khẩu đưa vào thị trường Hoa Kỳ
Đó là kinh nghiệm của Trung Quốc, Campuchia… Sau khi được hưởng MFN của Hoa Kỳ, các nước này dành ưu đãi đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có hàng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Vì vậy, Campuchia đã thu hút được một lượng vốn rất lớn của các doanh nghiệp Hồng Kông, Singapore, Đài Loan… các doanh nghiệp của các quốc gia này đổ xô vào Campuchia để tận dụng ưu đãi về hạn ngạch của Hoa Kỳ dành cho nước này. Nhờ vậy các khu công nghiệp và khu chế xuất sản xuất hàng dệt may xuất khẩu của Campuchia rất phát triển. Kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ cũng tăng nhanh.
Hiện nay, Việt Nam còn phải nhập rất nhiều nguyên phụ liệu từ nước ngoài để sản xuất hàng dệt may hay nói cách khác, chúng ta vẫn đi gia công thuê cho nước ngoài là chủ yếu. Vì thế, trong thời gian tới Nhà nước cũng nên khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may. Nếu có thể làm được điều đó, chắc chắn lợi nhuận trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sẽ tăng lên rất nhiều lần.
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ VÀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 2.1. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam từ năm 2000 đến nay
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu
Tính đến hết năm 2007, Việt Nam có 10 ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu trị giá hơn 1 tỷ USD là: Dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản, đồ gỗ, đồ điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm cơ khí, gạo, cao su, và cà phê. Trong đó, giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đứng thứ 2, chỉ sau dầu thô. Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế nhận xét rằng trong thời gian tới, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may có thể sẽ vượt cả dầu thô để vươn lên chiếm vị trí số 1 trong số các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Bảng 2.1: Các nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD của Việt Nam năm 2007
Thứ tự Mặt hàng Kim ngạch xuất khẩu
(Tỷ USD) 1 Dầu thô 8,4 2 Dệt may 7,7 3 Giầy dép 3,9 4 Thủy sản 3,75 5 Gỗ 2,34
6 Điện tử và linh kiện máy tính 2,2
7 Sản phẩm cơ khí 2,2
8 Gạo 1,48
9 Cao su 1,41
10 Cà phê 1,2
(Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu – Bộ Công thương)
Từ bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy rõ hơn vai trò quan trọng của ngành dệt may đối với nền kinh tế Việt Nam. Như chúng ta đã biết, dệt may là một trong những ngành công nghiệp sản xuất, xuất khẩu quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, với khả năng thu hút lao động lớn và đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của nhân dân và phục vụ xuất khẩu đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đất nước. Không những là ngành hàng có giá trị kim ngạch
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
xuất khẩu lớn, dệt may còn là ngành hàng có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh và ổn định.
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam từ 2000 – 2007 (Đơn vị: Triệu USD, %)
Năm Kim ngạch xuất khẩu Tốc độ tăng trưởng)
2000 1892 2001 1962 3,7 2002 2752 40,27 2003 3600 30,8 2004 4386 21,8 2005 4837,5 11,21 2006 5834 20,6 2007 7780 33,70 2008* 9500 21,79
(Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam) *: Số liệu dự kiến
Qua bảng số liệu trên, chúng ta thấy rõ kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may luôn tăng qua các năm từ 2000 – 2008. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch trung bình trong giai đoạn 2000 – 2008 là 21,4%. Trong đó giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2008 gấp khoảng 5 lần so với năm 2000 (9500 triệu USD so với 1892 triệu USD). Giá trị tuyệt đối tăng tới 7,608 tỷ USD.
Năm 2008, xuất khẩu hàng dệt may dự kiến đạt khoảng 9,5 tỷ USD (theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam). Mục tiêu này là rất khả quan do Việt Nam đã gia nhập WTO, dệt may Việt Nam từ chỗ bị khống chế theo hạn ngạch vào thị trường Hoa Kỳ thì nay đã được phép xuất theo năng lực và nhu cầu thị trường. Với quy chế của một thành viên WTO, các doanh nghiệp được hưởng điều kiện kinh doanh bình đẳng. Thuế nhập khẩu đối với hàng dệt may Việt Nam vào một số thị trường sẽ giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng Việt Nam thâm nhập các thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, đầu tư nước ngoài vào dệt may Việt Nam sẽ tăng đáng kể, nhất là đầu tư vào hạ tầng của ngành dệt may sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất chủ động hơn, hạ thấp giá thành, tăng khả năng cạnh tranh cho hàng dệt may... qua đó đẩy mạnh xuất khẩu.
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội dệt may Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong năm 2007 đạt 7,78 tỷ USD, tăng 33,7% so với năm 2006. Kế hoạch xuất khẩu của ngành trong năm 2006 đã được hoàn thành tốt nhờ sự cố gắng của các doanh nghiệp, cùng với sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan quản lý trong việc điều hành cơ chế hạn ngạch được minh bạch, rõ ràng, giúp cho các doanh nghiệp hoàn thành tốt công tác xuất khẩu của mình.
Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, trong năm 2007 các chủng loại mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh là áo jacket, quần, áo sơ mi, áo thun, áo khoác, quần short, quần áo thể thao, váy, quần áo sợi acrylic… và giảm xuất ở một vài mặt hàng như áo len, đồ lót, caravat, khăn, quần áo jacket… Xét về trị giá, mặt hàng quần là chủng loại mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng cao nhất, tăng tới 81 triệu USD so với năm 2005, đạt 205 triệu USD. Đứng thứ hai là mặt hàng áo jacket với mức tăng 63 triệu USD. Tuy nhiên, xét theo tổng kim ngạch xuất khẩu thì áo jacket là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, đạt 246 triệu USD. Đứng thứ ba là áo thun, với mức chênh lệch kim ngạch xuất khẩu lên tới 50 triệu USD, tăng 81% so với năm 2005, đạt 112 triệu USD. Trong khi xuất khẩu áo sơ mi lại tăng thấp, chỉ tăng 9 triệu USD, tương đương với 8,32% so với năm 2005, đạt 117 triệu USD – là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng cao thứ ba. Trong khi đó, xuất khẩu đồ lót và mặt hàng áo len lại giảm so với năm 2005. Bên cạnh đó, các mặt hàng như áo gió, áo ghilê, khăn, màn… cũng giảm xuất khẩu sang EU. Các mặt hàng như túi ngủ, quần áo mưa, găng tay, áo Kimono có tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tăng rất cao trong năm 2006. Cùng với các mặt hàng xuất khẩu truyền thống, xuất khẩu các chủng loại mặt hàng này tiếp tục tăng mạnh trong năm 2007.
Tuy nhiên, một bất lợi cho việc sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam là chúng ta chưa tự chủ được trong khâu nguyên phụ liệu. Do đó, rất nhiều công ty vẫn chủ yếu là gia cộng thuê cho nước ngoài, vì vậy tuy kim ngạch xuất khẩu khá lớn nhưng lợi nhuận chứa đựng trong đó lại không cao, phía Việt Nam vẫn chủ yếu là lấy công làm lãi.
Hiện nay, 70% nguyên phụ liệu dệt may Việt Nam phải nhập khẩu. Cả một ngành công nghiệp dệt may gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài. Là một trong những
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 20%/năm, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Thế nhưng giá trị thu về từ xuất khẩu dệt may là rất thấp, bởi dệt may Việt Nam chủ yếu là gia công cho nhà nhập khẩu nước ngoài.
Theo các số liệu thống kê của Bộ Công thương, trong tháng 7/2007, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may gồm bông, sợi, xơ đã tăng lên 32% so với cùng kỳ năm 2006, đạt trên 200 triệu USD. Trước đó, tháng 6/2007, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may đạt 250 triệu USD, tăng 42,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng đầu năm, nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may đạt khoảng 1,3 tỷ USD, tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2006.
Hiện nay, nhu cầu về nguyên liệu nhập khẩu để bảo đảm sản xuất cần đến 95% xơ bông, 70% sợi tổng hợp, 40% sợi xơ ngắn, 40% vải dệt kim và 60% vải dệt thoi. Qua đó, có thể thấy rằng cả một ngành công nghiệp dệt may gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài.
Để sản xuất ổn định, hầu như các công ty ngành dệt may đều phải chấp nhận gia công cho đối tác nước ngoài, dù lợi nhuận thấp. Bởi khi gia công, đối tác sẽ cung ứng kịp thời, đầy đủ nguyên phụ liệu. Còn sản xuất theo dạng FOB (mua đứt, bán đoạn), lợi nhuận cao hơn, nhưng bù lại phải chịu khó tự tìm nguồn nguyên phụ liệu bằng cách nhập khẩu.
Vì lẽ đó, doanh nghiệp mất thời gian phân loại, phối màu - chuyện hết sức bình thường trong thời buổi có đến 70% nguyên phụ liệu trông chờ vào nhập khẩu. Như vậy, để bảo đảm nguyên phụ liệu đạt chất lượng, nhiều khi doanh nghiệp phải ra nước ngoài để đặt mua.
Ngành dệt may Việt Nam chỉ có thể đáp ứng 30% nhu cầu nguyên phụ liệu và điều này không có nghĩa là năng lực của ngành kém, không đủ sức sản xuất. Về cơ bản, phụ liệu nội địa có thể đáp ứng đủ và nguyên liệu nội địa có thể đáp ứng đến 70% nhu cầu sản xuất; nhưng do yêu cầu về thành phẩm của đối tác nước ngoài cao, nguyên phụ liệu Việt Nam chưa đáp ứng được, vì thế phải nhập từ nước ngoài. Việt Nam hiện cũng chưa có đội ngũ thiết kế kiểu dáng nguyên liệu (vải) chuyên nghiệp.
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế của đất nước. Điều đó được thể hiện qua hình 2.1 và 2.2
Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2000 - 2007
0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 DM 1892 1962 2752 3600 4386 4837.5 5834 7780 TKN 14482.7 15029.2 16706.1 20149.3 26485 32447.1 39826.2 48560.4 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Chú thích: DM: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may TKN: Tổng kim ngạch xuất khẩu
(Nguồn: Bảng 1.1 và 2.2)
Hình 2.2: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may so với tổng kim ngạch xuất khẩu
0 0.05 0.1 0.15 0.2 TT 0.13064 0.13055 0.16473 0.17867 0.1656 0.14909 0.14649 0.16021 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
Chú thích: TT (2000) = DM (2000)/ TKN(2000)
TT: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may so với tổng kim ngạch (Nguồn: Bảng 1.1, 2.2 và tính toán của tác giả)
Từ các hình 1.1 và 1.2 chúng ta rút ra các nhận xét sau:
- Cả hai cột màu vàng và xanh cao dần. Điều đó chứng tỏ cả kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cũng như tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đều tăng theo thời gian.
- Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may chiếm một tỷ trọng khá lớn so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể là từ năm 2000 – 2007 tỷ lệ đó luôn đạt khoảng 13 – 17%. Từ đó càng cho thấy rõ vai trò quan trọng của ngành dệt may đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
2.2.2. Cơ cấu sản phẩm dệt may xuất khẩu
Bảng 3.3: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng dệt may chủ yếu của Việt Nam năm 2006 và 2007 (triệu USD)
(Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam)
Từ bảng số liệu 2.3, chúng ta có thể thấy sự đa dạng về các mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Rất nhiều mặt hàng được sản xuất và xuất khẩu trên khắp các thị
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
Chủng loại Kim ngạch Năm 2006 Năm 2007
(triệu USD) Tăng trưởng so với 2005 (%) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (triệu USD) Tăng trưởng so với 2006 (%) Tỷ trọng (%) Áo thun 945,5 24,55 16,21 1.535,5 62,41 19,74 Quần dài 1064,0 27,10 18,24 1.351,3 27,00 17,37 Áo Jacket 870,4 17,18 14,92 1.120,7 28,76 14,40 Áo sơ mi 417,1 5,09 7,15 465,2 11,52 5,98 Áo khoác 289,5 30,26 4,96 368,2 27,20 4,73 Quần Short 241,0 49,79 4,13 355,0 47,30 4,56 Váy 197,1 35,09 3,38 321,2 63,00 4,13 Vải 205,2 65,05 3,52 297,4 44,91 3,82 Áo loại khác 338,9 80,44 5,81 294,4 -13,10 3,78 Q.áo trẻ em 131,8 19,89 2,26 259,9 97,16 3,34 Đồ lót 172,1 6,95 2,95 204,0 18,57 2,62
Quần áo Vest 111,5 22,68 1,91 124,7 11,91 1,60
Q, áo loại khác 75,5 -56,24 1,29 123,4 63,42 1,59 Q, thể thao 70,3 44,31 1,20 103,3 46,95 1,33 Áo Kimono 92,4 -1,33 1,58 91,5 -0,91 1,18 Màn 82,9 233,89 1,42 83,2 0,39 1,07 Áo len 63,3 7,98 1,09 76,1 20,20 0,98 Q.áo ngủ 40,7 25,97 0,70 69,5 70,56 0,89 Găng tay 29,0 70,49 0,50 60,1 107,17 0,77 Khăn bông 71,2 47,78 1,22 59,4 -16,69 0,76 Q.áo BHLĐ 37,3 91,11 0,64 41,2 10,49 0,53 Q.áo bơi 31,1 0,19 0,53 41,2 32,54 0,53 Khăn 12,4 -56,85 0,21 33,8 171,59 0,43 Quần Jean 11,3 -16,23 0,19 31,3 175,56 0,40 Áo Ghilê 28,8 70,52 0,49 30,3 5,24 0,39 Áo nỉ 16,6 -68,29 0,28 26,2 57,90 0,34 Khăn lông 24,2 -3,61 0,42 24,1 -0,48 0,31 Bít tất 7,5 16,34 0,13 14,9 97,98 0,19 Q.áo y tế 13,4 0,17 PL may 6,9 17,27 0,12 10,3 49,40 0,13 Q.áo Jacket 12,5 -11,96 0,21 9,1 -27,00 0,12 Hàng may mặc khác 4,8 -95,83 0,08 91,8 1808,32 1,18 43
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng dệt may chủ yếu của Việt Nam trong năm 2006 và 2007
trường thế giới. Có thể nói, hàng dệt may Việt Nam đáp ứng được nhu cầu rất đa dạng của khách hàng trên thế giới.
Cũng từ bảng số liệu trên, chúng ta thấy rằng các mặt hàng áo thun, quần dài và áo jacket có giá trị kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng này cũng khá lớn. Trong năm 2007, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng áo thun là 62,41%, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng quần dài là 27% và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu áo jacket là 28,76%. Chỉ tính riêng 3 mặt hàng này trong năm 2007 đã chiếm tới 51,51% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Từ đó thấy rõ vai trò quan trọng của 3 mặt hàng áo thun, quần dài và áo jacket trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ra thị trường thế giới nói chung.
Khi nhìn vào dòng cuối cùng của bảng 2.3, chúng ta có thể thấy trong năm 2006, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của “hàng may mặc khác” là –59,83%, thế nhưng đến năm 2007, con số này là 1808,32%. Điều đó chứng tỏ Việt Nam đến năm 2007 đã chú trọng đến việc đa dạng hóa các sản phẩm dệt may xuất khẩu. Điều này càng làm cho giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam có thể tăng cao trong những năm tới nhờ việc đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu phục vụ nhu cầu của đông đảo khách hàng.
Cũng trong năm 2007, Việt Nam đã xuất khẩu quần áo y tế trong khi đến năm 2006 chúng ta chưa xuất khẩu được mặt hàng này. Điều đó càng cho thấy rõ chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của ngành dệt may Việt Nam.
2.2.3. Những thị trường xuất khẩu chủ yếu của hàng dệt may Việt Nam