a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp
1.3.2 Quyền và trách nhiệm của NSDLĐ
* Quyền hạn
- Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng với quy định của Điều lệ BHXH.
- Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi cơ quan BHXH có hành vi vi phạm Điều lệ BHXH.
- Các quyền khác theo luật định.
* Trách nhiệm
- Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây:
+ Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 92 và hằng tháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Mục 1#91|Điều 91 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội;
+ Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của người lao động trong thời gian người lao động làm việc;
+ Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc;
+ Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội;
+ Trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động;
+ Giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41, Điều 51 và điểm b khoản 1 Điều 55 của Luật này;
+ Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu;
+ Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
- Ngoài việc thực hiện các quy định trên, hằng tháng người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 102 và trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 102 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp