ro phụ tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông – Chi nhánh Hà Nội. 2.3.1 Quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ tại Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông – Chi nhánh Hà Nội.
Quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ cũng được áp dụng trên cơ sở quy trình khai thác chung cho các nghiệp vụ bảo hiểm tại Công ty nhưng được cụ thể hóa từng bước chi tiết.
Quy trình khai thác như sau:
Bước 1. Tiếp cận khách hàng
- Với nguyên tắc không thụ động ngồi chờ khách hàng đến mua bảo hiểm, và cũng không đơn thuần gửi công văn, Quy tắc và biểu phí cho khách hàng rồi chờ khách hàng trả lời vì có thể khách hàng sẽ thấy khó hiểu hoặc không nhận rõ được ý nghĩa, tác dụng của bảo hiểm. Do đó, cán bộ khai thác bảo hiểm phải chủ động đến gặp khách hàng và đi thăm cơ sở sản xuất kinh doanh, nghiên cứu quy trình sản xuất, chỉ ra cho khách hàng thấy những rủi ro mà họ có thể gặp phải cùng với những hậu quả của nó.
Trên cơ sở Quy tắc bảo hiểm và văn bản hướng dẫn, giải thích cho khách hàng thấy những mặt được và mất khi tham gia bảo hiểm; đề nghị khách hàng cung cấp một số số liệu cơ bản và giải đáp những vấn đề khúc mắc, chưa hiểu rõ của khách hàng.
- Khi khách hàng đã ngỏ ý mua bảo hiểm thì cán bộ khai thác sẽ hướng dẫn khách hàng viết Giấy yêu cầu bảo hiểm ( phụ lục ) và gửi cho Công ty.
Sơ đồ 3: Quy trình khai thác của nghiệp vụ bảo hiểm cháy và rủi ro phụ Trách nhiệm Tiến trình KTV KTV KTV/ Lãnh đạo KTV/ Cán bộ quản lý theo phân cấp KTV KTV KTV/ Thống kê Thống kê Thiếu thông tin, không chấp nhận Tiếp cận khách hàng, tìm kiếm thông tin
Phân tích, tìm hiểu, đánh giá rủi ro
Xem xét yêu cầu bảo hiểm
Tiến hành đàm phán, chào phí
Chấp nhận bảo hiểm
Cấp đơn bảo hiểm
Theo dõi thu phí, trả hoa hồng. Tiếp nhận giải quyết, sửa đổi bổ sung
Lưu hồ sơ
Trên phân cấp/ Chào tái BH
Bước 2: Đánh giá rủi ro
- Sau khi nhận được Giấy yêu cầu bảo hiểm, cán bộ khai thác lại gặp lại khách hàng, làm việc trực tiếp với đại diện của người yêu cầu bảo hiểm, nghiên cứu và khảo sát kỹ hơn thực tế, thu thập đầy đủ tình hình và số liệu cần thiết để đánh giá rủi ro mà mình có thể nhận bảo hiểm.
Để có cơ sở đánh giá rủi ro đúng, cán bộ khai thác Bảo hiểm phải thu thập thật đầy đủ và chính xác các câu hỏi trong mẫu của phiếu điều tra rủi ro. Cán bộ khai thác có thể yêu cầu khách hàng trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra rủi ro (phụ lục), nhưng tốt nhất là chủ động làm việc với khách hàng, hỏi và yêu cầu khách hàng trả lời các câu hỏi tự mình nghiên cứu thực địa, có thể nhờ cảnh sát PCCC giúp đánh giá một số mặt công tác PCCC về phương diện chuyên môn.
- Trên cơ sở các câu trả lời của phiếu điều tra, cán bộ khai thác bảo hiểm cần xác định:
+ Bậc chịu lửu của công trình + Loại PCCC
+ Hạng sản xuất (Nếu đối tượng bảo hiểm là cơ sở kinh doanh dịch vụ) + Loại cơ sở kinh doanh dịch vụ (Nếu đối tượng bảo hiểm là cơ sở kinh doanh dịch vụ)
+ Mức độ nguy hiểm của tài sản để trong kho, trong cửa hàng (Nếu đối tượng bảo hiểm là kho tàng, cửa hàng)
+ Tỷ lệ phí bảo hiểm cần áp dụng.
Bước 3. Xem xét yêu cầu bảo hiểm.
Trên cơ sở yêu cầu bảo hiểm và các thông tin có được cán bộ khai thác sẽ đưa ra đề xuất về phạm vi bảo hiểm, mức phí, điều khoản, điều kiện.
oTrường hợp khai thác thông thường: Khi khách hàng chấp nhận phí, sau khi thực hiện các việc trên, cán bộ khai thác phải trình lãnh đạo phòng ký duyệt chấp nhận bảo hiểm.
oTrường hợp khai thác qua môi giới: thì phải do phòng nghiệp vụ sẽ xem xét và ra quyết định, nếu chấp nhận thì thực hiện theo bước (4), (5), (6).
+ Nếu VASS là người đứng đầu trong dịch vụ bảo hiểm này thì tuân thủ theo như (4), (5), (6).
+ Nếu VASS chỉ tham gia với vị trí nhà đồng bảo hiểm phụ thuộc trong hợp đồng bảo hiểm thì thực hiện theo bước (5), (6).
Trường hợp phải thu xếp tái bảo hiểm. Chỉ chào phí bảo hiểm cho khách khi đã nhận được thông báo bằng văn bản của phòng tái bảo hiểm hoặc xác nhận của công ty nhận tái bảo hiểm.
Bước 4. Đàm phán và chào phí.
o Phí bảo hiểm đã chào nhưng chưa nhận được hồi âm của khách
hàng thì tùy từng trường hợp mà người có quyền xử lý.
o Trong quá trình đàm phán, các yếu tố liên quan như: Quy tắc, biểu phí, hồ sơ, thông tin khách hàng, chính sách khách hàng … sẽ được xem xét để đưa ra mức phí phù hợp.
Bước 5. Chấp nhận bảo hiểm.
o Đối với dịch vụ mới: nếu được yêu cầu thì trong vòng 48 giờ cán bộ khải thác phải cung cấp bản chào phí cho khách hàng. Trong vòng 3 ngày thì cán bộ khai thác cần liên lạc lại với khách hàng để biết tình trạng bản chào phí. Và khi nhận được thông báo đồng ý tham gia bảo hiểm, cán bộ khai thác tiến hành cấp đơn.
o Đối với dịch vụ tái tục: Cán bộ khai thác cần xem xét kiểm tra, đánh giá lại dịch vụ tái tục trước khi quyết định mời tái tục. Cán bộ khai thác phải chủ động chuẩn bị hợp đồng bảo hiểm ít nhất trước 10 ngày trước khi hợp đồng cũ hết hiệu lực.
Bước 6. Cấp hợp đồng bảo hiểm
Nếu khách hàng chấp nhận phí bảo hiểm thì viết hoặc đánh máy GCNBH và danh mục tài sản bảo hiểm kèm theo (phụ lục), và phải đầy đủ mọi chi tiết trong GCNBH và DMTS.
Nếu số tiền bảo hiểm vượt phân cấp khai thác bảo hiểm cho Chi nhánh thì trước khi cấp GCNBH cho khách hàng, cần gửi hồ sơ cho Vass xem xét và quyết định. Chỉ khi Vass thông báo đã thu xếp xong tái bảo hiểm mới được trao GCNBH với DMTS bảo hiểm cho khách hàng.
- Khi trao GCNBH và DMTSBH cho khách hàng cần lưu ý giải thích rõ lại cho khách hàng:
+ Những điểm loại trừ chung và những điểm loại trừ riêng cho rủi ro. + Mức miễn bồi thường.
+ Nghĩa vụ và quyền lợi của người được bảo hiểm. + Nghĩa vụ và quyền lợi của người bảo hiểm.
+ Nhấn mạnh cho khách hàng hiểu chỉ những tổn thất xảy ra sau khi đã nộp phí bảo hiểm mới được bồi thường.
Bước 7. Theo dõi thu phí bảo hiểm, tiếp nhận giải quyết sửa đổi bổ sung.
Hợp đồng bảo hiểm sẽ được vào sổ thống kê nghiệp vụ và theo dõi việc thu phí. Trong thời gian của hợp đồng thì cán bộ chuyên trách định kỳ xuống thăm đối tượng bảo hiểm, kiểm tra công tác PCCC, kiến nghị những việc cần làm để PCCC. Theo dõi nhắc nhở khách hàng tái tục bảo hiểm khi bảo hiểm sắp hết hạn.
Bước 8. Lưu hồ sơ
Lưu hồ sơ để cán bộ khai thác dễ dàng theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng cũng như kịp thời tiến hành tái tục cho khách hàng.
2.3.2 Kết quả khai thác
- Nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ là một nghiệp vụ bảo hiểm tương đối khó và phức tạp. Số người và doanh nghiệp tham gia cũng không nhiều, việc khai thác là phức tạp hơn các nghiệp vụ bảo hiểm khác. Từ thực tế trên, Vass đã đặt ra kế hoạch cho doanh thu khai thác qua các năm, và tình hình thực hiện kế hoạch đó như sau:
Bảng 4:. Doanh thu và tình hình thực hiện kế hoạch nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ 2008 - 2010
Doanh thu ( triệu đồng )
Kế hoạch Thực hiện
2008 455 423,91 93,2 -
2009 520 570,87 109,8 135
2010 650 659,98 101,5 115,6
Doanh thu bảo hiểm cháy nổ và các rủi ro phụ của công ty tăng đều qua các năm. Tốc độ tăng năm 2009 so với 2008 đạt khác cao là 35%, tuy trong 6 tháng đầu năm 2009, thị trường bảo hiểm Việt Nam gặp nhiều khó khăn, và thị trường bảo hiểm cháy nổ cũng bị giảm 65% do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng Vass Hà Nội vẫn đạt được doanh thu khá. Năm 2010 lại tăng hơn so với 2009 là 15,6%.
Về tỷ lệ hoàn thành kế hoạch, năm 2008 doanh thu bảo hiểm cháy nổ mới chỉ đạt 93,2%, chưa hoàn thành kế hoạch đặt ra, vì tuy Nghị định quy định về Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được ban hành và có hiệu lực một thời gian nhưng các doanh nghiệp, cơ quan đoàn thể hầu hết thuộc diện phải mua bảo hiểm hầu như là không mua bảo hiểm này vì những lý do khác nhau.
Năm 2009 nhờ nỗ lực cố gắng công ty đã hoàn thành kế hoạch 109,8%. Sang năm 2010, kế hoạch đặt ra về doanh thu của công ty cũng được hoàn thành. Trong những năm tới, cùng với việc hoàn thiện và mở rộng hơn hệ thống phân phối, tin rằng tốc độ tăng doanh thu và hoàn thành kế hoạch sẽ cao hơn.
- Theo số liệu thống kê thì số tiền bảo hiểm tăng đều hàng năm, năm 2010 đạt 120.860 triệu đồng, tăng so với 2008 là 44.762 triệu đồng. Tốc độ tăng năm sau cũng cao hơn năm trước. Năm 2009 so với năm 2008 tăng 106% thì tới năm 2010 tốc độ tăng so với 2009 là 149%, đây là tốc độ tăng khá ấn tượng.
Bảng 5: Doanh thu phí và số hợp đồng khai thác giai đoạn 2008 – 2010
Năm Số tiền bảo hiểm ( trđ) Tốc độ tăng liên hoàn (%) Số hợp đồng BH ( Hợp đồng) Tốc độ tăng liên hoàn (%) Số tiền BH bình quân/1 hợp đồng ( trđ/HĐ) 2008 76.098 - 81 - 939 2009 80.843 106 95 117 851 2010 120.860 149 104 109 1.162
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm VASS Hà Nội)
Số hợp đồng bảo hiểm cũng tăng đều qua các năm, từ 81 hợp đồng năm 2008 lên 104 hợp đồng năm 2010, số hợp đồng tuy có tăng nhưng tốc độ tăng
không nhanh, năm 2010 so với 2009 tăng 109 % và số hợp đồng không nhiều, chưa tương xứng với tiềm năng.
Số tiền bảo hiểm bình quân 1 hợp đồng tăng tương đối từ 939 triệu đồng/hợp đồng năm 2008 lên 1.162 triệu đồng/hợp đồng vào năm 2010, riêng năm 2009 có giảm so với năm 2008, đó là do những khó khăn về kinh tế nên số tiền bảo hiểm không cao trong khi số hợp đồng có tăng. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy số tiền bảo hiểm bình quân 1 hợp đồng bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ như trên là không cao. Qua đây có thể thấy các hợp đồng bảo hiểm này chủ yếu các hợp đồng giá trị nhỏ như: Bảo hiểm cháy và rủi ro phụ cho hộ gia đình, các cơ sở sản xuất, cơ quan xí nghiệp nhỏ.
- Hiện nay Bảo hiểm Viễn Đông – Khu vực miền Bắc có các Chi nhánh và Văn phòng dịch vụ khách hàng cũng kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ, từ bảng số 5 ta thấy Chi nhánh Hà Nội chiếm khoảng 20% doanh thu phí bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ của VASS tại khu vực miền Bắc, đứng sau Văn phòng 2. Năm 2009 đạt 570,87 triệu đồng chiếm 20,4%, đến năm 2010 đạt 659,98 triệu đồng chiếm 19,3% trong tổng doanh thu phí bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ tại khu vực miền Bắc của VASS. Sự giảm về tỷ trọng trên là do sự đi vào hoạt động của Phòng Thủ Đô.
Bảng 6: Doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ các đơn vị trực thuộc khu vực miền Bắc – VASS.
Đơn vị Năm 2009 Năm 2010
DT (Trđ) Tỷ lệ (%) DT (Trđ) Tỷ lệ (%) Phòng Thủ Đô - - 421,5 12,3 Chi nhánh Hà Nội 570,87 20,4 659,98 19,3 Hải Phòng 487,63 17,4 592,9 17,3 Hòa Bình 196,52 7 138,6 4 Hưng Yên 342,86 12,2 354,37 10,3 VP DVKH Thái Bình 112,8 4 98,65 2,9 PKD VP2 và BPQL VP2 680,97 24,4 756,36 22 VP DVKH Quảng Ninh 184,94 6 179 5,2 Sơn La 213,8 8,6 216,9 6,7 Tổng cộng 2.790,39 100 3.418,26 100
(Nguồn: Báo cáo sơ kết khu vực miền Bắc – Vass qua các năm)
Qua bảng số liệu trên ta cũng thấy được tình hình kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ của VASS ở miền Bắc doanh thu phí còn thấp. Một phần vì nghiệp vụ bảo hiểm này khó và phức tạp, các đối tượng thường trốn tránh không muốn tham gia hoặc muốn tham gia nhưng về mặt tài chính còn hạn chế nên không tham gia. Phần nữa là vì mạng lưới của VASS ở khu vực miền Bắc còn mỏng và nhỏ, chủ yếu tập trung ở khu vực phía Nam nên chưa thu hút được nhiều hợp đồng bảo hiểm ở miền Bắc.
Bảng 7: Doanh thu phí bảo hiểm tài sản VASS Hà Nội giai đoạn 2008 - 2010
Đvt: Triệu đồng
Loại nghiệp vụ Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
BH cháy và các rủi ro phụ 423,91 570,87 659,98
BH mọi rủi ro tài sản 90,85 - (13,911)
BH mọi rủi ro TS – TT vật chất 327,9 369,179 135,879
Bh mọi rủi ro về TS - GĐKD 27,32 35,122 -
(Nguồn: Báo cáo doanh thu – VASS Hà Nội)
Qua bảng số liệu trên ta thấy bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ đạt doanh thu cao nhất trong các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, chiếm trên 50% doanh thu phí của nghiệp vụ bảo hiểm tài sản. Đây có thể coi là nghiệp vụ bảo hiểm chính trong nghiệp vụ bảo hiểm tài sản tại VASS Hà Nội.
2.3.3 Hiệu quả khai thác
Trước khi phân tích hiệu quả khai thác, ta phân tích một chút về chi phí khai thác. Chi phí khai thác là một phần chi phí trong tổng chi nghiệp vụ. Chi phí khai thác bảo hiểm cháy nổ của Vass Chi nhánh Hà Nội gồm có 2 khoản chi chủ yếu: đó là chi hoa hồng cho đại lý và môi giới bảo hiểm, chi đánh giá rủi ro đối tượng bảo hiểm. Ta có thể theo dõi qua bảng để thấy được rằng việc chi hoa hồng cho đại lý, môi giới và cán bộ khai thác trực tiếp của Công ty là chủ yếu, nó chiếm từ 90,8% đến 91,4%, còn khoản chi đánh giá rủi ro đối tượng bảo hiểm chỉ chiếm ở mức từ 5,5% đến 6,1%.
Chi phí khai thác tăng dần qua các năm, từ 93,28 triệu đồng năm 2008 lên 142,7 triệu đồng năm 2010, chứng tỏ cùng với sự phát triển của Vass, khâu khai thác cũng ngày càng được chú trọng nhiều hơn. Điều này cũng được thể
hiện rõ ở sự gia tăng về số hợp đồng bảo hiểm và doanh thu phí bảo hiểm cháy nổ của Vass.
Bảng 8: Hiệu quả khai thác bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ VASS Hà Nội 2008 - 2010
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
1. Doanh thu phí (Trđ) 423,91 570,87 659,98
2. Số hợp đồng(Hđ) 135 201 389
3. Chi phí khai thác (Trđ) 93,28 112,7 142,7
Hoa hồng đại lý và môi giới, cán bộ khai thác Mức chi (Trđ) 84,78 102,7 130,4 Tỷ trọng (%) 90,8 91,1 91,4 Đánh giá rủi ro (Trđ) Mức chi (Trđ) 5,1 6,9 7,8 Tỷ trọng 5,5 6,1 5,6 Chi phí khác (Trđ) Mức chi (Trđ) 3,4 3,1 4,5 Tỷ trọng (%) 3,7 2,8 3 4.Hk = (1) / (3) 4,5 5,06 4,6 5.Hx = (2) / (3) 1,45 1,78 2,72
(Nguồn: Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông – Chi nhánh Hà Nội)
Hiệu quả khai thác Hk thể hiện với một đồng chi phí khai thác bỏ ra công ty thu về được bao nhiêu đồng doanh thu. Qua bảng ta thấy được hiệu quả khai thác của công ty có xu hướng gia tăng, với một đồng chi phí khai thác bỏ ra năm 2008 thì công ty thu được 4,5 triệu đồng , đến năm 2009 đã tăng lên là 5,06 triệu đồng, tuy nhiên mức tăng này lại có xu hướng giảm tương đối ở năm 2010 là 4,6 triệu đồng. So với một số công ty có thế mạnh về Bảo hiểm cháy nổ trên thị trường thì hiệu quả khai thác trên của Vass là còn khá khiêm tốn.
khai thác công ty bỏ ra thì khai thác được bao nhiêu hợp đồng bảo hiểm. Bảng