II, MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU MUA TẠO NGUỒN HÀNG XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THANH
4. Biện pháp đầu tư tạo nguồn hàng ổn định lâu dài.
Muốn tạo được nguồn hàng ổn định nhằm khai thác và phát triển lâu dài. Công ty phải nghiên cứu và phát triển nguồn hàng thông qua việc nguồn vốn nghiên cứu và phát triển thị trường.
Việc nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu là nghiên cứu khả năng cung cấp hàng hoá xuất khẩu trên thị trường như thế nào? khả năng cung cấp nguồn hàng được xác định bởi nguồn hàng thực tế và nguồn hàng tiềm năng. Nguồn hàng thức tế là những cái Công ty đã thấy và có khả năng thu mua nhưng nguồn hàng tiềm năng với là quan trọng. Vì vậy Công ty phải làm cho nguồn hàng này xuất hiện. Công ty cần có những biện pháp đầu tư lâu dài nhằm tạo đầu ra cũng như vốn cho người sản xuất để họ yên tâm sản xuất. Vì nguồn hàng xuất khẩu có những đòi hỏi riêng về chất lượng, kích cỡ cũng như số lượngmuốn vậy thì Công ty cần phải làm:
- Đầu tư vốn cũng như kỹ thuật sản xuất cho người cung cấp.
-Nghiên cứu và dự đoán nhu cầu của thị trường cũng như những biến động có thể xảy ra để đầu tư vào những mặt hàng tiềm năng.
-Đầu tư nâng cao chất lượng, chủng loại, kích cỡ phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
-Chuẩn bị tốt về kho tàng, bến bãi.
Ngoài ra hiện nay Công ty hầu như vẫn chưa có hoạt động gia công, chế biến, bảo quản đối với các mặt hàng nông, lâm sản. Vì vậy, Công ty nên đầu tư vào hoạt động này vì hàng nông, lâm sản của Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là hàng thô, chất lượng thấp. Nên đầu tư vào sơ chế các nguồn hàng thu mua được sẽ làm cho lợi nhuận của Công ty tăng lên rất nhiều và giúp cho Công ty chủ đọng hơn trong công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu.
5.1. Sự phối hợp giữa các công cụ và chiến lược Marketing
Để nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của Công ty trê thị trường, ngoài việc thực hiện tốt công tác thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, Công ty cần có sự hỗ trọ rất lớn của các chiến lược Marketing nhằm tăng khả năng mở rộng thị trường và sinh lời, tạo được vị thế của Công ty trên thương trường và sự an toàn trong kinh doanh.
Các chiến lược đó bao gồm:
-Mở rộng và thâm nhập thị trường mới. -Tập trung vào thị trường truyền thống.
-Thực hiện các chính sách giá cả, chính sách sản phẩm, chính sách giao tiếp khuyếch chương trong kinh doanh.
-Lựa chọn kênh phân phối.
5.2. Một số đề xuất vĩ mô.
-Nhà nước tạo điều kiện cho Công ty có đủ vốn trong kinh doanh thông qua nguồn vốn cấp bổ sung.
-Đối với chính sách Nhà nước được thông qua việc phụ thu lạc xuất khẩu, cần từ đó tạo ra quỹ dự phòng giúp cho nông dân khi gặp thiên tai và cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu có được nguồn hàng ổn định.
-Nhà nước cần có chính sách tăng cường gọi vốn đầu tư nước ngoài vào việc liên doanh, liên kêt, nhập khẩu thiết bị nhằm đổi mới cho công nghệ chế biến.
-Cần có chính sách khuyến khích đối với các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng nông lâm sản như trợ giá, cho vay vốn với lãi suất thấp...