại ngay tình hình kinh tế vĩ mô nếu không muốn cơ hội thu hút đầu tư qua đi, cũng như làm tăng khả năng đảo chiều dòng vốn ngoại. Trong 3 nhân tố thị trường thì tỷ giá hối đoái tuy không có ý nghĩa thống kê nhưng vẫn là nhân tố cần được quan tâm. Chính vì vậy, ổn định tỷ giá, kết hợp với kiềm chế lạm phát, nới lỏng chính sách tín dụng (điều chỉnh lãi suất) sẽ tạo cho nhà ĐTNN niềm tin về một môi trường đầu tư tốt khi đỗ vốn vào TTCK Việt Nam.

Hạn chế của đề tài nằm ở phần kiểm định tác động của tỷ giá hối đoái đến lượng vốn FPI vào chứng khoán. Do TTCK Việt Nam còn non trẻ, công tác thu thập số liệu vốn ngoại trên TTCK khó khăn, dẫn đến kết quả thực nghiệm không đạt được ý nghĩa thống kê như mong đợi. Bên cạnh đó, hạn chế của kết quả thống kê cũng có thể do chuỗi dữ liệu tỷ giá hối đoái danh nghĩa còn chứa đựng yếu tố lạm phát nhưng không được phát hiện trong kiểm định đa cộng tuyến với chỉ số giá tiêu dùng của mô hình hồi quy bội.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

BẢNG SỐ LIỆU CỦA CÁC CHỈ TIÊU LIÊN QUAN ĐẾN DÒNG VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Bảng 1: Quy mô giao dịch tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM từ năm 2000 đến năm 2006.

NĂM KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH (nghìn CP)

GIÁ TRỊ GIAO DỊCH (triệu đồng) 2000 3,663 3,663 92,357.484 92,357.484 2001 19,722 19,722 1,034,721.064 1,034,721.064 2002 37,008.89 37,008.89 1,080,891.076 1,080,891.076 2003 53,156.14 53,156.14 2,998,321.487 2,998,321.487 2004 248,072 248,072 19,887,150.3 19,887,150.3 2005 353,070 374,275 26,877,958.8 27,220,393.33 2006 1,120,782 1,284,982 86,829,273.29 97,748,475.78

(Nguồn: Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM)

Bảng 2: Số lượng các công ty cổ phần hóa từ năm 1992 đến năm 2006.

Năm Số lượng công ty CPH

1992-96 3

12/98 86 1999 249 2000 212 2001 198 2002 139 2003 538 2004 753 2005 720 2006 576 (Nguồn: Tổng Cục Thống Kê )

Bảng 3: Quy mô giao dịch tại Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội trong năm 2005 và 2006.

2005 2006

Khối lượng giao dịch (nghìn CP) 353,070 1,120,782

Hà Nội 21,205 164,200

Toàn thị trường 374,275 1,284,982

Gía trị giao dịch (triệu đ) 26,877,959 86,829,273

Hà Nội 342,435 10,919,202

Toàn thị trường 27,220,393 97,748,476

(Nguồn: Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội)

Bảng 4: Quy mô khối lượng giao dịch của nhà ĐTNN từ năm 2000 đến năm 2006.

Thời gian 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Sàn TP. HCM 3,663 19,722 37,009 53,156 248,072 353,070 1,120,782 Sàn HN 21,205 164,200 Toàn thị trường 3,663 19,722 37,009 53,156 248,072 374,275 1,284,982 Nhà ĐTNN mua 161.6 3,700 3,376 19,294 37,040 192,103 Nhà ĐTNN bán 45 868 332 4,708 26,451 102,780 Nhà ĐTNN TP.HCM 0 206.6 4,568 3,708 24,002 63,491 294,883 Nhà ĐTNN HN 875 8,494 Nhà ĐTNN 0 207 4,568 3,708 24,002 64,366 303,377 Tỷ trọng 0.00% 1.05% 12.34% 6.98% 9.68% 17.20% 23.61%

(Nguồn: Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM và Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội)

Bảng 5: Tỷ trọng giá trị giao dịch của nhà ĐTNN từ năm 2000 đến năm 2006.

GIÁ TRỊ GIAO DỊCH (triệu đồng)

Thời gian 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Sàn TP. HCM 92,357 1,034,721 1,080,891 2,998,321 19,887,150 26,877,959 86,829,273 Sàn Hà Nội 342,435 10,919,202 Toàn thị trường 92,357 1,034,721 1,080,891 2,998,321 19,887,150 27,220,393 97,748,476

Nhà ĐTNN mua 12,100 107,238 99,763 942,592 2,491,594 17,021,147 Nhà ĐTNN bán 2,365 25,228 6,024 304,770 2,276,778 9,443,462 Nhà ĐTNN TP.HCM 0 14,465 132,467 105,787 1,247,363 4,768,372 26,464,609 Nhà ĐTNN Hà Nội 11,344 472,552 Nhà ĐTNN 0 14,465 132,467 105,787 1,247,363 4,779,716 26,937,161 Tỷ trọng 0.00% 1.40% 12.26% 3.53% 6.27% 17.56% 27.56%

(Nguồn: Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM và Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội)

Bảng 6: Tỷ trọng vốn FPI/FDI từ năm 2001 đến năm 2006.

TỶ TRỌNG FPI/FDI 2001-2006

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Tỷ trọng FPI/FDI 0,5% 1,2% 2,3% 3,7% 17,5% 15,8%

(Nguồn: Bộ Tài Chính)

Bảng 7: Quy mô khối lượng giao dịch của nhà ĐTNN từ năm 2007 đến năm 2010.

Thời gian Toàn thị trường ĐTNN mua ĐTNN bán

Q1/2007 671,888,015 116,771,490 77,040,564 Q2/2007 463,119,188 77,070,941 38,733,860 Q3/2007 480,245,323 80,812,286 40,793,796 Q4/2007 774,270,279 111,279,335 67,315,020

Q1/2008 739,917,519 81,777,706 53,236,058 Q2/2008 456,419,656 111,347,330 37,863,251 Q3/2008 1,255,469,148 184,905,261 173,453,859 Q4/2008 952,591,107 103,409,126 169,131,227 Q1/2009 711,588,107 79,568,001 87,897,621 Q2/2009 2,963,778,488 186,185,099 205,377,151 Q3/2009 3,440,902,166 217,289,373 211,756,992 Q4/2009 3,973,142,732 255,673,452 199,384,537 Q1/2010 2,465,448,830 177,151,360 153,441,710 Q2/2010 2,952,289,348 224,466,956 165,704,766 Q3/2010 2,784,754,131 203,897,481 159,842,308 Q4/2010 3,089,965,509 390,346,012 260,855,061

(Nguồn: Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM)

Bảng 8: Tỷ trọng giá trị giao dịch của nhà ĐTNN trên sàn GDCKTPHCM từ năm 2007- 2010.

Thời gian Toàn thị trường ĐTNN (mua) ĐTNN (bán) NĐTNN Tỷ trọng GTGD Q1/2007 70,919.0 18,345.4 10,697.3 29,042.7 40.95% Q2/2007 51,816.0 10,761.3 5,637.4 16,398.7 31.65% Q3/2007 51,046.0 10,248.5 5,482.0 15,730.4 30.82% Q4/2007 89,274.0 13,600.2 8,155.7 21,755.9 24.37% Q1/2008 55,627.0 6,769.7 4,520.6 11,290.3 20.30% Q2/2008 21,732.0 5,760.5 2,042.3 7,802.7 35.90%

Q3/2008 46,272.0 9,963.1 8,166.4 18,129.5 39.18% Q4/2008 28,859.0 4,061.5 6,725.6 10,787.0 37.38% Q1/2009 15,163.0 2,227.8 2,180.3 4,408.2 29.07%

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 77 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)