Số đơn BH Số đơn bảo hiểm 2 STBH Số tiền bảo hiểm

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy tại Bảo Việt Hà Nội (Trang 47 - 56)

II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM GIÁN ĐOẠN KINH DOANH SAU CHÁY TẠI BẢO VIỆT HÀ NỘ

1. Số đơn BH Số đơn bảo hiểm 2 STBH Số tiền bảo hiểm

Tốc độ tăng (%) 366.700 - 433.300 118.16 549.876 126,9 636276 115,7 801.265 125,9 3.DT phí BH (tr.đ) Tốc độ tăng (%) 505 -- 650 128,7 824 126,8 952 115,5 1224 128,8 4.STBHBQ/HĐ (tr.đ) 8730,95 8490,17 7855,26 7855,26 7856,52 5. PBHBQ/HĐ (tr.đ) 12,024 12,745 11,776 11,756 11,996 ( Nguồn số liệu : Phòng bảo hiểm cháy và rủi ro hỗn hợp Bảo Việt –Hà Nội )

Trong đó:

1. Số đơn BH Số đơn bảo hiểm2. STBH Số tiền bảo hiểm 2. STBH Số tiền bảo hiểm

3. DT phí BH Doanh thu phí bảo hiểm

4. STBHBQ/HĐ Số tiền bảo hiểm bình quân/hợp đồng 5. PBHBQ/HĐ Phí bảo hiểm bình quân/hợp đồng

Qua bảng số liệu trên ta thấy, số hợp đồng bảo hiểm ký được và số phí bảo hiểm thu được của nghiệp vụ bảo hiểm này còn chưa nhiều nhưng đều có xu hướng ngày càng tăng qua các năm triển khai, tuy nhiên không thể phủ nhận rằng kết quả đó cũng đưa ra một dấu hiệu khả quan cho thấy rằng đây là một nghiệp vụ giàu tiềm năng phát triển trên thị trường Việt Nam nói chung và thị trường Hà Nội nói riêng.

Trước tiên là về số đơn bảo hiểm khai thác được:

- Năm 1999, Bảo Việt Hà Nội mới chỉ nhận bảo hiểm cho 42 đơn vị thì đến năm 2001 số đơn vị tham gia bảo hiểm đã tăng lên 70.

- Năm 2003 số đơn bảo hiểm khai thác được đã tăng lên gấp hơn 2 lần so với năm 1999 lên 102 đơn

Thực tế là từ khi triển khai tới nay, hầu như chỉ có các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài hay một số ít các doanh nghiệp lớn chuyên kinh doanh khách sạn nhà hàng lớn tham gia nghiệp vụ bảo hiểm này nhưng còn chưa nhiều. Phần lớn các doanh nghiệp, cơ quan khác chỉ tham gia bảo hiểm cháy.

Như năm 1999 số đơn bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt khai thác được là 382 đơn trong khi số đơn bảo hiểm gián đoạn kinh doanh khai thác được chỉ khiêm tốn với con số 42 đơn.

Hay như năm 2003 được đánh giá là năm có số hợp đồng khai thác được cao nhất thì cũng chỉ dừng lại ở con số 102 hợp đồng trong khi số hợp đồng bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt khai thác được là 525 hợp đồng. Số hợp đồng bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy thường chỉ chiếm xấp xỉ 15% tổng số hợp đồng bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt khai thác được.

Tuy số đơn bảo hiểm khai thác được chưa nhiều nhưng năm sau luôn cao hơn năm trước, có thể nói nghiệp vụ này ngày càng phát triển. Song đây là nghiệp vụ bảo hiểm mới, số đơn khai thác được còn khiêm tốn nên khó có thể đưa ra một kết luận chính xác.

Về số tiền bảo hiểm, qua số liệu bảng 2 ta thấy số tiền bảo hiểm bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy cũng tăng lên, phản ánh đúng với số tăng lên của các đơn vị tham gia bảo hiểm. Cụ thể:

- Năm 1999 số tiền bảo hiểm là 336.700 triệu thì năm 2000 số tiền bảo hiểm là 433.300 triệu đồng tăng lên so với năm 1999 là 96.600 triệu đồng với tốc độ tăng là 18,16% .

- Năm 2001 số tiền bảo hiểm là 549.867 triệu đồng tăng lên so với năm 2000 là 116.567 triệu đồng với tốc độ tăng là 26,9 %.

- Năm 2003 là năm có số tiền bảo hiểm tăng mạnh nhất lên tới 801.265 triệu đồng tăng so với 2002 là 164.989 với tốc độ tăng là 25,9%.

Tuy nhiên, chỉ tiêu số tiền bảo hiểm bình quân/một hợp đồng lại có xu hướng giảm nhẹ, điều này chứng tỏ công ty chưa khai thác được những hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn. Đây là một hạn chế mà công ty cần khắc phục trong thời gian tới.

Về doanh thu phí bảo hiểm: Do số đơn vị tham gia bảo hiểm và số tiền bảo hiểm của nghiệp vụ tăng, tất yếu kéo theo sự tăng lên của doanh thu phí. Doanh thu phí bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy có xu hướng tăng dần qua các năm đây là một xu hướng phát triển tốt.

Năm 1999 doanh thu của nghiệp vụ này mới chỉ là 505 triệu thì tới năm 2000 doanh thu phí tăng lên của nghiệp vụ này tăng lên là 650 triệu tăng so với năm 1999 là 145 triệu với tốc độ tăng tương ứng là 28,7% .

Năm 2003, doanh thu phí bảo hiểm nghiệp vụ tăng mạnh lên con số 1.224 triệu tăng 272 triệu so với năm 2002 tương ứng với tốc độ tăng 28,8%, năm 2003 được đánh giá là năm có doanh thu phí, số hợp đồng là cao nhất. Nguyên nhân của điều này phần nhiều là do số lượng các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng tăng, họ vốn đã quen với tập quán tham gia bảo hiểm nên khi vào Việt Nam triển khai hoạt động kinh doanh họ rất mong muốn được bảo hiểm cho rủi ro gián đoạn kinh doanh. Do đó, khi tham gia bảo hiểm cháy, họ đã yêu cầu Bảo Việt Hà Nội bán kèm cho họ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy. Phần còn lại là do trong vài năm trở lại đây Bảo Việt Hà Nội đã chú trọng hơn trong công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm này.

Nhưng chỉ tiêu doanh thu phí bảo hiểm bình quân trên một hợp đồng lại có xu hướng giảm nhẹ, là do số tiền bảo hiểm bình quân trên một hợp đồng giảm, đó thực sự là một điểm hạn chế mà Bảo Việt Hà Nội cần khắc phục trong thời gian tới.

Thực tế là từ, khi triển khai tới nay, hầu như chỉ có các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài hay một số ít các doanh nghiệp lớn chuyên kinh doanh khách sạn nhà hàng lớn tham gia nghiệp vụ bảo hiểm này nhưng còn rất ít. Phần lớn được cấp thông qua môi giới hoặc do yêu cầu của khách hàng dẫn tới số đơn và số phí bảo hiểm thu về còn chưa nhiều, chưa thực

sự đáp ứng được quy luật số lớn cũng như chưa phát huy hết được tác dụng và sư cần thiết khách quan của nghiệp vụ bảo hiểm này. Điều này có thể thấy rõ qua số liệu bảng 3.

Bảng 3:Tỷ trọng doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy tại Bảo Việt Hà Nội (1999-2003).

Năm

1999 2000 2001 2002 2003

Chỉ tiêu

1.DT toàn công ty (Tr.đ) 74.866 75.711 82.570 95.100 131.21 2.DTBHGĐKDSC (Tr.đ) 505 650 824 952 1224 3.DTHĐBH ký với D N trong nước(Tr.đ) 24 38 23 42 68 4.DTHĐBH ký với D N nước ngoài(Tr.đ) 481 612 801 910 1056 5.DTBHGĐKDSC/

DT toàn công ty(%) 0,68 0,86 0,998 1 0,933

6.DTHĐBH ký với DN trong nước/DT BHGĐKDSC(%) 4,75 5,85 2,79 4,41 5,56 7.DTHĐBH ký với DNnướcngoài/ DTBHGĐKDSC(%) 95,24 94,15 97.21 95,59 94,44

( Nguồn số liệu: Phòng bảo hiểm cháy và rủi ro hỗn hợp – Bảo Việt Hà Nội )

Trong đó:

1. DT toàn công ty Doanh thu toàn công ty

2.DTBHGĐKDSC Doanh thu bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy

3. DTHĐBH ký với Doanh thu từ hợp đồng bảo hiểm ký với doanh DN trong nước nghiệp trong nước

DN nước ngoài nghiệp nước ngoài

5. DTBHGĐKDSC/ Doanh thu bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau DT toàn công ty cháy/ Doanh thu toàn công ty

6. DTHĐBH ký với Doanh thu từ hợp đồng bảo hiểm ký với doanh DN trong nước/DT nghiệp trong nước/ Doanh thu bảo hiểm gián BHGĐKDSC đoạn kinh doanh sau cháy

7. DTHĐBH ký với Doanh thu từ hợp đồng bảo hiểm ký với doanh DNnướcngoài/ nước ngoài/ Doanh thu bảo hiểm gián đoạn DTBHGĐKDSC kinh doanh sau cháy

Qua số liệu bảng 3, ta thấy doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy chiếm một tỷ lệ khiêm tốn so với tổng doanh thu của Bảo Việt Hà Nội.

- Năm 1999, sau 5 năm triển khai doanh thu phí của nghiệp vụ mới chỉ chiếm có 0.68% doanh thu của toàn công ty, một con số quá ư là khiêm tốn.

- Năm 2002 là năm có tỷ lệ doanh thu cao nhất thì cũng chỉ chiếm có 1.001 % số phí thu được là với số phí thu được là 952 triệu đồng trên tổng số 81 hợp đồng khai thác được. Trong khi doanh thu phí của nghiệp vụ bảo hiểm cháy trung bình chiếm khoảng 8.5 - 9% doanh thu toàn công ty với số hợp đồng khai thác được trung bình trong năm năm gần đây là hơn 300 hợp đồng/1 năm . So với số thu từ nghiệp vụ bảo hiểm cháy thì những con số thu được từ nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy thực sự là khiêm tốn.

Bên cạnh dấu hiệu khả quan là doanh thu phí, số tiền bảo hiểm, số hợp đồng đều có xu hướng ngày càng tăng theo các năm triển khai song con số tăng lên chủ yếu phụ thuộc vào nhân tố bên ngoài là chủ yếu. Hầu hết như chỉ có các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hay một số doanh nghiệp chuyên kinh doanh khách sạn nhà hàng tham gia, nhưng chưa nhiều. Phần lớn các hợp đồng khai thác được là thông qua môi giới hoặc do phía khách hàng tự yêu cầu khi tham gia bảo hiểm cháy của, còn thực tế là Bảo Việt Hà Nội gần như để ngỏ hoàn toàn thị trường các doanh nghiệp trong nước. Do đó, sau gần 10 năm triển khai nghiệp vụ này số lượng hợp đồng cũng như doanh thu phí bảo hiểm thu được từ các đối tác trong nước còn quá nhỏ. Tỷ trọng doanh thu từ

các hợp đồng bảo hiểm kí với các doanh nghiệp nước ngoài thường chiếm hơn 90% doanh thu thu về từ nghiệp vụ.

Năm 1999 doanh thu phí thu được từ các hợp đồng kí với các doanh nghiệp trong nước là 24 triệu chiếm 4,75% trong tổng số phí thu được của nghiệp vụ trong khi số phí thu được từ các hợp đồng kí với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tới 95,24% doanh thu phí của nghiệp vụ tương đương với số phí thu được là 481 triệu.

Năm 2001 doanh thu phí từ các hợp đồng bảo hiểm kí với các doanh nghiệp có vốn đầu từ nước ngoài chiếm tới 97,21 % tổng phí nghiệp vụ thu được Năm 2003 có thể coi là năm đỉnh điểm về doanh thu phí từ các hợp đồng bảo hiểm ký với doanh nghiệp trong nước, nhưng doanh thu cũng chỉ dừng lại ở con số 68 triệu đồng chỉ chiếm chưa tới 6% doanh thu thu về từ nghiệp vụ, một con số không có ý nghĩa gì đối với hoạt động kinh doanh của một công ty lớn như Bảo Việt Hà Nội.

Nhưng qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu nghiệp vụ có xu hướng ngày càng tăng trong khi nhiều nghiệp vụ bảo hiểm khác như bảo hiểm trách nhiệm chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, bảo hiểm xây dựng lắp đặt đang có xu hướng giảm dần doanh thu thì do phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày một gay gắt của các công ty bảo hiểm khác thì nghiệp vụ bảo hiểm này lại mang lại cho Bảo Việt Hà Nội doanh thu ngày càng tăng qua các năm triển khai. Điều này chúng tỏ bảo hiểm gián doạn kinh doanh sau cháy là một nghiệp vụ đầy tiềm năng, hứa hẹn mang lại nguồn thu không nhỏ cho Bảo Việt Hà Nội trong tương lai. Bởi nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy là một nghiệp vụ bảo hiểm chưa được chú trọng ở thị trường bảo hiểm Việt Nam, phần lớn các công ty bảo hiểm khác chưa quan tâm chú ý tới nghiệp vụ bảo hiểm này nên Bảo Việt Hà Nội có thuận lợi lớn về yếu tố cạnh tranh.

Vậy tại sao, tại các nước phát triển, người dân lại có thói quen mua bảo hiểm gián doạn kinh doanh sau cháy và doanh thu của nghiệp vụ này lại chiếm một tỷ lệ cao trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài? Đơn cử như tại công ty bảo hiểm “Berkshire (Mỹ) tỷ trọng

doanh thu của bảo hiểm gián doạn kinh doanh sau cháy chiếm tới 9% trong tổng doanh thu các nghiệp vụ bảo hiểm đang triển khai”, tương đương với tỷ trọng doanh thu của các nghiệp vụ bảo hiểm có doanh thu lớn ở Bảo Việt hiện nay như nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm cháy, hay như nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải. Sở dĩ một nghiệp vụ bảo hiểm rất được coi trọng và có doanh thu cao ở các nước phát triển như nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy lại gặp khó khăn ở thị trường Việt Nam như vậy là do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Về phía khách quan là các nguyên nhân cơ bản sau:

- Ngành bảo hiểm nói chung là một ngành còn khá mới ở Việt Nam khi đem so sánh với các ngành tài chính khác. Người dân Việt Nam hầu hết chưa biết sâu về bảo hiểm cũng như chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tham gia bảo hiểm Bởi thế, việc khai thác bảo hiểm nói chung và việc khai thác nghiệp vụ bảo hiểm khó, trừu tượng như nghiệp vụ bảo hiểm gián doạn kinh doanh sau cháy nói riêng còn gặp khá nhiều khó khăn.

- Không những thế ở Việt Nam hiện nay, tài liệu tham khảo hướng dẫn về nghiệp vụ bảo hiểm này hầu như chưa có, nếu có thì chỉ có những tài liệu nước ngoài chưa được dịch, ngay cả cán bộ làm việc lâu năm trong ngành bảo hiểm cũng không tránh khỏi lúng túng khi phải tiếp xúc với nghiệp vụ bảo hiểm này. Việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này tại Bảo Việt Hà Nội phần nhiều là dựa trên kinh nghiệm triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống khác, nên chắc chắn khó tránh được những khó khăn nhất định trong quá trình khai thác. Bởi bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy có những đặc điểm riêng có mà các nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống khác không có.

- Nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy là một nghiệp vụ mang tính trừu tượng cao, khó triển khai. Còn nhiều khó khăn khúc mắc trong trong việc tính toán số tiền bảo hiểm, số tiền bồi thường. Thời gian giải quyết khiếu nại bồi thường kéo dài vì thiệt hại lợi nhuận gộp chỉ xác định được khi hết thời hạn bồi thường – khi doanh nghiệp trở về vị trí tài chính lẽ ra doanh nghiệp có thể có nếu không xảy ra hoả hoạn.

- Chủ doanh nghiệp chưa thực sự hiểu biết sâu về nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy, chưa ý thức được sự cần thiết khách quan của nghiệp vụ bảo hiểm này nên họ thường không tham gia.

- Chi phí mua bảo hiểm sẽ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh , do vậy việc mua bảo hiểm có ảnh hưởng trực tiếp kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, bởi vậy họ không muốn tham gia, nếu tham gia thường chỉ tham gia những nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc ở mức tối thiểu.

Về phía chủ quan là các nguyên nhân cơ bản sau:

- Nghiệp vụ bảo hiểm này, ở Bảo Việt Hà Nội chưa được coi ngang hàng với các nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống khác, do vậy nên công tác tuyên truyền quảng cáo chưa được chú trọng đúng mức. Không những thế, cán bộ công nhân viên cũng không chủ động tiếp cận khách hàng để giới thiệu sản phẩm. Thậm chí chưa biết tận dụng hết các cơ hội có thể có trong khai thác. Ngoài ra công tác chăm sóc khách hàng cũng chưa được quan tâm đúng mức nên có hiện tượng khách hàng năm trước tham gia nhưng năm sau không tiếp tục tái tụng mà lại tham gia ở một công ty bảo hiểm khác. Nói cách khác khâu khai thác nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy hầu như không hề hoạt động. Khiến nghiệp vụ bảo hiểm gián doạn kinh doanh sau cháy trở lên quá xa lạ đối với các chủ doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế quốc dân. Phần lớn các cơ quan, doanh nghiệp còn chưa biết gì nhiều về nghiệp vụ bảo hiểm này cũng như chưa thấy được lợi ích của mình khi tham gia, do vậy họ không tham gia. Qua phần tích ta thấy phần lớn các đơn bảo hiểm khai thác được là do khách hàng tự yêu

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy tại Bảo Việt Hà Nội (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w