b. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
3.2.1. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về lĩnh vực BHXH trong
doanh nghiệp
Để BHXH ngày càng được mở rộng cả phạm vi lẫn đối tượng tham gia thì việc tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về BHXH là thực sự cần
thiết. Công tác thông tin, tuyên truyền về BHXH trong những năm qua đã có nhiều cố gắng và đạt được kết quả đáng ghi nhận: Đó là nâng cao nhận thức đối với BHXH, đưa ra những hình thức tuyên truyền hiệu quả hơn và xây dựng được đông đảo đội ngũ cộng tác viên. Nhưng so với yêu cầu và nhiệm vụ chung của toàn ngành nói chung, công tác thông tin tuyên truyền về BHXH tại doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, tồn tại cần khắc phục. Nhìn chung số đông người lao động, chủ sử dụng lao động chưa có hiểu biết rõ ràng về BHXH, thêm vào đó công tác tuyên truyền chưa được quan tâm một cách đúng mức, kinh phí tuyên truyền còn quá ít ỏi, hiệu quả tuyên truyền thấp. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền cũng là để tác động trực tiếp tới ban lãnh đạo doanh nghiệp, làm số lượng lao động trong doanh nghiệp được tham gia BHXH đầy đủ hơn, ngày càng đảm bảo quyền lợi của NLĐ. Tính đến hiện nay, trong công ty có 404 lao động tham gia sản xuất kinh doanh, tuy nhiên số lượng lao động được tham gia BHXH mới chỉ là 192 người chiếm hơn 47%. Con số này thực sự chưa cao, vì còn tới hơn 50% lượng lao động còn lại chưa được tham gia BHXH. Để tiến tới mục tiêu BHXH toàn dân của Đảng và Nhà nước ta trong những năm tới, An Việt nói chung và các doanh nghiệp khác trên khắp các địa bàn trên cả nước cần tập trung chủ động mở rộng số lượng lao động trong doanh nghiệp của mình được tham gia BHXH theo quy định của Nhà nước, tránh sự trốn đóng, lách Luật không tham gia cho NLĐ. Có như vậy quyền lợi của người lao động mới ngày càng được hoàn thiện và đảm bảo hơn.
Để làm tốt được công tác thông tin tuyên truyền, cần chú ý những điểm sau:
+ Trước hết, đó là việc phải xác định rõ nội dung tuyên truyền. Phải tuyên truyền, giải thích về bản chất, nội dung của chính sách BHXH. Từ đó, người lao động hiểu được bản chất nhân văn, nhân đạo của BHXH, họ có thể phân biệt rõ hơn sự khác nhau giữa BHXH và các loại hình BHTM khác.
Ngoài tuyên truyền chính sách, pháp luật và các chế độ BHXH, giải đáp hướng dẫn thực hiện các chế độ, kết quả các mặt hoạt động của ngành. Cần đặc biệt quan tâm đến nội dung mà lâu nay ít được đề cập đến đó là tuyên truyền về mục đích, bản chất nhân đạo, nhân văn của BHXH. Đặc biệt cần phải nhấn mạnh nội dung "tham gia BHXH vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của người lao động". Nếu chúng ta làm được điều đó thì sẽ từng bước thay đổi được tâm
lý nặng nề của họ hiện nay là bắt buộc đóng BHXH. Từ đó hình thành thái độ tự giác, tự nguyện tham gia BHXH và có trách nhiệm nộp BHXH. Trước đây chúng ta thường tuyên truyền nhiều về nội dung thu chi, quản lý quỹ BHXH và giải quyết về BHXH là chưa đủ. Đó mới là biện pháp để thực hiện mục đích nhân đạo. Nội dung tuyên truyền mới chỉ dành riêng cho nội bộ ngành, chưa thu hút được sự chú ý của đông đảo người lao động. Ngoài ra việc giải đáp những vướng mắc của người lao động trong quá trình thực hiện các chế độ BHXH, việc phản ánh tâm tư, nguyện vọng, các kiến nghị bổ sung sửa đổi những bất hợp lý về chế độ BHXH cũng hết sức cần thiết và bổ ích
+ Mặt khác, cũng phải chú ý vào hình thức tuyên truyền và giới thiệu về
BHXH. Cần tận dụng triệt để các hình thức tuyên truyền đã có như tạp chí BHXH Việt Nam. Tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng ( Đài truyền hình, truyền thanh, báo chí ) để tuyên truyền sâu rộng hơn về BHXH. Nội dung tuyên truyền cần ngắn gọn, dễ hiểu, gây được sự chú ý của mọi người. Tổ chức các hội nghị, các cuộc họp trong đó có các đại diện của người lao động để nhằm mục đích tuyên truyền về BHXH giúp các bên tham gia hiểu rõ tính pháp luật của BHXH, nắm được quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Đồng thời qua đó thu thập tổng hợp các ý kiến thắc mắc, đóng góp của người lao động , chủ sử dụng người lao động để đưa ra các biện pháp phù hợp với nguyện vọng của họ.
+ Nâng cao vai trò của công đoàn trong việc thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ của mình. Đẩy mạnh công tác phổ biến, nâng cao hiểu biết của NLĐ trong công ty, nhằm tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, tác phong công nghiệp và khả năng tự bảo vệ về quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ. Tuyên truyền vận động NLĐ và NSDLĐ tích cực tham ra phong trào xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, tổ chức tốt các phong trào văn hoá văn nghệ quần chúng, phong trào thể thao, không ngừng nâng cao văn hoá tinh thần ở cơ sở, ngăn chặn phòng ngừa, đẩy lùi các tệ nạn xã hội và nâng cao nhận thức của họ cả lĩnh vực BHXH.
Tăng số lượng lao động được tham gia BHXH trong doanh nghiệp không chỉ để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ mà cũng tạo điều kiện tiền đề tốt cho doanh nghiệp trong phát triển sản xuất kinh doanh cũng như tạo thương hiệu cho doanh nghiệp mình.