GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp cho thị trường nghiên cứu (Trang 51 - 60)

1)Đối với các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước:

_Nhóm hàng mỹ phẩm thuộc sự quản lý của Bộ y tế do đó cũng cần được sự quan tâm quản lý chặt chẽ như đối với dược phẩm vì mỹ phẩm là loại sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người.

_Đối với các qui định đã được ban hành thì cần phải có sự quản lý thực hiện một cách gắt gao,triệt để bằng cách thành lập các đội kiểm tra thường xuyên,có hệ thống.Với các doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm trong nước thì phải yêu cầu công bố chất lượng,với các công ty phân phối và nhập khẩu phải có giấy phép đăng kí kinh doanh,giấy ủy quyền đại lý,với mỹ phẩm nhập ngoại thì phải đăng kí lưu hành.Đối với những trường hợp vi phạm hoặc gian lận thì phải bị trừng trị nghiêm minh theo qui định.

_Ban hành và công bố các loại chỉ tiêu chât lượng sản phẩm,chỉ tiêu về an toàn cho mỹ phẩm,tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt.Ra các quyết định thực thi đối với các sản phẩm mỹ phẩm được lưu hành trên thị trường.Sở dĩ việc công bố và áp dụng các tiêu chuẩn này cần được thực hiền là vì việc đảm bảo mỹ phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng và độ an toàn trước khi được bày bán trên thị trường là điều vô cùng quan trọng,thể hiện tiêu chí “phòng hơn chữa”

_Cần thành lập các nhóm chuyên gia có trình độ cao trong lĩnh vực thẩm định chất lượng mỹ phẩm,tham gia kiểm tra toàn bộ các hoạt động của quá trình sản xuất cũng như kiểm tra trình độ chuyên môn cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp.Ngoài ra việc cung cấp các phương tiện,dụng cụ dùng trong quá trình kiểm tra,phân tích cũng là một yêu cầu chính đáng và cần thiết.

_Đề ra những chế tài cụ thể,rõ ràng trong việc phối hợp quản lý với các ngành chức năng đặc biệt là với đội kiểm tra thị trường trong việc kiểm tra,giám sát quá trình phân phối sản phẩm, cục hải quan trong việc xác định nguồn gốc hàng nhập khẩu.Điều này đặc biệt cần thiết bởi trên thị trường hiện nay tồn tại rất nhiều những sản phẩm giả,hàng nhái kém chất lượng.Tại các siêu thị hay cửa hàng lớn thì việc kiểm tra tương đối đon giản và dễ dàng,song tại những cửa hàng bán lẻ tại các chợ,trong ngõ,hẻm thì việc kiểm tra gặp rất nhiều khó khăn.Nếu không có sự kết hợp lẫn nhau giữa các cơ quan ban ngành thì việc tìm hiểu và đình chỉ buôn bán các loại sản phẩm giả sẽ gặp vô số khó khăn và không triệt để.Một công tác nữa cũng rất cần thiết để bảo vệ cho lợi ích cho người tiêu dùng đó là cần phải ra quyết định yêu cầu các công ty sản xuất mỹ phẩm niêm yết ngày hoặc lô sản xuất, và phải ghi rõ hạn sử dụng.Thông thường đây chính là cơ hội cho các cơ sở kinh doanh bất lương tân dụng để cung cấp những sản phẩm quá hạn sử dụng ra thị trường,gây ra tác hại vô cùng nghiêm trọng cho người sử dụng.

2)Đối với các doanh nghiệp:

a)Doanh nghiệp sản xuất trong nước:

_Thực tế,nếu muốn có được chỗ đứng lâu dài trên thị trường thì các doanh nghiệp đều phải nghiêm túc chấp hành các qui định của các cơ quan ,ban ngành có thẩm quyền trong việc sản xuất và lưu hành mỹ phẩm trên thị trường.

_Không ngừng nâng cao cải tiến chất lượng sản phẩm,thiết kế mẫu mã thời trang để thu hút sự chú ý của khách hàng,ngày càng cải thiện mức độ làm thỏa mãn nhu cầu cho người tiêu dùng.Đây là một yêu cầu rất phù hợp

với thực trạng của các công ty mỹ phẩm trong nước hiện nay.So với các công ty mỹ phẩm nước ngoài,mỹ phẩm trong nước thực sự đang yếu thế cạnh tranh do không có thương hiệu đủ mạnh,tiềm lực kinh tế cũng không thể cạnh tranh được.Do đó,đầu tư vào nâng cao chất lượng sản phẩm để chiếm lòng tin của khách hàng là một hướng đi đúng đắn và có kết quả.

Tuy nhiên không thể vì vậy mà không quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển thương hiệu.Các doanh nghiệp cần tận dụng tối đa sức mạnh của giới truyền thông để tuyên truyền,quảng cáo cho tên tuổi của công ty mình.Tăng cường sử dụng các chiến lược xúc tiến hỗn hợp để giúp người tiêu dùng quen dần với nhãn hiệu cũng như có ấn tượng hơn với sản phẩm của công ty:quảng cáo,tuyên truyền,giới thiệu về sản phẩm,nhãn hiệu của công ty,sử dụng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp tư vấn cho khách hàng về đặc tính của sản phẩm,sử dụng các hình thức khuyến mại hấp dẫn …Bên cạnh đó cần phải có chiến lược phân đoạn thị trường đúng đắn,từ đó có những biện pháp cụ thể và phù hợp để nắm được đọan thị trường đó.

Các biện pháp trên đây nhằm mục đích thu hút khách hàng đến với công ty,thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng đối với các sản phẩm nội,tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển bên vững hơn\

b)Cửa hàng cung ứng sản phẩm và các đại lý chính hãng:

_Đối với các cửa hàng cung ứng sản phẩm thì điều đàu tiên cần nói đến là sự cần thiết phải phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc chấp hành đầy đủ các qui đinh về quản lý kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm

_Các cửa hàng nên có sự phân phố cụ thể,rõ ràng các loai sản phẩm khác nhau theo chức năng hoặc theo nhãn hiệu riêng,điều đó giúp cho khách hàng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm.Chú ý xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng có hiểu biết tương đối về các loại,các nhãn thiệu

mỹ phẩm khác nhau,văn hóa bán hàng lịch sự,chu đáo nhiệt tình,góp phần phục vụ khách hàng tốt hơn.Uy tín với khách hàng được nâng cao là một trong những bí quyết giúp các cửa hàng giữ chân khách hàng của mình.

Ngoài ra,các cửa hàng cũng cần phải phân biệt rõ đâu là sản phẩm chính hãng đâu là sản phẩm có xuất xứ từ nước thứ hai để khách hàng đưa ra sự lựa chọn của mình.

_Đối với các cửa hàng chinh hãng cần phải lien hệ với nguồn cung cấp để ghi rõ hạn sử dụng của sản phẩm,giúp khchs hang yên tam hơn về chất lượng sản phẩm.Trên thực tế hầu hết các hãng mỹ phẩm nước ngoài đều không ghi rõ hạn sử dụng trên sản phẩm,gây bất lợi cho khách hàng trong việc tim hiểu thông tin về sản phẩm trước khi mua hàng,với những loại sản phẩm thuộc dòng thượng hạng hay cao cấp thì đây là môt việc rất quan trọng bởi số tiền người tiêu dùng bỏ ra đẻ mua sảm phẩm là khá lớn.

Các cửa hàng cũng nên có sự quảng cáo thích hợp để người tiêu dùng nội địa nắm được các thông tin cụ thể và chính xác như địa chỉ cửa hàng,tên cưa hàng và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm ,từ đó việc đến với cửa hàng,đến với nhãn hiệu sẽ đơn giản hơn.

Bên cạnh đó các cửa hàng cũng có thể kết hợp với các Spa,các beauty salon đẻ cung cấp cho khách hàng các mẫu dùng thử sẽ giúp khách hàng có thêm cơ sở để đi đến quyết định mua hàng.

c)Đối với các nhà phân phối nhập khẩu:

Cần phải đăng kí lưu hành trước khi phân phối sản phẩm tới các đại lý,tăng cường thông tin cho khách hàng về sự xuất hiện của sản phẩm,những thông tin cụ thể về nhãn hiệu,chất lượng,xuất xứ cũng như dấu hiệu nhận biết sản phẩm chính hãng cho khách hàng.

3)Đối với người tiêu dùng:

_Người tiêu dùng là đối tượng quan tâm của tất cả các thành phẩn nêu trên,cũng là trung tâm của thị trường mỹ phẩm .Để bảo vệ mình trước những mối đe dọa do nạn hàng giả hàng nhái gây ra thì trước hết nguoif tiêu dùng cần phải nắm rõ được tính hai mặt của việc sử dụng mỹ phẩm.

Trước hết là cần phải tìm hiểu thông tin về các chỉ số của bản thân để chọn ra được loại sản phẩm phù hợp với mình.Sau đó là việc lựa chon các nhãn hiệu sản phẩm phù hợp với làn da,cũng như khả năng thanh toán cho việc mua sắm các sản phẩm đó.Nguời tiêu dùng cần phải tìm hiểu rõ các thông tin cuả thị trường,thông tin về sản phẩm,tuyệt đối không sử dụng những loại sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ,mỹ phẩm tự chế truyền tay nhau.

_Người tiêu dùng cũng nên chọn cho mình những cửa hàng quen để mua sản phẩm,tránh mua sản phẩm ở những nơi không đảm bảo an toàn như chợ hay mua của các nhân viên tiếp thị không có giấy giới thiệu của công ty.

Trước khi nhận được sự bảo vệ của các cấp quản lý có thẩm quyền,người tiêu dùng nên tự tìm hiểu để tự bảo vệ cá nhân trước những mánh lới làm ăn của một bộ phận thương nhân bất lương.

Trên đây là một vài giải pháp giúp cho thị trường Mỹ phẩm Việt Nam có được sự phát triển lành mạnh,phát huy được những tiềm năng vốn có.Thực hiện được những giải pháp nêu trên thì việc thị trường mỹ phẩm Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 30% trong năm 2008 sẽ trở thành sự thật.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập sâu và rộng vào tổ chức Thương mại thế giới WTO, có rất nhiều cơ hội đang mở ra trước mắt chúng ta trên mặt trận kinh tế nói chung và Thương mại nói riêng. Đó là: xuất nhập khẩu ngày càng tăng cao với thị trường ngày càng rộng hơn, môi trường kinh doanh không ngừng rộng mở, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam đã được nâng cao. Theo diễn đàn kinh tế thế giới, năm 2007 Việt nam chúng ta được xếp hạng 68 trong số 131 nền kinh tế được xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp và hạng thứ 76 trong số 127 nền kinh tế được xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh DN. Riêng Thị trường nội địa thì có sự phát triển sôi động với nhiều chủng loại hàng hóa đa dạng, phong phú, phương thức mua bán hàng hóa ngày càng phát triển theo hương văn minh hiện đại, đang trở thành nguồn động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế nước ta .Bên cạnh những nhân tố tích cực đó,vẫn tồn tại nhiều những hạn chế cần được khắc phục : giá cả biến động mạnh, công tác quản lý thị trường còn yếu kém, hạ tầng thương mại tuy đã được chú ý đầu tư song còn manh mún , chưa đáp ứng yêu cầu phát triển … (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua nghiên cứu về thị trường mỹ phẩm Việt Nam, em nhận thấy đây là một thị trường rất có tiềm năng phát triển. Vai trò của mặt hàng mỹ phẩm trong cuộc sống hiện đại ngày nay đã được chứng minh tương đối đầy đủ và rõ nét. Nằm trong xu hướng phát triển chung của thị trường nội địa, thị trường mỹ phẩm cũng đã có nhiều bước phát triển mới. Hàng hóa ngày càng đa dạng, hình thức phân phối phong phú, mức tăng trưởng ngày càng tăng cao, thị trường trong nước đã thu hút được sự quan tâm chú ý của

nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới : Christian Dior, Lancôme, Esteer Lauder, Coreana…mà sự có mặt của các thương hiệu này tại các thành phố lớn của Việt Nam đã đánh dấu sự chuyển biến về chất trong xu hướng tiêu dùng của một bộ phận người tiêu dùng Việt. Bên cạnh những ưu điểm và những kết quả đạt được,thị trường mỹ phẩm Việt Nam vẫn tồn tại nhiều những mặt hạn chế cần được khắc phục : thị trường mua bán còn ngổn ngang, chưa có sự quan tâm, quản lý sát sao của các cơ quan nhà nước,nạn hàng gia hàng nhái chưa được khắc phục và có xu hướng ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng,sức cạnh tranh của các doanh nghiệp mỹ phẩm trong nước còn kém so với các hãng mỹ phẩm nước ngoài…

Qua nghiên cứu, đánh giá thực trạng của thị trường mỹ phẩm Việt Nam em đã có một vài nhận xét và đề xuất các phương hướng, giải pháp phát triển thị trường. Do thời gian nghiên cứu hạn chế, kinh nghiệm viết bài và thu thập,xử lý tài liệu còn ít nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý của thầy để bài viết của em hoàn chỉnh hơn,sâu sắc hơn.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Giáo trình marketing cơ bản_GS.TS Trần Minh Đạo_Nhà xuất bản ĐH KTQD

2.Giáo trình văn hóa kinh doanh_PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân_NXB ĐH KTQD

3.Giáo trình Quản lý kinh doanh _GS.TS Nguyễn Thành Độ _PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền

NXB DH KTQD 4.Giáo trình Kinh tế thương mại: GS.TS Đặng Đình Đào

TS Trần Văn Bảo _NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân

5.Tạp chí Thương Mại số 1+ 2/2008

6.Phụ lục số O3 ban hành kèm theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006

7.Một số trang Web có liên quan: http://www.Vietnamnet.vn http://www.vnexpress.net http://www.baothuongmai.com http://www.thongtinthuongmaivietnam.com http://www.mot.gov.vn http://www.dantri.com http://www.VneEconomy.net http://www.NgocthuyShop.com và một số trang web khác.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU... 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM...4

I/_BẢN CHẤT, VAI TRÒ CỦA MỸ PHẨM...4

1)Bản chất:...4

2)Vai trò:...7

II/_NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM:...8

1)Thương hiệu:...8

2)Hệ thống phân phối và chiến lược xúc tiến hỗn hợp:...9

3)Chất lượng của mỹ phẩm:...12

4)Cầu của thị trường:...13

III/_CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM:...14

1)Nhân tố về thu nhập:...14

2)Nhân tố về nhân khẩu và địa lý...15

3)Nhân tố thị hiếu và văn hóa:...16

4)Nhân tố về môi trường chính trị - luật pháp:...16

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM VIỆT NAM...18 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I) ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦATHỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM:...18

1)Đặc điểm kinh tế kỹ thuật:...18

2)Quá trình phát triển của thị trường mỹ phẩm Việt Nam:...20

II/_THỰC TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM Ở VIỆT NAM:...23

1)Thương hiệu:...23

2)Cầu của thị trường:...27

3)Hệ thống phân phối và chiến lược xúc tiến hỗn hợp:...31

4)Chất lượng của mỹ phẩm trên thị trường Việt Nam:...36

III) NHỮNG KẾT LUẬN,đánh giá rút ra từ nghiên cứu thực trạng: ...43

1)Những mặt tích cực và tiềm năng càn khai thác:...43

2)Những hạn chế gặp phải và cách khắc phục:...45

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CHO THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM...48

I) MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI:...48

1)Mục tiêu phát triển:...49

2)Phương hướng phát triển của thị trường mỹ phẩm Việt Nam trong những năm tới:...50

II) GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:...51

1)Đối với các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước:...51

2)Đối với các doanh nghiệp:...52

3)Đối với người tiêu dùng:...55

KẾT LUẬN...56

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp cho thị trường nghiên cứu (Trang 51 - 60)