- Cần tiếp cận khách hàng, tổ chức hội thảo để giới thiệu và tư vấn nhằm mục đích vừa nâng cao nhận thức của khách hàng về rủi ro tỷ giá, lãi suất vừa giúp cho khách hàng hiểu biết về các công cụ phái sinh. Phát triển các công cụ phái sinh và thị trường phái sinh là giúp cho các doanh nghiệp có thêm cơ hội
lựa chọn loại hình giao dịch phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Khi sử dụng các công cụ phái sinh doanh nghiệp có được sự lựa chọn về tỷ giá mong muốn, biết trước được chi phí vay nợ, từ đó quản lý được rủi ro về biến động lãi suất trong
một khoảng thời gian từ 1 đến 5 năm rưỡi hoặc lâu hơn nữa (tối đa 10 năm). Mặt
khác, cần tập trung ưu tiên đào tạo và bồi dưỡng cho các cán bộ trực tiếp kinh doanh trên thị trường quốc tế về các công cụ phái sinh nói chung và phái sinh ngoại hối nói riêng, vì đây là những sản phẩm mới, phức tạp cả về lý thuyết lẫn thực tiễn áp dụng. Ngoài ra cần trang bị thêm những kiến thức và kinh nghiệm về thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ quốc tế, kỹ năng phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp và phân tích thông tin để dự đoán xu hướng diễn biến của thị trường nhằm sử dụng các công cụ phái sinh một cách hiệu quả nhất. Thông qua đó để có thể tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ cho khách hàng của mình hiểu biết hơn về thị trường phái sinh.
- Riêng đối với công cụ phái sinh hoán đổi lãi suất thì các ngân hàng thương mại cần có các điều kiện: có vốn tự có từ 1.000 tỷ đồng hoặc giá trị tương đương trở lên; bảo đảm các tỷ lệ an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh theo quy định của ngân hàng Nhà Nước; có quy trình thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất, trong đó gồm cả biện pháp phòng ngừa rủi ro; có tổng lãi ròng các giao dịch hoán đổi lãi suất là số dương. Trường hợp tổng lãi ròng này là số âm thì tối đa bằng 5% vốn tự có của ngân hàng đó. Trường hợp thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất ngoại tệ, phải được ngân hàng Nhà Nước cho phép hoạt động ngoại hối. Trường hợp thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền, phải thực hiện các quy định về quản lý ngoại hối liên quan đến việc trao đổi vốn gốc. Đối với doanh nghiệp và ngân hàng thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất của chính mình, phải có đủ các điều kiện: có giao dịch gốc (giao dịch gốc là một trong các giao dịch tiền gửi, phát hành hoặc
đầu tư giấy tờ có giá, vay vốn, cho thuê tài chính, mua hàng hóa trả chậm) được thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam; có khả năng tài chính hoặc thực hiện các biện pháp bảo đảm do hai bên thỏa thuận để thực hiện nghĩa vụ thanh toán số lãi ròng phải trả cho ngân hàng.
- Đối với công cụ phái sinh giao sau thì Nhà nước cần có một cơ chế mới, tức là cho phép doanh nghiệp đầu tư vốn ra nước ngoài. Bởi vì muốn tham gia thị trường kỳ hạn thì phải có tiền đặt cọc, tiền mua chỗ ở Luân Đôn. Muốn vào thị trường đó thì phải bỏ tiền ra trước, sau khi mua bán diễn tiến, tiền đó sẽ được chuyển hóa ở nước ngoài.