Công tác bồi thường

Một phần của tài liệu Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở phòng Bảo hiểm huỵên Thanh Trì - Hà Nội (Trang 50 - 53)

II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA Ở

4.Công tác bồi thường

Công tác bồi thường là khâu cuối cùng khép kín và không kém phần quan trọng trong công tác bảo hiểm. Chất lượng của công tác này hoặc sẽ làm tăng uy tín của bảo hiểm, kết quả của công tác uy tín bảo hiểm một mặt phản ánh hiệu quả xã hội của công tác bảo hiểm, mặt khác lại thể hiện chất lượng của công tác phòng ngừa, hạn chế tổn thất và là cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Thấy rõ được tầm quan trọng trong công tác bồi thường trong thời gian qua phòng bảo hiểm Thanh Trì không ngừng nâng cao chất lượng công tác bồi thường, đặc biệt là đã sắp xếp theo mô hình cơ cấu tổ chức mới, thành lập bộ phận bồi thường và bộ phận giám định riêng biệt, tạo điều kiện trong việc chuyên môn hoá trong công việc, cải tiến lề lối, thái độ phục vụ khách hàng.

Song song với việc làm này Bảo Việt Thanh Trì còn tích cực đấu tranh phòng ngừa các hiện tượng tiêu cực trong công tác bồi thường, cải tiến lề lối của bộ phận bồi thường, hoàn thiện quy trình bồi thường, nhằm đáp ứng phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, hạn chế hồ sơ tồn đọng không có lý do chính đáng, giải quyết dứt điểm hồ sơ tai nạn.

Để gắn bó với khách hàng, tạo điều kiện cho việc khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm có hiệu quả, phòng Thanh Trì đã phân cấp trách nhiệm bồi thường cho cán bộ phân giải quyết bồi thường, qua một vài năm triển khai hầu hết các cán bộ đều làm tốt nhiệm vụ, mở rộng và củng cố thêm quan hệ với khách hàng gây uy tín cho phòng.

Trong mỗi năm bảo hiểm, xác suất tai nạn của số xe hoạt động nói chung và số xe tham gia bảo hiểm nói riêng là khác nhau. Mức độ thiệt hại giữa các vụ tai nạn và mức độ bồi thường của bảo hiểm cũng khác nhau. Do đó số tiền bồi thường thiệt hại trách nhiệm dân sự của chủ xe, số vụ tai nạn giao thông xảy ra còn ít nên số bồi thường thiệt hại trong thời gian này nhỏ. Nhưng cùng theo thời gian, số lượng xe hoạt động ngày càng tăng lên, số vụ tai nạn ngày một nhiều, có những vụ tai nạn khá lớn nên số tiền bồi thường cũng ngày một tăng.

Bảng 4: Tổng số chi bồi thường bảo hiểm TNDS chủ phương tiện đối với người thứ ba ở phòng bảo hiểm Thanh Trì (1996- 2000)

Đơn vị : Đồng

1996 10700.000 481.400 11.181.400

1997 13.890.520 515.664 14.406.184

1998 16.212.300 533.700 16.746.000

1999 18.950.593 623.500 19.574.093

2000 22.991.800 714.200 23.706.000

Theo số liệu ở bảng 4, tổng số tiền bồi thường cũng như số tiền bồi thường từng nghiệp vụ ô tô, xe máy của năm sau tăng lên so với năm trước. Trong cơ cấu số tiền bồi thường của một năm thì số tiền bồi thường do tai nạn ô tô gây ra luôn chiếm một tỷ trọng lớn. Thực tế có thể thấy rằng số vụ tai nạn do xe máy gây ra cao hơn rất nhiều so với một số vụ tai nạn ô tô gây ra nhưng số tiền bồi thường xe máy lại thấp hơn rất nhiều so với số tiền bồi thường tai nạn ô tô. Nguyên nhân là do tính chất hoạt động của ô tô có độ nguy hiểm cao hơn rất nhiều so với xe máy. Vì thế thiệt hại trong vụ tai nạn ô tô là rất lớn

Mặt khác, nhìn vào bảng số liệu chứng tỏ tỷ lệ giải quyết tai nạn giao thông (giải quyết bồi thường) ở phòng bảo hiểm Thanh Trì qua các năm ngày càng tăng. Tỷ lệ này đánh giá khả năng, tinh thần trách nhiệm làm việc của cán bộ bảo hiểm, đánh giá trình độ nghiệp vụ và khả năng tài chính của phòng.

Cùng với việc phát triển của việc tổ chức khai thác bảo hiểm và tổ chức giám định, công tác giải quyết bồi thường thiệt hại của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở Bảo Việt Thanh Trì cũng ngày được hoàn thiện đảm bảo tính nhanh chóng, chính xác, kịp thời, tạo điều kiện cho chủ xe nhanh chóng nhận được tiền bảo hiểm, nhằm khắc phục khó khăn về tài chính sau khi xảy ra tai nạn, làm cho các chủ xe thấy được lợi ích của xe tham gia bảo hiểm, tin tưởng vào bảo hiểm và có tác dụng tích cực trong việc tuyên truyền công tác bảo hiểm, gây uy tín cho Bảo Việt.

Tuy vậy, trong công tác bồi thường ở nghiệp vụ này ở Bảo Việt Thanh Trì không tránh khỏi một số tồn tại sau:

* Một số tai nạn còn giải quyết bồi thường chậm trễ chưa thực sự giúp đỡ chủ xe khắc phục khó khăn về tài chính do phải bồi thường cho nạn nhân, vừa phải chịu những thiệt hại về tài sản, sức khoẻ của chính bản thân.

* Khả năng giải quyết tai nạn mặc dù đã tăng nhiều so với các năm trước nhưng vẫn còn tồn đọng một vài vụ sang năm sau làm kéo dài thời gian, chế độ của chủ xe

* Việc hoàn tất thủ tục hồ sơ vụ tai nạn bị chậm trễ do các cơ quan, bộ phận gây ra cho chủ xe như việc lấy giấy nằm viện, thanh toán viện phí, thuốc men, giấy chứng nhận thu nhập…

* Trong thực tế hiện nay, khi xe gây tai nạn thiệt hại cho bên thứ ba, chủ xe thường phải bồi thường một khoản rất lớn so với những thiệt hại thực tế của bên thứ ba, nhằm mục đích làm giảm trách nhiệm hình sự của chủ xe. Do đó với số tiền bồi thường của bảo hiểm chủ xe vẫn cảm thấy nhỏ bé so với số tiền bồi thường của mình bỏ ra. Điều này dễ làm nảy sinh tư tưởng tiêu cực làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của Bảo Việt Thanh Trì nói riêng và toàn ngành bảo hiểm nói chung

Một phần của tài liệu Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở phòng Bảo hiểm huỵên Thanh Trì - Hà Nội (Trang 50 - 53)