Mô hình thị trường chứng khoán Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.

2.3.5 Mô hình thị trường chứng khoán Việt Nam.

2.3.5.1 Về cơ quan quản lý thị trường chứng khoán.

Đối với Việt Nam, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã được thành lập để quản lý và giám sát thúc đẩy cho thị trường phát triển theo định hướng XHCN và bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư. Đây là bước đi đúng phù hợp với điều kiện của Việt Nam và xu hướng quốc tế.

Hiện nay nước ta đã có hai sở giao dịch chứng khoán là SGDCK TP HCM và SGDCK Hà Nội. Sở giao dịch chứng khoán sẽ do Nhà nước sở hữu, để đảm bảo an toàn, công bằng theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc thành lập, đình chỉ hoạt động hoặc giải thể Sở giao dịch chứng khoán do Thủ tướng chính phủ quyết định theo đề nghị của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là một tổ chức hoạt động không vì lợi nhuận đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Ngoài ra, để công khai hoá tất cả các hoạt động giao dịch, Nhà nước đang xem xét thành lập Sở giao dịch chứng khoán tập trung cho tất cả các chứng khoán (kể cả công ty và và nhỏ) có đủ điều kiện niêm yết, hay không đủ điều kiện niêm yết được mua bán tại Sở giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, việc giao dịch những chứng khoán của công ty lớn (đủ điều kiện niêm yết) tách biệt với khu vực giao dịch những chứng khoán của những công ty vừa và nhỏ không đủ điều kiện niêm yết.

2.3.5.3 Về lĩnh vực đăng ký, thanh toán - bù trừ và lưu giữ chứng khoán.

Trung tâm lưu ký chứng khoán chính thức được đưa vào hoạt động vào ngày 3/5/2006 từ đó đến nay nó đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của TTCK thông qua việc củng cố và hoàn thiện cấu trúc hạ tầng của TTCK. Trung tâm lưu ký chứng khoán sử dụng mô hình lưu ký 2 cấp. Đảm nhiệm nghiệp vụ hỗ trợ sau giao dich là lưu ký, đăng ký và thanh toán bù trừ, giúp cho các cơ quan giám sát nhà nước giám sát hiệu quả hơn giao dịch chứng khoán trên thị trường.

2.3.5.4 Về các tổ chức trung gian.

Các ngân hàng chỉ được phép kinh doanh chứng khoán dưới hình thức thành lập các công ty độc lập, hoạt động tách rời với kinh doanh tiền tệ. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cho phép cả các công ty chứng khoán độc lập hình thành từ các công ty tài chính, các tổng công ty lớn. Còn các công ty chứng khoán được phép thực hiện tất cả các hình thức như: bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán, tư doanh chứng khoán, tư vấn chứng khoán và quản lý quỹ đầu tư. Riêng hình thức quản lý quỹ đầu tư, yêu cầu phải hoạt động tách rời dưới hình thức một công ty độc lập nhằm bảo vệ lợi ích của những cổ đông của quỹ.

Ngoài ra hiện nay, Nhà nước còn cho phép hai loại doanh nghiệp tham gia kinh doanh chứng khoán là công ty cổ phần và doanh nghiệp liên doanh.

Việt Nam cho phép bên nước ngoài được sở hữu một tỷ lệ phần trăm nhất định đối với các công ty đại chúng tỷ lệ này là 49 % và đối với ngành ngân hàng là 35 %. Bên cạnh đó nhà nước cũng cho phép công ty chứng khoán nước ngoài được liên doanh với công ty chứng khoán trong nước theo một tỷ lệ liên doanh nhất định.

Biểu đồ giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài

(NguồnPSI)

Biểu đồ tỷ trọng đầu tư của nhà ĐTNN

Nguồn PSI

Qua biểu đồ trên ta thấy rằng các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu đầu tư vào 2 nghành bất động sản với giá trị khoảng 5.400 tỷ VND và nghành thực phẩm đồ uống khoảng 3.000 tỷ VND. Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu bởi đó là 2 ngành mà phía nước ngoài có lợi thế và đem lại khoản sinh lời cao. Còn các nhóm nghành khác thì tỷ lệ đầu tư còn tương đối thấp, thấp nhất tập trung vào các lĩnh vực như tiện ích công cộng và chăm sóc sức khỏe.

2.3.5.6 Hệ thống thông tin của TTCK.

Hệ thống thông tin đảm bảo nguyên tắc công khai và công bằng trên TT vì vậy cần phải xây dựng nó một cách hiệu quả và minh bạch, góp phần hỗ trợ đắc lực cho sự vận hành thông suốt của TT và củng cố niềm tin của các nhà đầu tư. Xã hội và công nghệ số ngày càng phát triển thì thông tin nhanh đầy đủ và chính xác càng trở lên quan trọng vì nó là những chỉ tiêu, tư liệu phản ánh bức tranh của TTCK và tình hình kinh tế chính trị xã hội liên quan tại những thời điểm hoặc thời kỳ khác nhau. Hệ thống thông tin được mọi đối tượng sử dụng vì vậy việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc công bố thông tin của các công ty niêm yết và nâng cao chất lượng nội dung, đa dạng hóa các phương tiện công bố thông tin theo phương châm: đầy đủ kịp thời chính xác và dễ tiếp cận là vô cùng quan trọng.

Minh bạch thông tin là một trong những nhân tố quan trọng nhất giúp thị trường chứng khoán phát triển. Với tư cách là một người chủ sở hữu của doanh nghiệp, cổ đông của công ty hoàn toàn có thể được quyền biết rõ tình trạng doanh nghiệp của mình, thậm

chuyện không chỉ dừng lại ở những người chủ sở hữu mà còn là những nhà đầu tư. Doanh nghiệp niêm yết phải có trách nhiệm công bố thông tin một cách rõ ràng minh bạch theo đúng pháp luật để cho các nhà đầu tư có những quyết định đúng đắn. TTCK Việt Nam đã có những sự phát triển vượt bậc không dừng lại ở con số các công ty niêm yết, mà quy mô vốn hóa của Thị trường vì vậy, điều kiện minh bạch hóa thông tin và các báo cáo tài chính càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển bền vững của thị trường.

2.3.5.7 Hệ thống thanh tra giám sát

Thị trường ngày càng phát triển với vai trò quan trọng cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế, vì vậy nó cần phải được bảo vệ để duy trì và phát triển một cách bền vững, hệ thống thanh tra giám sát là một định chế hết sức cần thiết để hạn chế những rủi ro do hành vi vi phạm pháp luật gây ra làm ảnh hưởng đến TT góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng, công khai, có hiệu quả và bảo vệ nhà đầu tư.

Hệ thống thanh tra giám sát có 3 mục tiêu chính: + Bảo vệ quyền lợi của những nhà đầu tư.

+ Góp phần đảm bảo cho thị trường hoạt động công bằng hiệu quả và minh bạch + Giảm thiểu rủi ro và ngăn chặn những rủi ro dẫn đến rủi ro hệ thống.

Với các lĩnh vực thanh tra sau:

+ Thanh tra việc phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp + Thanh tra giao dịch chứng khoán trên thị trường thứ cấp. + Thanh tra các hoạt động trên thị trường tập trung.

Công tác thanh tra giám sát tại sở giao dịch chứng khoán TP HCM:

Đối với công tác giám sát tuân thủ theo pháp luật, sở GDCK TP HCM chủ yếu tập trung vào việc phát hiện và ngăn chặn các nhà đầu tư mở nhiều tài khoản giao dịch, vi phạm chế độ công bố thông tin, các giao dịch thao túng thị trường, giao dich nội gián qua việc phân tích những CK có biến động lớn. Cùng với việc sử dụng các phần mềm giám sát đã hỗ trợ tích cực cho công tác thanh tra giám sát, cho đến nay nhìn chung sở GDCK TP HCM đã làm tốt công tác của mình góp phần phát triển TTCK.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w