CHƯƠNG 3 CÁC KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 49 - 51)

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

3.1 Mục tiêu chiến lược của việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam

Để hình thành xây dựng và phát triển một doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh thích hợp là công cụ không thể thiếu và đóng vai trò vô cùng quan trọng, nếu có chiến lược kinh doanh tốt và biết kết hợp hợp lý các nguồn lực trong cũng như ngoài doanh nghiệp thì sẽ tạo tiền đề tốt cho doanh nghiệp phát triển. Tương tự, để hình thành và phát triển được thị trường chứng khoán nước ta đủ mạnh và pháp triển vững chắc thì phải hoạch định trước các mục tiêu chiến lược.

3.1.1 Một số quan điểm định hướng

Xây dựng thị trường chứng khoán phát triển là một nhiệm vụ chiến lược có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tiến trình xây dựng và phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. Kinh nghiệm của nhiều nước đã chứng minh rằng hình thành thị trường đã khó nhưng duy trì hoạt động thị trường, bảo đảm thị trường hoạt động ổn định, có hiệu quả sau khi hình thành là nhiệm vụ không hề đơn giản. Bài học của các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ với hiệu ứng lan truyền của nó cho thấy rằng tất cả sự chần chừ hay nóng vội đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khó lường nên nền kinh tế. Vì vậy, cần xây dựng các chiến lược mang tính định hướng cho việc phát triển thị trường chứng khoán ở nước ta trong hiện tại cũng như trong tương lai khi đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển, khi đó TTCK sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế:

- Trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá các thị trường tài chính ngày càng sâu rộng, chúng ta phải tiếp tục xây dựng và phát triển mô hình HOSE và HASTC hiện có cùng với việc chủ động thúc đẩy việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết như hệ thống kỹ thuật, nhân sự,…để xây dựng hoàn thiện hơn nữa các Sở giao dịch chứng khoán để đáp ứng được yêu cầu và xu hướng phát triển của nền kinh tế trong điều kiện kinh tế mới.

- Cơ sở hạ tầng tài chính của Việt Nam chưa thật sự hoàn chỉnh nên Chính phủ phải nắm vai trò chủ đạo trong việc hình thành thị trường chứng khoán. Thế nhưng sau hơn mười năm phát triển, cần phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức tự quản, hạn chế thấp

nhất sự can thiệp trực tiếp của các cơ quan quản lý. Các cơ quan nhà nước chỉ nên đóng vai trò định hướng và hoạch định chiến lược cho TTCK phát triển.

- Cần nghiên cứu và xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý để bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, duy trì trật tự và công bằng trên thị trường chứng khoán trên nguyên tắc “quản nhưng không can thiệp quá mức, làm sống động nhưng không gây lộn xộn, bình ổn nhưng không gây bất ổn” nên tránh trường hợp khi luật và khung pháp lý chạy sau sự phát triển của TT như vậy sẽ gây kìm hãm sự phát triển của TT do không phù hợp với các mối quan hệ pháp lý hiện tại.

- Xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, cần chú trọng nâng cấp và hoàn thiện thị trường sơ cấp cả về quy chế cũng như chất lượng, đa dạng hóa hàng hóa cho thị trường thứ cấp .

- Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật hoạt động đầu tư chứng khoán không còn bị giới hạn bởi ranh giới địa lý của một vùng quốc gia, lãnh thổ nữa mà cạnh tranh trong giao dịch chứng khoán xuyên quốc gia giữa các Sở giao dịch chứng khoán ở các Châu lục đang diễn ra gây gắt. Trong những cảnh ấy, nhiều Sở giao dịch chứng khoán ở Châu Âu đang có khuynh hướng sát nhập liên kết trên cơ sở xây dựng một hệ thống giao dịch và thanh toán bù trừ thống nhất, sự gia tăng sức cạnh tranh, thu hút các dòng vốn đầu tư vào tiết kiệm. Để tồn tại và phát triển, các thị trường chứng khoán ở Châu Á cũng không thể đứng ngoài xu hướng. Vì vậy, trong khi trang bị lại các hệ thống giao dịch, đăng ký, lưu ký, thanh toán, công bố thông tin hiện đại cho Thị trường chứng khoán Việt Nam, hoạch định chiến lược, chuẩn bị các nguồn lực để cạnh tranh cần được chú trọng đúng mức.

- Do hoạt động của thị trường chứng khoán trong thời gian tới sẽ bị chi phối hoàn toàn bởi cung cầu thay vì còn có tâm lý đám đông như hiện nay nên cần phải có những chính sách ưu tiên để điều chỉnh tránh mất cân đối giữa cung và cầu chứng khoán trên thị trường nhằm tạo ra những điều kiện thị trường thật sự và bảo vệ lợi ích chính đáng của công chúng. Bất cứ những hành vi nào xảy ra trên thị trường để trục lợi bất hợp pháp đề phải được giám sát, quản lý chặt chẽ và xử lý nghiêm minh.

3.1.2 Hoạch định mục tiêu dài hạn phát triển thị trường.

Học tập kinh nghiệm của các thị trường tài chính phát triển, đúc kết các kinh nghiệm thành công và thất bại từ các thị trường chứng khoán mới nổi, có thể xác định tầm nhìn

của thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2020 như sau: Đến năm 2020, thị trường chứng khoán Việt Nam là một trong những thị trường tốt, có đầy đủ các khu vực thị trường khác nhau và các giao dịch, mua bán trên các thị trường này được thực hiện một cách công bằng, công khai và trật tự những công cụ kiểm soát rủi ro có hiệu quả. Đó là một thị trường có đặc trưngchủ yếu sau đây:

- Thị trường có sức lưu chuyển cao. Trong thị trường có sức lưu chuyển cao, một số lượng lớn các chứng khoán có thể được mua bán dễ dàng với sự biến động bất thường về giá. Sức lưu chuyển của thị trường chứng khoán khác nhau được đo bằng độ sâu, tầm rộng và tính co dãn của các giao dịch xảy ra trên thị trường. Một giao dịch được gọi là có độ sâu nếu tồn tại đủ các lệnh mua, bán tại các lệnh đặt mua và bán tại các mức giá cao thấp hơn mức giá hiện hành, giao dịch được gọi là tầm rộng. Và thị trường được xem có tính co dãn nếu có các lệnh giao dịch mới được rót vào thị trường ngay để phản ứng lại sự thay đổi về giá do mất cân đối tạm thời giữa cung và cầu.

- TT có các thông tin đầy đủ và sẵn có để xác định các điều kiện cung cầu. Những thông tin này sẵn có đối với tất cả các tác nhân tham gia thị trường và ở các thời điểm như nhau, nghĩa là tất cả các giao dịch đều được xảy ra với sự xem xét đầy đủ các thành viên tham gia thị trường.

- Đó là thị trường có sự liên tục về giá tức là giả định rằng nếu không có thông tin mới đi vào thị trường thì người mua và người bán có thể mua hoặc bán ở các giá với mức giá của các giao dịch cùng loại diễn ra ở thời điểm gần nhất.

- Chi phí giao dịch (chi phí mua và bán chứng khoán) trên thị trường thấp, kể cả các thành viên tham gia giao dịch đều có cơ hội mua, bán ở các mức phí hợp lý.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w