Hồi qui xây dựng mô hình:

Một phần của tài liệu THANH KHOẢN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỊNH LƯỢNG, GIẢI PHÁP THỰC TIỄN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY (Trang 60 - 62)

Bằng phương pháp OLS, hồi quy mô hình với số liệu đã nêu trong excel ta thu được kết quả: Y = -42,367,413.47 + 82,474,108.39X

Giải thích kết quả:

Khi tỉ lệ LLSS tăng lên hay giảm xuống 1 đơn vị phần trăm thì lợi nhuận của ngành ngân hàng thay đổi tăng hay giảm 82,474,108.39 triệu VNĐ.

Kết quả hồi quy mô hình ta còn thu được hệ số R = 0.869215083 thể hiện mức độ tương quan giữa biến phụ thuộc Y và biến độc lập X khá cao. Hệ số xác định R2

đạt giá trị 0.75553486 thể hiện khả năng giải thích biến độc lập với biến phụ thuộc cao. Điều này thể hiện kết quả hồi quy là tương đối phù hợp với kết luận đã nêu ở phần trên: tỉ lệ LLSS đo lường sự thỏa hiệp giữa lợi nhuận và rủi ro thanh khoản mong đợi.

Năm Tỉ lệ LLSS thị trƣờng 2010 0.865017868 2009 0.805087865 2008 0.66552433 2007 0.670154166 2006 0.628453964 2005 0.657147077

Bảng3.5:Tỉ lệ LLSS thị trường ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây.

Thông qua kết quả thu được từ mô hình ta có thể đưa ra một vài nhận định bao gồm: thứ nhất, trong những năm gần đây, tỉ lệ LLSS của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng tăng. Điều này có thể đến từ nguyên nhân nhu cầu vốn của thị trường Việt Nam tăng cao kích thích các NHTM cho vay nhiều hơn nhất là từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, như vậy thị trường nước ta rất tiềm năng cho đầu tư trong

tương lai. Một nguyên nhân khác là các NHTM ngày càng mạnh giạn hơn trong việc cho vay đầu tư, nhất là đầu tư dài hạn phát triển sản xuất trong nước. Bởi vì, thị trường liên ngân hàng ngày càng thông thoáng làm tăng tính thanh khoản cho các ngân hàng. Tuy nhiên, với đà tăng như vậy thì NHTW cũng như các NHTM nên cảnh giác, kiểm soát chặt hơn nữa để một cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn xảy ra ở Việt Nam trong thời gian tới vì với tỉ lệ LLSS cao thì rủi ro thanh khoản rất có thể sẽ xảy ra.

Thứ hai, tỉ lệ LLSS khá cao trong những năm vừa qua đă khiến các NHTM không ít lần phải đối mặt với rủi ro thanh khoản. Tuy chúng ta nhận định sau khi gia nhập WTO nước ta cũng đã đạt nhiều bước tiến trong việc mở cửa thị trường nhưng với cách vừa làm vừa học như hiện nay thì không tránh khỏi những sai phạm. Đồng thời, chúng ta cũng chưa thể mở rộng cửa với điều kiện như hiện nay. Chính vì vậy tăng trưởng tín dụng quá nóng như giai đoạn qua chỉ làm tăng tỉ lệ LLSS của NHTM, tăng rủi ro thanh khoản chứ hiệu quả kinh tế và mức độ an toàn vẫn chưa được đảm bảo tối đa.

Thực tế cũng đã chứng minh điều này, trong suốt giai đoạn vừa qua, thanh khoản ngân hàng luôn là nỗi ám ảnh của các NHTM. Chúng ta nhìn lại những tháng đầu năm 2008, lãi suất tiền gửi tiết kiệm liên tục tăng nóng, lãi suất liên ngân hàng cũng tăng chóng mặt, các Ngân hàng Thương mại chạy đua lãi suất làm mặt bằng lãi suất huy động liên tục tăng từ mức 12% lên tới 18,6%/năm. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hai lần tăng lãi suất cơ bản lên 12%/năm và 14%/năm, đỉnh điểm là việc phát hành tín phiếu bắt buộc, qua đó đã đẩy lãi suất cho vay lên mức 21%/năm, đồng thời, không cho phép các Ngân hàng Thương mại thu phí đối với hoạt động cho vay nhằm đẩy lãi suất cho vay lên cao hơn nữa. Với những yếu tố trên, thanh khoản của hệ thống Ngân hàng đã lâm vào trình trạng cực kỳ căng thẳng.

Đến năm 2009, cùng với chính sách kích cầu sau khủng hoảng kinh tế, cho đến thời điểm này – cuối tháng 12/2009 - tăng trưởng tín dụng đã đạt mức 37,7% (thống kê của Ngân hàng Nhà Nước), lạm phát có dấu hiện gia tăng do sự hấp thụ nguồn vốn của nền kinh tế vẫn còn yếu kém. Thực thi chính sách tiền tệ, hạn chế lạm phát quay trở lại, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản từ 7%/năm lên 8%/năm. Theo đó

lãi suất huy động bị khống chế không quá 10.5%/năm và lãi suất cho vay không quá 12%/năm. Tuy nhiên trên thực tế, lãi suất huy động trên hầu hết các kỳ hạn của các Ngân hàng đều đã đạt trên 10,49%, đường “cong” lãi suất đã trở thành đường “thẳng”, các Ngân hàng lớn đã tạm ngưng cho vay, các khoản vay hiện hữu đã bị điều chỉnh lãi suất theo hướng tăng, thậm chí Ngân hàng đã tiến hành chọn lọc khách hàng vay, ưu tiên những khách hàng đã có uy tín và chấp nhận lãi suất cao. Lãi suất liên Ngân hàng cũng tiếp tục phi mã, có lúc đạt đến 28%-30%. Điều này cho thấy tình hình thanh khoản của hệ thống Ngân hàng hiện nay có dấu hiệu tiếp tục lại quay trở lại thời kỳ của năm trước và là một bài toán cực kỳ nan giải.

Bước qua 2010, nhiều nhận định đã đưa ra cho rằng thanh khoản hệ thống NHTM nước ta đã được cải thiện. Điều này tạo điều kiện cho các ngân hàng đẩy mạnh cho vay. Tình hình thanh khoản tốt với lượng vốn dồi dào có lãi suất hợp lý được NHNN bơm liên tục từ là cơ sở chắc chắn để các ngân hàng thương mại đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng VND trong năm 2010. Kết quả làm tăng tỉ lệ LLSS từ 0.8 năm 2009 lên 0.87 năm 2010.

Một phần của tài liệu THANH KHOẢN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỊNH LƯỢNG, GIẢI PHÁP THỰC TIỄN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)