MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦATHỊ

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp cho thị trường nghiên cứu (Trang 48 - 51)

Thông qua phần nghiên cứu về cơ sở lý luận cũng như thực trạng của thị trường mỹ phẩm Việt Nam,ta có thể nhận thấy đây thật sự là một thị trường có rất nhiều tiềm năng phát triển,và lợi nhuận đem lại hưá hẹn sẽ rất cao.

Tuy nhiên,bên cạnh những yếu tố tích cực thì thị trường cũng gặp phải rất nhiều khó khăn và còn nhiều tồn tại nhiều hạn chế.Muốn có một thị trường phát triển toàn diện,đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của ngành thương mại nói riêng và nền kinh tế nói chung thì cần phải có những biện pháp hữu hiệu để phát huy mặt tích cực và khắc phục những hạn chế.Dưới đây em xin nêu một vài giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề.

I) MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ PHẨM VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI: TRƯỜNG MỸ PHẨM VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI:

Tuy chỉ là một trong số vô vàn những mặt hàng tiêu dùng khác trên thị trường,song cùng với xu thế phát triển của đời sống, mỹ phẩm đã chứng tỏ được vai trò và tầm quan trọng của mình.Cũng như bất cứ thị trường nào khác,thị trường mỹ phẩm cũng có những mục tiêu và phương hướng phát triển nhất định trong thời gian tới.

1)Mục tiêu phát triển:

_Mở rộng và hoàn thiện thị trường: Là một thị trường tiềm năng, hội tụ nhiều điều kiện để phát triển do đó không lý nào mục tiêu mở rộng thị trường lại không được nhắc tới. Việc mở rộng thị trường bao gồm cả việc mở rộng về số lượng các nhãn hiệu cả trong nước cũng như thu hút các nhãn hiệu nổi tiềng trên thế giới, mở rộng qui mô thị trường,phục vụ mọi đối tượng người tiêu dùng ở khắp các vùng miền, mở rộng đối tượng khách hàng sử dụng sản phẩm.Bên cạnh việc quan tâm đến mở rộng thị trường thì việc chú trọng hoàn thiện thị trường đó là một mục tiêu rất quan trọng. Sở dĩ như vậy là bởi một thị trường muốn phát triển bền vững,lâu dài thì cần phải hoàn thiện môi trường kinh doanh ổn định với hệ thống phân phối thông minh,chất lượng đảm bảo,trong đó văn hóa kinh doanh là một yếu tố vô cùng quan trọng,nhất là trong thời buổi hội nhập kinh tế hiện nay.Hoàn thiện thị trường là tất yếu để đẩy mạnh sự phát triển của thị trường.

_Nâng cao mức tăng trưởng: Có thể nói mục tiêu nâng cao mức tăng trưởng là mục tiêu chính đáng và cần thiết đối với bất cứ thị trường nào,và thị trường mỹ phẩm cũng không là một ngoại lệ. Thị trường mỹ phẩm Việt Nam với mức tăng trưởng trung bình là 20% - 30%/năm trong những năm vừa qua là một dấu hiệu khả quan,theo dự đoán thì trong những năm tiếp theo,mức tăng trưởng này có thể lên tới 30% -40%/năm.Đây là mức tăng trưởng dự báo song cũng đồng thời là kỳ vọng của các nhà kinh doanh,cun như la mục tiêu chung của toàn bộ thị trường mỹ phẩm Việt Nam trong những năm tới.

2)Phương hướng phát triển của thị trường mỹ phẩm Việt Nam trong những năm tới:

_Tập chung đáp ứng tốt nhất nhu cầu đa dạng của khách hàng cả về số lượng lẫn chất lượng sản phẩm. Đặc biệt,chú trọng phát triển các dịch vụ tư vấn ,chăm sóc khách hàng.Đó vừa là yếu tố phụ trợ cho việc phát triển nhãn hiệu lại vừa là công cụ cạnh tranh hữu hiệu.Ngày nay tính năng của các loại sản phẩm thuộc các hãng khác nhau thì thường không có sự khác biệt nhiều do vây,để xây dựng thương hiệu với uy tín cao đối với khách hàng thì việc đầu tư phát triển các dịch vụ cho khách hàng là một việc làm cần thiết.

_Hoàn thiện hệ thống quản lý đồng bộ,khoa học và triệt để góp phần tạo ra một thị trường ổn định,bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.

_Thực hiện các biện pháp giáo dục cho người tiêu dùng hiểu biết thêm về lợi ích của mỹ phẩm,cách sử dụng và đặc biệt là mối lien hệ của nó tới sức khỏe của con người như thế nào.Từ đó,người tiêu dùng có thể có thêm hiểu biết,thêm kiến thức về chăm sóc sắc đẹp,tránh xa các loại sản phẩm kém chất lượng,không rõ nguồn gốc xuất xứ…góp phần làm giảm nạn hàng giả hàng nhái trên thị trừơng

Để thực hiện được mục tiêu phương hướng phát triển nêu trên cần phải có những biện pháp cụ thể và có tính hiện thực.Dưới đây là một vài biện pháp cho vấn đề nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp cho thị trường nghiên cứu (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w