Không có hoạt động thị trường liên ngânhàng vài:

Một phần của tài liệu THANH KHOẢN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỊNH LƯỢNG, GIẢI PHÁP THỰC TIỄN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY (Trang 25 - 28)

Phần này thảo luận về sự lựa chọn tỷ lệ LLSS của ngân hàng trong một thị trường giản đơn, nơi ngân hàng chỉ phục vụ những khách hàng phi tài chính mà không có hoạt

động của thị trường liên ngân hàng. M & A là một cách để các ngân hàng tránh né những cú sốc tiền gửi, và tạo lợi thế do quy mô để ngân hàng đạt lợi nhuận cao.

Khi ngân hàng chỉ phục vụ những khách hàng từ bộ phận phi tài chính, thì dòng vốn vào ngắn hạn của ngân hàng ci,t bằng tiền gửi tiết kiệm si,t từ cư dân, tổ chức phi tài chính và chính phủ. Do đó, khả năng cho vay dài hạn của ngân hàng được quyết định bởi sự biến thiên ngẫu nhiên của si,1. Để có thể tồn tại qua những cú sốc tồi tệ nhất, tức

si,1=si, thì ngân hàng phải đạt *theo định lý sau:

Định lý 1: không có hoạt động thị trường liên ngân hàng, để có thể tồn tại qua

những cú sốc tiền gửi, giải pháp tối ưu cho các ngân hàng giải quyết vấn đề tối đa hóa lợi nhuận là *

=

và các khoản cho vay ngắn, dài hạn lần lượt là:

qli = min{si+mi , dli}

qsi,t = min {si,t+mi – qli , dsi,t }

Minh họa: ngân hàng A có vốn chủ sở hữu là mA = 100 triệu USD lượng tiền gửi hiện tại là sA,0 = $1 tỉ, tiền gửi kỳ kế tiếp sA,1 có thể là $800 triệu hoặc $1.2 tỉ. Như vậy, tổng tiết kiệm thời điểm 1 không nhỏ hơn $900 triệu. Ngân hàng A có thể phát hành $900 triệu nợ dài hạn mà không phải lo sợ một cuộc chạy đua rút tiền. Trong trường hợp cú sốc tiền gửi xảy ra, ngân hàng có thể chi trả $200 triệu cho người gửi bằng cách thu hồi $200 triệu nợ ngắn hạn. Nếu ngân hàng phát hành nhiều hơn $900 triệu nợ dài hạn, ví dụ như $1 tỉ, như vậy ngân hàng chỉ có $100 triệu nợ ngắn hạn để thu hồi trả cho $200 triệu tiền gửi bị rút ra, như vậy ngân hàng A phải đối mặt với một cuộc chạy đua rút tiền.

Một khía cạnh khác, i cho thấy tối đa ảnh hưởng của thanh khoản đến ngân hàng.

i càng thấp, tài sản thanh khoản càng nhiều, ngân hàng càng an toàn để vượt qua những cú sốc thanh khoản.

Theo quan điểm về rủi ro thanh khoản, đo lường khả năng thanh khoản của tài sản ngân hàng, cái không thể đo lường bằng tác động của đòn bẩy. Ý tưởng này có thể được áp dụng cho các tổ chức tài chính khác. Ví dụ: những cú sốc thanh khoản với những quỹ đầu tư dài, ngắn hạn được đo lường bằng khoản chiết khấu vào giá. Trong 2 thập kỉ trước, lãi suất chiết khấu bình quân của trái phiếu hạng AAA phổ biến từ 4% đến 8%. Bảng 1 cho thấy sự thay đổi của lãi suất chiết khấu lên khả năng tài chính của các quỹ.

Giả sử lãi suất chiết khấu hiện tại là 4%, và một quỹ đầu tư với vốn chủ sở hữu $1 tỉ, có thể vay mượn $24 tỉ bằng bán khống. Miễn là quỹ này giữ tỉ lệ LLSS  <60%. Ví dụ, quỹ đầu tư $9.33 tỉ vào tín phiếu kho bạc và phần còn lại vào cổ phiếu những công ty nhỏ. Quỹ đầu tư có thể điều chỉnh vị thế tín phiếu kho bạc theo lãi suất chiết khấu, và giữ lượng cổ phiếu như mong muốn. Quỹ đầu tư an toàn với đòn bẩy từ 25 đến 15.67 miễn nó giữ  thấp hợp lý. Nếu không việc bán tháo cổ phiếu, là tài sản kém thanh khoản, có thể làm mất khả năng kiểm soát quỹ. Ngay cả việc lựa chọn đòn bẩy thấp, như 17, thì sự mất mát từ việc bàn tháo cổ phiếu cũng không thể tránh khỏi nếu quỹ đầu tư tất cả tiền mà quỹ vay mượn được vào cổ phiếu kém thanh khoản. Trong 1998, LTCM đã phá sản vì tác động của lãi suất chiết khấu, khi tài sản của chúng nhìn chung là khá kém thanh khoản.

Định lý 1 chỉ ra rằng khả năng phát hành nợ dài hạn của ngân hàng phụ thuộc vào {ci}. M & A là một cách hiệu quả để làm giảm những cú sốc tiền gửi. Hãy tưởng tượng có 2 ngân hàng A và B, cung cấp cùng một nhóm các dịch vụ. Kênh đầu tư mà người dân lựa chọn là gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng. Nếu A và B hoạt động riêng biệt, thì lượng tiền gửi của họ trong tương lai phụ thuộc vào sở thích của cư dân. Giả sử A và B có vốn chủ sử hữu là mA=mB=$100 triệu và tiền gửi ban đầu là sA,0=sB,0=$1 tỉ. Sự chuyển giao tiền gửi một cách ngẫu nhiên giữa 2 ngân hàng là $100 triệu. Để chuẩn bị cho việc rút tiền $100 triệu, cả 2 ngân hàng đều xây dựng tỉ lệ LLSS *

=90.9% (=1/1.1). Cung tín dụng tổng cộng là $2.2 tỉ nhưng tổng khoản cho vay là $2 tỉ. Nếu A và B sáp nhập thành ngân hàng C, C có vốn chủ sở hữu là $200 triệu, lượng tiền gửi ban đầu là $2 tỉ, tỉ lệ LLSS

*

C=1 (không còn cú sốc tiền gửi đơn lẻ nữa). Tổng giá trị các khoản cho vay lúc này là $2.2 tỉ. Ngành ngân hàng trong trường hợp này an toàn, không có rủi ro thanh khoản.

Như vậy, M & A làm giảm những cú sốc tiền gửi đơn lẻ và làm tăng ngưỡng an toàn của tỉ lệ LLSS *

. Ngành ngân hàng có thể cho vay dài hạn nhiều hơn mà không làm tăng rủi ro thanh khoản nhờ M & A.

Trước 1990, thị trường vẫn chưa hoàn thiện, vì vậy tất cả các ngân hàng tập trung vào khách hàng từ khu vực phi tài chính. Chúng ta sử dụng chỉ tiêu tổng khoản vay thế chấp nhà trên tổng tiết kiệm làm đại diện cho tỉ lệ LLSS. Hình 2 cho thấy trước 1990, tỉ lệ

này ở các ngân hàng nhỏ trong vòng 15%, trong khi đó các ngân hàng lớn trong khoản 35% đến 40%.

Khi phục vụ khách hàng từ khu vực phi tài chính, các ngân hàng tư nhân phải nắm giữ thêm nhiều tiền mặt và tài sản thanh khoản để quản lý những cú sốc tiền gửi, là việc rút tiền hoặc chuyển giao tiền gửi giữa các ngân hàng. Tổng tiền mặt và tài sản thanh khoản của ngành ngân hàng trong giai đoạn này nhiều hơn cần thiết để đáp ứng rút tiền thuần. Do đó, ngành an toàn, nhưng không hiệu quả vì tổng khoản vay dài hạn thấp hơn tiềm năng.

Một phần của tài liệu THANH KHOẢN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỊNH LƯỢNG, GIẢI PHÁP THỰC TIỄN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)