rõ ràng.Mọi thành phần kinh tế,mọi công dân được dầu tư kinh doanh theo các hình thức tự do của luật định và được pháp luật bảo vệ.Thực hiện chủ trương trên các luật doanh nghiệp ,luật thương mại,luật đầu tư nước ngoài sửa đổi…đã tạo một bước thay đổi rất lớn trong cải cách thể chế kinh tế dẫn đến sự gia tăng đáng kể của các chủ thể sản xuất và kinh doanh vào hệ thống phân phối hàng hóa .
Ngày càng có sự tham gia mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia tham gia vào hệ thống phân phối hàng hóa Việt Nam .
Các tập đoàn kinh doanh bán lẻ hàng hóa tiêu dùng đang tiến bước ồ ạt vào thị trường Việt Nam chẳng hạn như Wall-mart của Mỹ,Metro của Đức…
Hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam ngày càng lớn mạnh và liên thông hơn.
3.1.1.2.Những dự báo về nhu cầu tiêu thụ xe máy ở Việt Nam
Thị trường xe máy Việt Nam đang là mảnh đất “màu mỡ” cho các hãng. Số liệu thống kê từ Hiệp hội xe đạp-xe máy Việt Nam, năm 2006 tiêu thụ xe máy cả nước đạt 2,2 triệu xe. Theo dự báo của Viện Chiến lược-Chính sách Công nông, đến năm 2010 cả nước có khoảng 25 triệu xe máy, 2015 khoảng 31 triệu xe, và 2020 khoảng 35 triệu chiếc. Tức trong 15 năm nữa, lượng xe máy sẽ tăng gấp đôi hiện nay. Ở góc độ kinh doanh, lập luận của các nhà sản xuất cho rằng, so với các nước quanh khu vực Đông Nam Á và điễn hình là Thái Lan, tính bình quân đầu người/xe thì ở Việt Nam tỷ lệ này vẫn còn thấp (ở Thái Lan trung bình khoảng 3 người/xe, còn ở ta là khoảng 6 người/xe).
Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất xe máy trong nước cho rằng: “So với mức trên thì ở nước ta phải đến 32 triệu xe máy thì mới bão hòa, còn hiện nay mới hơn 17 triệu chiếc thì chưa là vấn đề...”. Có lẽ thế, nên trong quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển Công nghiệp xe máy Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 của Bộ Công Nghiệp,
cũng đã xem và đề ra lộ trình cụ thể sản xuất xe máy là một bộ phận phát triển chiến lược cho ngành công nghiệp trong nước. Theo dự báo của Hiệp hội ôtô - xe máy - xe đạp Việt Nam, với tốc độ tiêu thụ đang tăng mạnh như hiện nay, năm 2008 lượng xe máy tiêu thụ có thể đạt tới 2,5 triệu chiếc, trong đó các doanh nghiệp trong nước có mức tiêu thụ khoảng 800.000 chiếc (bằng năm 2006), còn lại là của các doanh nghiệp FDI và xe nhập khẩu. Riêng Công ty Honda Việt Nam năm nay sẽ đạt sản lượng 1 triệu xe, Yamaha Việt Nam đạt gần 400.000 xe, SYM và Suzuki đạt trên 200.000 xe và khoảng 100.000 xe nhập khẩu. Tính riêng trong tháng 10/2007 vừa qua, Công ty Honda Việt Nam đã bán được 103.000 xe máy các loại, so với tháng 9/2007 tăng 5.000 xe, còn so với tháng 10/2006 tăng tới hơn 30.000 xe.Sau Honda là Yamaha Việt Nam. Tháng 10/2007, lượng xe bán ra của doanh nghiệp này là hơn 40.000 xe, tăng 3.000 chiếc so với tháng 9/2007.
Với mẫu xe tay ga Attila Elizabeth của SYM thời gian qua rất ăn khách, trên thị trường tự do, giá chiếc xe này thường cao hơn 2-3 triệu so với giá công bố của nhà sản xuất, nhưng nay do nguồn cung dè chừng để đưa xe bán chạy và xe bán chậm vào cùng định mức bán.
Ông Mai Huy - Phó Giám đốc Kinh doanh Công ty cổ phần Xe máy Hoalam - Kymco cho biết, trong tháng qua, tiêu thụ xe máy của công ty này đã tăng gần 20%, chủ yếu là các mẫu xe tay ga. Cũng theo ông Huy, nhu cầu về xe từ nay đến Tết Nguyên đán vẫn tăng mạnh và Hoalam - Kymco sẽ cho ra đời mẫu xe tay ga mới 110cc để thu hút khách hàng. Theo ông Đinh Quang Tuấn - Giám đốc Marketing của Yamaha Việt Nam thì việc tiêu thụ xe máy thường tăng mạnh vào dịp cuối năm. Năm nay việc tiêu thụ tăng khá đột biến với nhiều mẫu xe mặc dù có lũ lớn diễn ra liên tiếp tại miền Trung nhưng hầu như không ảnh hưởng gì mà ngược lại thị trường xe máy cuối năm đang rất sôi động. Nhưng cũng theo ông Tuấn những mẫu xe máy rẻ tiền tiêu thụ không tăng mà còn có xu hướng giảm. Mặc dù nhu cầu tăng mạnh nhưng các doanh nghiệp xe máy 100% vốn trong nước vẫn đang đứng ngoài cuộc. Ông Lê Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội ôtô - xe máy - xe đạp Việt Nam cho biết chỉ một vài doanh nghiệp xe máy như Sufat là có tăng lượng xe tiêu thụ còn lại các doanh nghiệp khác vẫn gặp khó khăn. Những chiếc xe có giá bán 6-8 triệu đồng
thực sự tiêu thụ chậm. Hiện nay trên thị trường Việt Nam, nhiều loại xe gắn máy của Trung Quốc sản xuất tiêu thụ khá chậm, dù giá đã giảm khoảng 20-30% so với năm 2006 vừa qua.
Theo nhiều cửa hàng kinh doanh xe gắn máy, nhiều loại xe Trung Quốc đang ở mức 5-8 triệu đồng/chiếc. Mẫu mã các loại xe rất đa dạng và đẹp nhưng sức mua yếu, do người tiêu dùng hiện nay chuộng các dòng xe của các liên doanh mang nhãn hiệu: Honda,
Yamaha, Suzuki
Xe điện cũng đang có xu hướng chen chân vào miếng bánh thị trường xe máy do ưu điểm mẫu mã đẹp như tay ga,không yêu cầu đội mũ bảo hiểm,không chạy xăng trong khi giá xăng dầu tăng cao đã làm nên ưu thế của nó
Tuy nhiên ,theo thông tin gần đây với việc yêu cầu đi xe điện vẫn đội mũ bảo hiểm là một tin mừng cho những người kinh doanh xe máy vì ít ra ưu thế của xe điện đã bắt đầu mất đi.Mặt khác xe điện cũng đang bắt đầu bộc lộ nhược điểm là mau hết điện,nếu không sử dụng đúng cách phải thay ắc quy ,1 xe dùng 2 bình ắc quy mà mỗi bình trị giá 400000 đồng,mà việc mua loại ắc quy này cũng thuộc hàng đặc chủng khó kiếm.đây quả là tin mừng đối với những người kinh doanh về lĩnh vực xe máy.
Xe máy điện nhập khẩu từ Đài Loan được bán tại châu Âu tối thiểu 2.000
euro/chiếc, cao gấp hơn 5 lần tại Việt Nam. Trên các forum, người tiêu dùng châu Âu mô tả đây là loại xe “kén” người đi, chỉ phù hợp khi quãng đường đi dưới 30km/ngày; chất lượng xe tốt nhưng giá còn đắt.
Tóm lại ,thị trường trường xe máy vẫn còn béo bở với nhà kinh doanh lĩnh vực này,với việc xuất hiện của xe điện,giảm thuế xuất khẩu ô tô ,nhà nước cho nhập khẩu xe phân khối lớn vào Việt Nam … tuy ít nhiều ảnh hưởng nhưng năm 2008 vẫn là năm hứa hẹn thành công đối với những nhà kinh doanh mô tô xe máy nếu nắm bắt được thị hiếu thị trường ngày nay đang có bước chuyển dịch nghiên về các loại xe hạng sang và cao cấp lạ mắt.Nên việc công ty cotimex đạt được những mục tiêu đề ra là hoàn toàn có thể nếu ấp dụng cải tiến sửa đổi phù hợp với xu hướng mới của thị trường .
3.1.2.Mục tiêu và phương hướng kinh doanh của công ty 3.1.2.1.Những cơ hội và thách thức của công ty a.Cơ hội
Để có một cơ hội đã khó nhưng nắm bắt kịp thời được cơ hội đó càng khó hơn. Trong lĩnh vực kinh doanh cũng vậy nếu nắm bắt kịp thời có thể tạo ra được thành công. Trong nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển và đang diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp với nhau để tồn tại. Sự cạnh tranh này đang tạo ra nhiều cơ hội do vậy đòi hỏi Công ty phải nhậy bén trong công việc nhận biết, nắm bắt kịp thời, phân tích, đánh giá lựa chọn các cơ hội trên cơ sở mục tiêu và khả năng của mình, khi đó cơ hội trở thành vũ khí cạnh tranh hiệu quả của Công ty. Trong bối cảnh hiện nay có rất nhiều cơ hội Công ty cần nhanh chóng nắm bắt đó là:
Quan hệ tốt với các nhà cung ứng tài chính trong nước, tạo điều kiện cho việc huy động vón, gia tăng mức độ lưu chuyển hàng hóa.
Các hãng xe máy mà Công ty làm đại lý đều là các hãng có tiếng trên thị trường Nhu cầu đi lại là yếu tố quan trọng không thể thiếu của người dân
Có nguồn cung ứng xe máy ổn định và lâu dài, được hưởng chính sách giá ưu đãi, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường về giá
Khách hàng tiêu thụ xe máy của Công ty rộng khắp cả nước, giúp cho Công ty có thể gia tăng mạng lưới phân phối xe máy để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của từng khu vực.
Khách hàng bán buôn, bán lẻ có đủ sức tiêu thụ lớn, khả năng hoạt động kinh doanh mạnh tạo ra cơ hội cho Công ty gia tăng doanh số bán, lợi nhuận và tốc độ lưu chuyển hàng hóa.
Dưới con mắt của các tổ chức tài chính quốc tế uy tín, Việt Nam có nhiều thay đổi về môi trường pháp lý trong năm qua, góp phần cải thiện đáng kể môi trường kinh doanh, nâng cao mức độ thuận lợi trong kinh doanh và thu hẹp khoảng cách với các quốc gia đứng đầu trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương.
Tình hình chính trị xã hội ổn định, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn, nước ta đang trên đà hội nhập và tăng cường ngoại giao với các tổ chức kinh tế lớn của thế giới như: ASEAN, AFTA, WTO… tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc nhập khẩu hàng hóa và các nguyên liệu khác.Với việc nhà nước cam kết mở rộng hạn ngạch xuất khẩu của các nước nhất là với các nước đang phát triển có thể giúp các doanh nghiệp giành nhiều thị trường hơn,tăng xuất khẩu nhiều hơn.
Đặc biệt khi là thành viên trong tổ chức WTO ,doanh nghiệp có quyền thương lượng và khiếu nại công bằng hơn với các cường quốc thương mại trong tranh chấp dựa trên những luật lệ chung để giải quyết những vấn đề nảy sinh như bán phá giá,các vấn đề về nhãn mác sản phẩm ,doanh nghiệp cũng có cơ hội tăng thu hút đầu từ của nước ngoài để mở rộng quy mô kinh doanh của mình.
Báo cáo đưa ra xếp hạng các quốc gia về mức độ dễ dàng trong tiến hành các hoạt động kinh doanh dựa trên 10 tiêu chí. Và lần này, Việt Nam xếp hạng 91 trong số 178 quốc gia về mức độ tạo sự thông thoáng trong hoạt động kinh doanh. Trong khi năm 2006, Việt Nam xếp hạng 104. Đáng chú ý, về phương diện tiếp cận vốn tín dụng, Việt Nam đã có bước nhảy vọt ấn tượng 32 bậc, từ thứ hạng 80 năm 2006 lên hạng 48 năm 2007.Thu nhập của người dân ngày càng tăng nên nhu cầu sử dụng xe máy ngày càng lớn
b.Thách thức
oDo sự thay đổi trong cơ cấu chính sách của nhà nước về hạn chế xe máy nên việc tiêu thụ xe máy gặp nhiều khó khăn
oThị trường Đà Nẵng là nơi tập trung nhiều đối thủ cạnh tranh của Công ty, họ cạnh tranh cả về phía nhà cung cấp lẫn khách hàng điều này làm cho Công ty hoạt động khó khăn hơn
oMặt bằng hiện nay Công ty đang sử dụng đều là thuê nên không cố định cho việc kinh doanh vì khi hết hạn hợp đồng thì lãng phí nếu như đầu tư quá lớn vào cải thiện mặt bằng
oNền kinh tế thị trường dần dần nhà nước sẽ xóa bỏ bảo hộ trong mua bán xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp nhà nước
oQuan hệ hợp tác liên doanh, liên kết với các nhà cung ứng xe máy trong và ngoài nước còn hạn chế
oTrong điều kiện là nước phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nên ngày càng gia tăng sự cạnh tranh trên thị trường
oNhà nước đang chủ trương giảm lượng xe máy lưu thông và thay vào đó là các phương tiện xe như xe buýt có sự hỗ trợ giá vé của nhà nước và trong tương lai người Việt Nam có xu hướng chuyển sang dùng các loại xe như xe điện,xe ô tô…
oDoanh nghiệp xuất khẩu chưa tận dụng triệt để cơ hội khi Việt Nam đã là thành viên của WTO để mở rộng thị trường và nâng cao kim ngạch; chủng loại hàng hoá xuất khẩu chưa đa dạng, số lượng các mặt hàng có kim ngạch lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh chưa nhiều. Giá cả biến động khó kiểm soát, cơ sở hạ tầng cũng như thương mại còn manh mún chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Một nguyên nhân khiến giá trị gia tăng hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam không cao
oHiện nay trên thị trường có nhiều loại xe máy với các mẫu mã khác nhau ,các nhãn hiệu xe máytrung quốc với giá rẻ chỉ bằng 1/3 giá xe hàng chính hãng như Suzuki và Honda.Mặt khác vấn đề lo ngại hơn là việc mở rộng cánh cửa thị trường ô tô,xe máy vào năm 2009 sẽ là cơ hội cho các đầu nậu của các nước đưa xe tồn kho vào Việt Nam ,tât nhiên với giá cực bèo.Thách thức còn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi cam kết phải dở bỏ hàng rào bảo hộ thuế nhập khẩu và cho phép các tập đoàn vào lập nhà máy sản xuất ,từ đó sẽ diễn ra một cuộc cạnh tranh sòng phẳng và doanh nghiệp phải tìm mọi cách để khẳng định được vị trí trên thị trường .Bản thân doanh nghiệp muốn tồn tại đều phải đương đầu với cuộc cạnh tranh về giá cả,chất lượng,chế độ hậu mãi chăm sóc khách hàng
oKênh phân phối truyền thống suy yếu sẽ kéo theo sự sụp đổ của kênh phân phối sản phẩm doanh nghiệp Việt Nam vốn lâu nay phát triển trên nền tảng truyền thống
oNhiều công ty liên doanh thành lập có sựu đầu tư của nước tăng cao và có nhiều công ty vốn 100 % của nước ngoài khiến cuộc cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt.hiện tượng này cho thấy hệ thống phân phối không còn là mảnh đất đặc quyền của các doanh nghiệp trong nước,buộc các doanh nghiệp trong nước phải chủ động đổi mới quản lý nếu không muốn bị ra rìa và lãnh chịu những hậu quả thiệt thòi khách quan.
oCác tập đoàn phân phối hàng đầu thế giới như Metro,Big C,Parkson đã xuất hiện tại Việt Nam và sắp tới là những tập đoàn phân phối hàng đầu khu vực và thế giới ,chưa kể đến một tập đoàn phân phối hàng đầu thế giới mà từng bước chân của họ đi đến quốc gia nào thì được đánh giá là làm thay đổi nền kinh tế của quốc gia đó
Khi Việt Nam gia nhập WTO khi các nhà đầu tư nước ngoài và ngày càng nhiều và rất nhiều nhà đầu tư chọn lựa cách mua lại một doanh nghiệp trong nước.Tốc độ đăng ký bán doanh nghiệp của các doanh nghiệp trong nước tăng đột biến kể từ khi Việt Nam chính thức được công nhận là thành viên chính thức của WTO vì vậy doanh nghiệp phải có chính sách ,đường đi đúng đắn mới có thể tồn tại và phát triển .
3.1. 2.2.Phương hướng kinh doanh chung của công ty
Đẩy mạnh xuất khẩu lẫn nhập khẩu,trong đó kinh doanh xuất khẩu được ưu tiên hàng đầu
Tăng cường công tác đầu tư mở rộng quy mô ,lĩnh vực hoạt động của công ty trên thị trường nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh .
Xây dựng cơ chế hoạt động linh hoạt,công nợ hợp lý để tăng sản lượng bán ra cho các đơn vị trực tiếp,giữ vững và phát triển địa lý mặt hàng ổn định
Giữ vững thị trường hiện tại và khai thác thêm nhiều mặt hàng kinh doanh nhằm gia tăng thị phần của công ty trên thị trường .
3.1.2.3. Phương hướng cụ thể
Giữ vững và phát triển thị trường hiện tại, phải duy trì quan hệ với các khách hàng lớn, cũng cố, tạo lập niềm tin với khách hàng đồng thời phải luôn khai thác khách hàng tiềm năng
Tăng cường công tác tiếp thị xe máy SUZUKI Smash, Shogun R một cách thường xuyên vì đây là mặt hàng mới nên phải liên tục quảng cáo, tuyên truyền rộng rãi trên truyền hình và các hình thức quảng cáo khác nhằm đưa sản phẩm xe máy SUZUKI Smash và