Xác định nguyên nhân

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG (Trang 37 - 40)

3. Hiện trạng ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng

3.2.3. Xác định nguyên nhân

Chúng tôi xin đƣa ra một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những thực trạng chƣa tốt nêu trên trong quá trình ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp Bát Tràng:

Đầu tiên phải kể đến đó là nhận thức của doanh nghiệp. Đây là cơ sở ban đầu mang tính quyết định liệu TMĐT thành công hay thất bại. Nhiều doanh nghiệp vẫn có những suy nghĩ nhƣ đơn giản cho rằng ứng dụng TMĐT chỉ là lập website cho doanh nghiệp mà không có chiến lƣợc marketing, quảng bá website. Hoặc với suy nghĩ chỉ cần sản phẩm của mình tốt thì khách hàng sẽ tự đến với mình là sai lầm lớn. Việc xây dựng website chỉ là bƣớc đầu trong hành trình đầy thử thách chinh phục TMĐT, khiến TMĐT là công cụ tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp có những hiểu biết sâu sắc, đúng đắn về TMĐT, về tiềm năng kinh tế lớn mà nó sẽ mang lại, thì khi đó TMĐT chắc chắn sẽ là một phần không thể thiếu của nền kinh tế.

Nhân tố thứ hai cũng không kém phần quan trọng là khả năng tài chính của các doanh nghiệp. Chi phí để đầu tƣ cho website với giao diện thân thiện, đẹp mắt, cơ sở dữ liệu mạnh và ổn định là rât lớn, trung bình khoảng 1500$ trong khi thu nhập bình quân của 1 cơ sở sản xuất trong 1 năm là 15-25triệu đồng. Ngoài ra, những chi phí thuê điều hành viên trong cập nhật thông tin hàng ngày, tƣ vấn viên nhận và phản hồi thông tin từ khách hàng, đội kĩ thuật bảo hành, bảo trì thƣờng xuyên ..v.vv. Thời điểm

- 35 -

nền kinh tế nhiều biến động, lãi suất ngân hàng mỗi ngày một cao hơn gây ra nhiều trở ngại về huy động vốn. Hơn nữa, khoản đầu tƣ lớn nhƣ vậy cần sự quyết tâm rất lớn từ phía doanh nghiệp. Đầu tƣ lớn vào TMĐT mà hiệu quả kinh tế trƣớc mắt không đƣợc khả quan dẫn đến những ngần ngại cho nhiều doanh nghiệp Bát Tràng với quy mô chủ yếu là vừa và nhỏ.

Thói quen kinh doanh nhỏ lẻ, không mang tầm quy mô lớn cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng ứng dụng TMĐT còn kém hiệu quả nhƣ hiện nay. Tuy TMĐT mở ra những lợi ích vô cùng lớn, nhƣng để đạt đƣợc trái ngọt đó đâu thể một sớm một chiều. Những đầu tƣ chất xám, tiền bạc, thời gian và cả rủi ro là vô cùng lớn. Trong khi đó, các hộ kinh doanh, các công ty gốm sứ thì dƣờng nhƣ vẫn yên ổn trong cách làm ăn truyền thống của mình. Qua khảo sát điều tra thực tế, nhóm nghiên cứu đƣợc biết các đơn đặt hàng chủ yếu đến từ những mối quen biết cũ, hoặc những mối mới dựa trên giới thiệu bạn bè, ngƣời quen. Một phần nguồn cầu khác là từ các công ty lớn đặt làm gia công khoán sản phẩm. Các hộ gia đình nhận khoán số lƣợng, thực hiện đơn hàng theo mẫu sẵn rồi giao hàng theo hẹn. Tuy phƣơng thức làm gia công này lợi nhuận khá ít nhƣng nó lại khá đều đặn và ổn định, nên vẫn tiếp tục duy trì đến nay. Thiếu con mắt nhìn xa, lại quen trong phƣơng thức kinh doanh truyền thống từ xƣa đã làm thu hẹp những thị trƣờng tiềm năng của, tự đánh mất đi những cơ hội kinh doanh quảng bá sản phẩm vừa có giá trị thẩm mỹ, vừa có giá trị văn hóa cao nhƣ gốm sứ Bát Tràng.

Trình độ về công nghệ thông tin (CNTT), những hiểu biết về máy tính, số hóa..vv.. của bộ phận nhân sự trong các doanh nghiệp Bát Tràng còn vô cùng hạn chế. Nhƣ đã nêu trong hiện trạng, sự thiếu hiểu biết về CNTT và TMĐT của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng gây nhiều thiệt thòi cho chính bản thân họ khi hợp đồng với công ty thiết kế website, khi

- 36 -

phải tốn thêm chi phí để thuê công ty ngoài quản lý website cho doanh nghiệp mình. Những chi phí này thƣờng không nhỏ do mức lƣơng chi trả cho ngành CNTT là rất cao. Nguồn nhân lực tại địa phƣơng cũng có nhiều khó khăn tồn tại. Một bộ phận trình độ học vấn thấp thì không có điều kiện tiếp xúc với CNTT. Một bộ phận khác đƣợc đi học đại học, cao học thì thƣờng ít quay về làng xã làm việc. Do đó dẫn tới thực trạng là nguồn nhân lực thừa vẫn thừa, mà thiếu thì vẫn cứ thiếu. Về lâu dài, nếu những hạn chế này không đƣợc nhanh chóng khắc phục thì nó sẽ là vật cản lớn trên con đƣờng tiếp cận và phát huy TMĐT trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Các cơ quan chức năng ở địa phƣơng Bát Tràng còn thiếu định hƣớng, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Biết đến TMĐT chỉ có một số doanh nghiệp nhanh nhạy, năng động. Dám ứng dụng TMĐT, ví dụ nhƣ tạo website riêng, lại càng ít doanh nghiệp thực hiện. Tuy vậy, ở Bát Tràng hiện nay có đến 1000 hộ kinh doanh cá thể. Họ không có khả năng cũng nhƣ điều kiện tiếp xúc với công nghệ cao, không thể biết đến TMĐT nhanh nhƣ các doanh nghiệp. Họ cần những hƣớng dẫn, giới thiệu, chỉ đạo từ những lãnh đạo ở xã, ở huyện. Tuy nhiên bộ phận lãnh đạo này lại khá chậm chạp trong tiếp xúc với công nghệ thông tin. Gặp gỡ chủ tịch ủy ban nhân dân xã Bát Tràng, chúng tôi cũng nhận thấy nhiều hạn chế về thông tin, kiến thức về công nghệ thông tin, về xu thế TMĐT. Những chính sách, những hoạt động nhằm giúp các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận thông tin về TMĐT còn chƣa có. Nếu những hỗ trợ đó đƣợc thực hiện, thiết nghĩ TMĐT sẽ càng nhanh chóng có đƣợc chỗ đứng xứng đáng của nó, góp phần đƣa kinh tế của xã Bát Tràng lên tầm cao mới.

- 37 -

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)