Môi trường pháp lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng thẻ thanh toán tại ACB (Trang 50 - 52)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN VÀ MỞ RỘNG DỊCH VỤ THẺ

5.1.1.2.Môi trường pháp lý

Thuận lợi:

Những năm vừa qua, cơ chế chính sách cho hoạt động thanh toán qua ngân hàng đã có những bước tiến đáng kể. Nhà nước đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp quy, theo hướng hoàn thiện dần, bảo đảm cho các hoạt động thanh toán nói chung và thanh toán thẻ nói riêng.

Trước tiên phải nói đến “ thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt” được ban hành theo quyết định 22/QĐ-NH1 ngày 21/02/1994.

Ngày 19/10/1999 quy chế “phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng” được ban hành kèm theo QĐ 371/QĐ-NHNN. Đây là văn bản pháp lý mà các ngân hàng thương mại chờ đợi, là cơ sở để các công cụ thanh toán thẻ ở Việt Nam và là căn cứ để ACB và các ngân hàng khác soạn thảo quy chế về thẻ riêng cho mình.

Xuất phát từ nhu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường, ngày 20/09/2001 Chính phủ ban hành Nghị định 64/2001/NĐCP về “Hoạt động thanh toán qua các tổ chức tín dụng cung ứng thanh toán” và ngày 26/03/2002 Thống đốc NHNN đã ban hành “Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán” theo QĐ 226/QĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định về thanh toán bằng tiền mặt.

Sau khi Nghị định 161 được ban hành, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư số 01/2007/TT-NHNN ngày 07/03/2007 hướng dẫn điều 4 và điều 7 của Nghị định 161 về mức phí giao dịch tiền mặt mà các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được quyền thu đối với các tổ chức, cá nhân và hạn mức thanh toán bằng

tiền mặt đối với các tổ chức sử dụng vốn Nhà nước. Trên cơ sở Nghị định 161 các tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước, các tổ chức sử dụng vốn Nhà nước phải sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả cho các đối tượng thụ hưởng có tài khoản tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc kho bạc Nhà nước. Các khoản chi bằng tiền mặt qua kho bạc Nhà nước chỉ được thanh toán cho cá nhân (tiền lương, tiền công…), chi xây dựng cơ bản, chi trả nợ dân… Các tổ chức sử dụng ngân sách Nhà nước được phép thanh toán bằng tiền mặt với các khoản chi trả dưới 5 triệu đồng, còn các tổ chức sử dụng vốn Nhà nước khi chi trả cho người thụ hưởng có tài khoản tại ngân hàng, kho bạc Nhà nước chỉ được chi trả bằng tiền mặt với số tiền từ 30 triệu đồng trở xuống.

Ngày 15/5/2007 Thống đốc NHNN đã ban hành quy chế mới đó là “Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng” ban hành kem theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN. Quyết định này thay thế cho Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN1 ngày 19/10/1999 của thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng. Quy chế này có phạm vi điều chỉnh là các hoạt động phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng và đối tượng áp dụng là cá tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc phát hành, thanh toán, sử dụng, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chính phủ đã ban hành đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010. Mục tiêu quan trọng của đề án là đến cuối năm 2010 tất cả các bộ, cơ quan ngang bộ, các cấp chính quyền, tỉnh, thành phố đều thực hiện chi tiêu bằng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Từ 2011-2020 sẽ triển khai mở rộng đến các đối tượng là Sở, ban ngành các cấp, chính quyền huyện xã trên phạm vi toàn quốc

Theo lộ trình đến cuối năm 2010 sẽ có khoản 20 triệu tài khoản cá nhân, 70% cán bộ hưởng lương ngân sách và 50% công nhân lao động trong khu vực doanh nghiệp tư nhân được trả lương qua tài khoản. Đến năm 2020 là 45 triệu tài khoản cá nhân, 95% cán bộ hưởng lương ngân sách và 80% lao động được trả lương qua tài khoản.

Tại khu vực doanh nghiệp sẽ có 80% các khoản thanh toán giữa doanh nghiệp với nhau được thực hiện qua tài khoản tại ngân hàng và đạt 95% vào năm 2020.

Như vậy với hệ thống văn bản pháp quy về thanh toán qua ngân hàng đang dần dần được cải thiện ngày càng hoàn chỉnh hơn, từ đó đã tạo nền tảng pháp lý cơ bản vững vàng cho các ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán cũng như những đối tượng liên quan đến việc sử dụng thẻ an tâm hơn trong quá trình sử dụng thẻ-một phương tiện thanh toán hiện đại.

Khó khăn:

Cơ sở pháp lý tuy đã được chú trọng xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ. Nhiều nội dung chưa được các luật hiện hành hỗ trợ nên các quy chế nghiệp vụ mới đôi khi chỉ dừng lại trong phạm vi luật hiện hành cho phép, không phù hợp với phương thức giao dịch điện tử, hạn chế rất nhiều trong việc tận dụng thế mạnh của công nghệ mới.

Hiện nay ngoài Quyết định 371 về việc ban hành “Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng” nhưng chưa có quy định cụ thể về máy gởi tiền, loại tiền gởi, xử lý tiền giả…. Chúng ta vẫn chưa hình thành quy trình cũng như phương thức hoạch toán kế toán cho thẻ thấu chi

Những văn bản được Chính phủ ban hành chưa có điều khoản đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia một cách rõ ràng. Sẽ là mâu thuẫn khi Nhà nước khuyến khích người dân thanh toán không dùng tiền mặt nhưng lại chưa có biện pháp bảo vệ quyền lợi chủ thẻ trước sự cố mất tiền trong giao dịch ATM, trong khi ngân hàng là bên bị khiếu nại và đồng thời cũng là cơ quan giải quyết khiếu nại.

Lĩnh vực tài chính không phải là lĩnh vực chủ đạo ở Việt Nam nên các chính sách, văn bản pháp lý không được cải cách, quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng thẻ thanh toán tại ACB (Trang 50 - 52)