Những vấn đề tồn tại trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 71)

6: Các nước khác

2.4.2. Những vấn đề tồn tại trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị

trường Hoa Kỳ thời gian qua

Thứ nhất, quy mô xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ còn quá nhỏ bé so với tiềm năng kinh tế của Việt Nam và nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ. Theo ông Lê Văn Đạo - Tổng thư ký Hiệp hội Dệt - May Việt Nam (VITAS), hiện nay hàng dệt may của Việt Nam chỉ mới chiếm khoảng 4 % thị phần dệt may của Hoa Kỳ.

Thứ hai, do chủng loại mặt hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của Việt Nam khá đa dạng và phong phú nên chúng ta chưa chú ý tập trung vào chất lượng. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng bình dân, còn hàng chất lượng cao rất ít, như vậy sẽ không thu được lợi nhuận nhiều. Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ những mặt hàng chất lượng trung bình, phục vụ tầng khách hàng trung lưu và thấp hơn như: đồ lót, áo sơ mi, áo tắm… Chúng ta còn thiếu những nhà thiết kế sáng tạo, không mang tính độc đáo, riêng biệt… Vì vậy, trong thời gian tới các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam nên chú trọng đến những mặt hàng cao cấp. Như vậy vừa tạo ra khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu lớn hơn, vừa tránh được nguy cơ bị kiện bán phá giá đối với hàng dệt may.

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Thứ ba, do chất lượng lao động cũng như các thiết bị kỹ thuật sản xuất hàng dệt may Việt Nam và năng lực quản lý, phân công lao động còn hạn chế nên hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ chưa tạo được sức bật nâng cao năng lực cạnh tranh về giá để có thể cạnh tranh với hàng dệt may Trung Quốc và một vài đối thủ khác.

Thứ tư, các doanh nghiệp Việt Nam như đã nói, rất ít nghiên cứu thị trường. Mà Hoa Kỳ lại là một quốc gia có hệ thống pháp luật vô cùng phức tạp, ngoài pháp luật của Liên bang còn có pháp luật riêng của các Bang. Hơn nữa, luật pháp ở các Bang lại có sự khác nhau, thậm chí là đối lập. Vì vậy, nếu có xảy ra tranh chấp thì bên Việt Nam rất hay phải chịu những thiệt hại về phía mình do sự kém am hiểu về pháp luật tạo ra.

Cuối cùng, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ phần lớn là hàng gia công. Đây cũng là tồn tại chung của xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Do thiếu rất nhiều nguyên vật liệu để sản xuất, Việt Nam phải đi gia công thuê cho nước ngoài. Do đó, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam tuy rất cao nhưng lợi nhuận thì lại thấp.

Theo thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trong tháng 7 năm 2007, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may gồm bông, sợi, xơ đã tăng 32% so với cùng kỳ năm 2006, đạt trên 200 triệu USD. Tháng 6 đạt 250 triệu USD, tăng 42,9% so với cùng kỳ năm 2006. Tính chung 7 tháng đầu năm 2007, nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may đạt khoảng 1,3 tỉ USD, tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2006.

Hiện nay, nhu cầu về nguyên liệu nhập khẩu để bảo đảm sản xuất cần đến 95% xơ bông, 70% sợi tổng hợp, 40% sợi xơ ngắn, 40% vải dệt kim và 60% vải dệt thoi. Từ đó, có thể thấy ngành công nghiệp dệt may Việt Nam gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài. Vì vậy, để có thể sản xuất ổn định các công ty ngành dệt may hầu như đều phải chấp nhận gia công cho các đối tác nước ngoài dù lợi nhuận thu được không cao. Bởi khi có hợp đồng gia công, phía đối tác sẽ cung cấp kịp thời và đầy đủ nguyên phụ liệu. Còn nếu sản xuất theo dạng FOB (mua đứt bán đoạn), tuy lợi nhuận có cao hơn nhưng bù lại p hải tự tìm nguồn nguyên phụ liệu bằng cách nhập khẩu và đảm bảo rằng nguồn đó ổn định.

Theo ý kiến của Phó Chủ tịch Hội Dệt may – Thêu đan thì ngành dệt may Việt Nam chỉ có thể đáp ứng được 30% nhu cầu nguyên phụ liệu và điều đó không có nghĩa là năng lực của ngành kém, không đủ sức sản xuất. Về cơ bản, phụ liệu nội địa có thể đáp ứng đủ

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

và nguyên liệu nội địa có thể đáp ứng khoảng 70% nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên, do yêu cầu về thành phẩm của đối tác nước ngoài cao, nguyên phụ liệu của Việt Nam lại chưa đáp ứng được, vì thế phải nhập nguyên phụ liệu từ bên ngoài. Theo Phó Chủ tịch Hội Dệt may-Thêu đan, thì ngành dệt may Việt Nam chỉ có thể đáp ứng 30% nhu cầu nguyên phụ liệu và điều này không có nghĩa là năng lực của ngành kém, không đủ sức sản xuất. Về cơ bản, phụ liệu nội địa có thể đáp ứng đủ và nguyên liệu nội địa có thể đáp ứng đến 70% nhu cầu sản xuất; nhưng do yêu cầu về thành phẩm của đối tác nước ngoài cao, nguyên phụ liệu Việt Nam chưa đáp ứng được, tất phải nhập từ nước ngoài. Việt Nam hiện chưa có đội ngũ thiết kế kiểu dáng nguyên liệu (vải) chuyên nghiệp.

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

CHƯƠNG 3

TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. Triển vọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ trong thời gian tới

3.1.1. Xu hướng tiêu dùng hàng dệt may của Hoa Kỳ trong thời gian tới

Trong thời gian gần đây, nền kinh tế Hoa Kỳ và một số nước đang bị suy thoái. Theo ý kiến của các chuyên gia, nền kinh tế Hoa Kỳ có thể có mức tăng trưởng chậm lại từ 1 – 2%/năm. Con số này xét về mặt tuyệt đối là rất lớn. Chúng ta biết rằng 1% GDP của Hoa Kỳ bằng khoảng 130 tỷ USD – gấp đôi GDP của Việt Nam mỗi năm. Vì vậy, khi nền kinh tế Hoa Kỳ giảm nhiệt sẽ ảnh hưởng lớn đến sức mua hàng hóa của thị trường, trong đó có hàng dệt may.

Tuy nhiên, phải thấy rằng hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chỉ chiếm khoảng 4,74% thị phần hàng dệt may Hoa Kỳ (Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam). Do đó, đây không phải là thách thức lớn đối với hoạt động xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ nói chung và đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam nói riêng. Nếu các doanh nghiệp của ta năng động, hàng dệt may Việt Nam vẫn có thể tăng thị phần trên thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới.

Ở Hoa Kỳ hiện nay, thanh thiếu niên đang trở thành lực lượng tiêu dùng quan trọng do họ cơ thu nhập cao hơn và tỷ lệ dành cho mua sắm quần áo rất lớn. Họ rất chú ý đến thời trang, nhãn hiệu hàng hóa, đây là một tín hiệu tốt cho các công ty tiếp thị thương hiệu. Các nhà cung cấp muốn tiêu thụ được hàng của mình thì phải bỏ ra một chi phí lớn để trực tiếp hoặc thông qua các công ty tiếp thị tạo dựng một thương hiệu riêng được người tiêu dùng chấp nhận, nếu không họ phải chấp nhận gắn thương hiệu đã có uy tín trên thị trường.

3.1.2. Các đối thủ cạnh tranh

Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn không chỉ của Việt Nam mà còn của tất cả các nước xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ khác với ưu thế phong phú về chủng loại hàng hóa, giá rẻ và năng động trong việc đổi mới sản phẩm đáp ứng như cầu, thị hiếu luôn biến động của thị trường. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), sau khi được dỡ bỏ hoàn

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

toàn hạn ngạch thì kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Trung Quốc sẽ tăng lên 2 lần, chiếm khoảng 50% thị phần thế giới và khoảng 65 – 75% thị phần Hoa Kỳ.

Các nước Nam Á như Ấn Độ, Pakistan, các nước ASEAN (Philippines, Inđônêxia, Thái Lan) là những nước xuất khẩu lớn, có sẵn thị truờng tiêu thụ. Tuy giá nhân công vẫn cao hơn Việt Nam những vẫn vào loại thấp, họ lại có ưu thế về trình độ công nghệ, quản lý và năng suất lao động so với Việt Nam và tự túc được nguyên liệu vải và năng suất lao động so với Việt Nam và tự túc được nguyên liệu vải và phụ kiện may chất lượng cao nên đã góp phần làm giảm giá thành của sản phẩm.

Bên cạnh đó, các nước Bắc Hoa Kỳ (Canađa, Mêhicô) và các nước vùng Caribê là những nước đang có lợi thế trong xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ do có thỏa thuận về tự do hóa thương mại riêng với Hoa Kỳ và đã có quan hệ thương mại từ lâu.

Ngoài ra, cũng phải tính đến áp lực cạnh tranh không nhỏ từ phía các nhà sản xuất Hoa Kỳ. Do phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ các hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn trong những năm gần đây, các nhà sản xuất hàng dệt may Hoa Kỳ đã thực hiện hàng loạt các biện pháp như thay đổi cơ cấu hoạt động thông qua mua lại hoặc sát nhập để tập trung vốn, tăng thị phần, tăng hiệu quả sản xuất do quy mô lớn, đa dạng hóa sản phẩm, tập trung vào những lỗ hổng trên thị trường, liên kết chặt chẽ với các nhà bán lẻ và cùng sử dụng hệ thống đáp ứng nhanh với kỹ thuật thông tin vi tính tự động định hướng để tăng thêm tính linh hoạt và đồng bộ trong sản xuất và phân phối. Lợi thế cạnh tranh lớn nhất của các nhà sản xuất Hoa Kỳ so với các đối thử châu Á là nhãn hiệu, chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhanh.

3.1.3. Cơ hội xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Với dân số hơn 280 triệu người, thị trường Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ hàng dệt may vào loại lớn nhất thế giới (mức tiêu thụ hàng dệt may tính trung bình là 27kg/người). Do tác động của xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, xu thế tự do hóa thương mại và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hoa Kỳ, ngành dệt may của nước này ngày càng suy giảm, nhập khẩu ngày càng gia tăng.

Trong thời gian qua, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã tận dụng cơ hội rất tốt, phát huy mọi thế mạnh của mình để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Nhiều doanh nghiệp đã tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ nên sản phẩm đạt chất

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

lượng cao hơn, không thua kém gì so với các nước trong khu vực (may Việt Tiến, may Thành Công, dệt Phong Phú, dệt Việt Thắng..). Kết quả là kim ngạch xuất khẩu trong những năm gần đây tăng lên một cách mạnh mẽ và bền. Tuy phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các nước xuất khẩu hàng dệt may khác những nếu chúng ta thực hiện tốt chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may đế năm 2010, dần dần khắc phục những điểm yếu thì chắc chắn trong tương lai hàng dệt may Việt Nam sẽ có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường Hoa Kỳ.

3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian sắp tới sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian sắp tới

Thuận lợi:

Đầu tiên, phải kể đến việc Việt Nam đã được Hoa Kỳ xóa bỏ hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường nước này. Đây sẽ là một cơ hội lớn cho cácc nhà sản xuất xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Nếu nắm bắt được thời cơ và chiếm lĩnh tốt thị trường thì trong năm 2007 và trong những năm tới kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sẽ tăng lên mạnh mẽ. Một thực tế đã chứng minh là tuy bị kiểm soát bởi hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ nhưng giá trị kim ngạch và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ cũng tăng lên nhanh chóng.

Thứ hai, Chính phủ Việt Nam đã kêu gọi đầu tư trực tiếp vào các khu công nghiệp và khu chế xuất sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng dệt may. Vì thế trong những năm tới chúng ta hoàn toàn có thể hi vọng Việt Nam sẽ thoát khỏi cảnh thiếu thốn nguyên phụ liệu dẫn đến việc phải gia công cho nước ngoài và nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài với giá đắt. Khi đã có sự tự chủ về nguyên phụ liệu, lợi nhuận thu được của ngành dệt may xuất khẩu sẽ lớn hơn gấp bội. Do đó trong một tương lai gần chúng ta không những có thể tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ mà còn có thể xây dựng thương hiệu hàng dệt may của Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ. Điều này sẽ có tác động lớn đến tương lai xa của vấn đề xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam không chỉ trên thị trường Hoa Kỳ mà còn là trên tất cả các thị trường của thế giới.

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Thứ ba, sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO vào ngày 11/1/2007 và vừa qua đã được bầu làm thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã khẳng định uy tín của Việt Nam trên trường Quốc tế. Do đó Việt Nam có thể nâng cao hình ảnh cũng như các mối quan hệ của mình nói chung và trong hoạt động sản xuất hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ nói riêng.

Khó khăn:

Đầu tiên phải kể đến nguy cơ bị kiện bán phá giá của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ. Tại hội thảo chuyên đề do Tập đoàn Dệt may Việt Nam và Hiệp hội dệt may Việt Nam tỏ chứ ngày 22/1/2007 ở Thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư Douglas J.Heffner cho biết: “Chính phủ Hoa Kỳ sẽ tự tiến hành các vụ kiện chống bán phá giá đối với Việt Nam nếu có đầy đủ dữ liệu cho thấy các sản phẩm dệt may hoặc quần áo đang bị bán phá giá”. Thực tế là Việt Nam đang bị điều tra để xem xét có đúng là chúng ta đã bán phá giá trên thị trường Hoa Kỳ hay không. Chúng ta đã từng thua kiện trong nhiều vụ kiện bán phá giá. Điển hình là đã bị kiện bán phá giá cá tra, cá basa trên thị trường Hoa Kỳ và các doanh nghiệp Việt Nam đã phải chịu tổn thất rất nặng nề. Trong thời điểm hiện tại thì dệt may là một mặt hàng báo động sẽ bị kiện bán phá giá trên thị trường Hoa Kỳ. Nếu điều đó xảy ra, sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam vì năng lực pháp lý của chúng ta còn yếu và do đó sẽ rất dễ thua kiện.

Thứ hai, Hoa Kỳ đã áp đặt cơ chế giám sát đối với hàng dệt may Việt Nam. Vì thế trong thời gian tới việc tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ không phải điều dễ dàng. Hoa Kỳ cũng vừa ra quy định bổ sung một số chứng từ liên quan đến hàng dệt may nhập khẩu vào nước này ngoài các chứng từ bắt buộc trước đây. Theo Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (CBP), những chứng từ được yêu cầu gồm: giấy chứng nhận xuất xứ và những chứng từ khác do chính quyền của nước xuất khẩu cấp; chứng từ vận đơn hay chứng từ thông quan xuất khẩu hoặc các thông tin thêm khác do giám đốc cảng thuộc CBP yêu cầu. Nếu các chứng từ yêu cầu thêm không được cung cấp đầy đủ, dẫn tới việc không xác định được xuất xứ của hàng hóa hoặc ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w