DT/CP Doanh thu/Chi phí 5 LN/DT Lợi nhuận/Doanh thu

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy tại Bảo Việt Hà Nội (Trang 67 - 69)

II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM GIÁN ĐOẠN KINH DOANH SAU CHÁY TẠI BẢO VIỆT HÀ NỘ

4. DT/CP Doanh thu/Chi phí 5 LN/DT Lợi nhuận/Doanh thu

5. LN/DT Lợi nhuận/Doanh thu 6. LN/CP Lợi nhuận/Chi phí

Qua bảng số liệu chúng ta thấy:

- Nhìn chung qua các năm doanh thu và chi phí đều tăng nhưng chi phí tăng chậm hơn dẫn đến lợi nhuận có xu hướng tăng trừ năm 2000 do phát sinh chi bồi thường lớn lên lợi nhuận của nghiệp vụ giảm mạnh. Trong khi lợi nhuận thu được năm 1999 là 290,93 triệu thì tới năm 2000 lợi nhuận giảm chỉ còn 8 triệu. Sang tới năm 2002, 2003 do không phát sinh khiếu nại bồi thường nên lợi nhuận tăng mạnh, lợi nhuận thu được qua các năm lần lượt là: 533,55 và 687,32 triệu đồng, lợi nhuận năm 2003 tăng gấp hơn hai lần lợi nhuận đạt được năm 1999.

- Ta thấy chỉ tiêu doanh thu/chi phí qua các năm đều lớn hơn 1, như vậy chỉ tiêu này đạt hiệu quả.

- Năm 1999 thì cứ một đồng chi phí bỏ ra tạo ra 2,359 đồng doanh thu. - Năm 2001 cứ một đồng chi phí bỏ ra tạo ra 2,051 đồng doanh thu.

- Năm 2002, 2003 cứ một đồng chi phí bỏ ra tạo ra 2,274 và 2,280 đồng doanh thu. Nhưng vào năm 2000 chỉ tiêu này giảm mạnh chỉ là 1,012 tức cứ một đồng chi phí bỏ ra tạo ra 1,012 đồng doanh thu. Xét về chỉ tiêu này thì năm 1999 là năm hiệu quả nhất, năm 2000 là năm kém hiệu quả nhất.

- Về chỉ tiêu lợi nhuận/chi phí thì năm 1999 là năm có hiệu quả nhất cứ một đồng chi phí bỏ ra tạo ra 1,35 đồng lợi nhuận, đứng thứ hai là năm 2003 cứ một đồng chi phí bỏ ra tạo ra 1,28 đồng lợi nhuận. Mặc dù năm 2002 và năm 2003 là hai năm không phát sinh khiếu nại bồi thường nhưng chỉ tiêu này lại kém hơn so với năm 1999 năm phát sinh vụ khiếu nại bồi thường đầu tiên là do đặc điểm riêng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Không giống như các doanh nghiệp khác lợi nhuận của hoạt động kinh doanh được tính bằng tổng thu trừ tổng chi mà doanh nghiệp bảo hiểm còn phải tiến hành trích lập dự phòng cho tổn thất có thể xảy ra trong tương lai. Vì thế, mặc dù năm 2002 và 2003 không phát sinh khiếu nại bồi thường, doanh thu phí và số hợp đồng khai thác được

đều tăng nhưng chỉ tiêu lợi nhuận lại không cao hơn năm 1999. Năm 2000 là năm chỉ tiêu này kém hiệu quả nhất. Một đồng chi phí bỏ ra chỉ tạo ra 0,12 đồng doanh thu.

Xét về hiệu quả xã hội, ta biết số lượng khách hàng được phục vụ ngày càng nhiều, uy tín của công ty cũng ngày một được nâng cao, đó thực sự là một lợi thế lớn của công ty triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này.

Còn xét về góc độ kinh tế thì doanh thu phí cũng như lợi nhuận thu được từ nghiệp vụ bảo hiểm này ngày càng tăng thực sự là một tín hiệu đáng mừng cho một nghiệp vụ non trẻ như nghiệp vụ bảo hiểm gián doạn kinh doanh sau cháy.

Qua phân tích bốn khâu như trên chúng ta thấy rằng nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy là một nghiệp vụ đầy tiềm năng để phát triển và có khả năng mang lại doanh thu cũng như lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Và vấn đề nổi cộm hiện nay của nghiệp vụ bảo hiểm này tại Bảo Việt Hà Nội tập chung chủ yếu ở khâu khai thác. Vì vậy, trong quá trình được tiếp xúc với thực tế triển khai khai nghiệp vụ bảo hiểm này tại Bảo Việt Hà Nội, với mong muốn đóng góp một số ý kiến nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm gián doạn kinh doanh sau cháy tại công ty, chương III của chuyên đề thực tập này sẽ đề cập tới một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả triển khai bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy tại Bảo Việt Hà Nội.

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BẢO HIỂM GIÁN ĐOẠN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BẢO HIỂM GIÁN ĐOẠN

KINH DOANH SAU CHÁY TẠI BẢO VIỆT HÀ NỘI.

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy tại Bảo Việt Hà Nội (Trang 67 - 69)

w