Khái niệm – Vai trò của quản lý thu

Một phần của tài liệu Công tác thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ - Thực trạng và giải pháp (Trang 34)

3. Chức năng của BHXH

1.2.1. Khái niệm – Vai trò của quản lý thu

Với chức năng cai trị, Nhà nước sử dụng quyền lực của mình thông qua các thể chế chính trị bao gồm hệ thống pháp luật và các thiết chế chính trị để tổ chức thực hiện công tác thu BHXH dưới hai hình thức bắt buộc và tự nguyện. Vì vậy ta có thể hiểu: Thu BHXH là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc các đối tượng phải đóng BHXH theo mức phí quy định hoặc cho phép một số đối tượng được tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Trên cơ sở đó hình thành một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích đảm bảo cho các hoạt động BHXH.

1.2.1.2.Vai trò của quản lý thu.

Quản lý thu BHXH được hiểu là sự tác động có tổ chức, có tính pháp lý để điều chỉnh các hoạt động thu. Sự tác động đó được thực hiện bằng hệ thống pháp Luật của Nhà nước và các biện pháp hành chính của các cơ quan chức năng nhằm đạt được mục tiêu thu đúng đối tượng, thu đủ số lượng và đảm bảo thời gian theo quy định. Theo cách hiểu đó, công tác quản lý thu có vai trò chủ yếu sau đây:

* Nắm chắc được các nguồn thu BHXH.

Nguồn thu của quỹ BHXH theo quy định của luật BHXH hiện hành gồm:

+ Nguồn đóng BHXH của NLĐ tham gia BHXH + Nguồn đóng BHXH của chủ sử dụng lao động. + Tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư tăng trưởng; + Nguồn hỗ trợ của Nhà nước.

+ Các nguồn khác như: Viện trợ, quà biếu, quà tặng…của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.

Để nắm chắc được các nguồn thu trên phải tăng cường công tác quản lý chặt chẽ các nguồn thu. Đối với các nguồn thu khác nhau phải có phương pháp quản lý thích hợp.

* Tăng thu, đảm bảo cân đối quỹ BHXH.

Thu BHXH có vai trò rất lớn trong việc cân đối quỹ và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống BHXH. Để tăng thu cần phải thực hiện một vài biện pháp chính sau đây:

- Tăng số người tham gia đóng BHXH. Đây là biện pháp có tính chất quyết định nhất là trong điều kiện kinh tế nước ta chưa phát triển, chúng ta không thể tăng nhanh mức đóng BHXH.

- Thu đúng đối tượng, thu đủ số lượng và đảm bảo thu đúng thời gian quy định.

+ Thu đúng đối tượng là phải căn cứ vào những quy định trong Luật BHXH. Hiện nay theo quy định của Luật BHXH có hai loại: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Trong các đơn vị tham gia BHXH, đặc biệt là các đơn vị sản xuất kinh doanh, thường có số lao động có đủ điều kiện tham gia BHXH bắt buộc và cũng có số lao động chưa có đủ điều kiện tham gia BHXH bắt buộc, với các lý do khác nhau đã kê khai danh sách đóng BHXH ít hơn số lao động đủ diều kiện tham gia BHXH theo Luật định. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở các địa phương, đặc biệt là khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đã ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động và ảnh hưởng đến nguồn thu của quỹ BHXH.

+ Thu đủ số lượng và thu đúng thời gian quy định cũng phụ thuộc vào công tác quản lý thu BHXH. Trên thực tế có rất nhiều đơn vị nộp BHXH không đủ số lượng hàng tháng. Tình trạng trốn tránh nộp BHXH, nợ đọng tiền BHXH còn xảy ra ở nhiều đơn vị. Vì vậy phải bằng các biện pháp quản lý thu khoa học, kết hợp với các biện pháp hành chính cứng rắn, phạt tiền đối với các đơn vị cố tình nợ, không nộp BHXH đúng hạn. Có như vậy công tác quản lý thu BHXH mới đem lại hiêu quả cao.

* Bảo đảm quyền lợi người tham gia BHXH

Vai trò này của công tác quản lý thu được thể hiện trên hai nội dung: Thứ nhất: Bảo vệ quyền lợi của NLĐ trong các đơn vị được tham gia BHXH. Đây là quyền lợi chính đáng và hợp pháp của NLĐ nhưng vì cái lợi ích trước mắt mà nhiều đơn vị SDLĐ đã không đóng BHXH cho NLĐ theo đúng quy định làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của họ, bởi vậy tăng cường công tác quản lý thu , có các biện pháp can thiệp kịp thời để các đơn vị SDLĐ đóng BHXH đầy đủ cho NLĐ từ đó sẽ đảm bảo được quyền lợi chủa NLĐ.

Thứ hai, khi quỹ BHXH được cân đối, người tham gia BHXH sẽ được trợ cấp kịp thời khi không may gặp phải những rủi ro trong cuộc sống, góp phần ổn định cuộc sống cho NLĐ và gia đình họ.

* Ở tầm vĩ mô, vai trò quản lý thu còn được thể hiện khi số thu lớn hơn chi, quỹ BHXH được chính phủ cho phép thực hiện các biện pháp đầu tư tăng trưởng, cung ứng lượng tiền nhàn rỗi trên thị trường tài chính để đầu tư phát triển kinh tế của đất nước, mang lai hiệu quả kinh tế - xã hội. ♦ Chính sách thu BHXH:

Căn cứ theo quy định về quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc( ban hành kèm theo QĐ số 902/QĐ- BHXH ngày 26/06/2007 của Tổng Giám Đốc BHXH Việt Nam) có một số quy định về chính sách thu BHXH:

Mức thu BHXH.

- Đối với NLĐ đồng thời tham gia BHXH, BHYT là công dân Việt Nam gồm:

+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

+ NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ bao tháng trở lên và hợp đồng không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động, bao gồm cả xã viên, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã; người quản lý doanh nghiệp thuộc các chức danh quy định tại khoản 13 điều 4 Luật doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công từ đủ ba tháng trở lên.

Các đối tượng trên có mức đóng BHXH hàng tháng bằng 20% mức tiền lương, tiền công tháng, trong đó NLĐ là 5% và NSDLĐ là 15%. Tuy nhiên, từ 01/01/2010 mức đóng của đối tượng này thay đổi đó là cứ hai năm một lần mức đóng tăng lên 2% cho tới khi đạt mức 22% với NSDLĐ và 8% đối với NLĐ.

+ Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sỹ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; có mức đóng BHXH hàn tháng bằng 17% mức tiền lương tối thiểu do NSDLĐ đóng.

+ Phu nhân, phu quân trong thời gian hưởng chế độ phu nhân, phu quân tại các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài mà trước đó đã tham gia BHXH bắt buộc. Có mức đóng BHXH hàng tháng bằng 16% mức tiền lương, tiền công tháng. Trong đó NLĐ đóng 5% và NSDLĐ dóng 15%. Trường hợp phu nhân, phu quân không phải là cán bộ công chức Nhà nước nhưng đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc thì phu nhân/phu quân đóng BHXH bằng 16% mức tiền lương đã đóng BHXH trước khi đi nước ngoài.

+ NLĐ đã tham gia BHXH bắt buộc mà chưa nhận trợ cấp BHXH một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Có mức đóng BHXH hàng tháng bằng 16% mức tiền lương, tiền công tháng trước khi đi làm việc ở nước ngoài do NLĐ đóng.

- NLĐ thuộc đối tượng thực hiện theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề( nếu có).

Tiền lương, tiền công của NLĐ được tính theo mức lương tối thiểu tại thời điểm đóng.

- NLĐ đóng BHXH, theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quy định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng.

- NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động thuộc các công ty Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên trở lên nếu áp dụng thang, bảng lương do Nhà nước quy định thì thực hiện đầy đủ các quy định dưới đây:

+ Phải đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động của Tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở tại thời điểm chuyển đổi.

+ Thực hiện chuyển xếp lương, nâng bâc hoặc chuyển ngạch lương phải đúng theo quy định của Nhà nước đối với công ty Nhà nước trên cơ sở thang lương, bảng lương đang áp dụng;

+ Đóng BHXH trên cơ sở mức lương đã quy định. ♦ Nguyên tắc thu BHXH:

- Hàng tháng, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng, NSDLĐ đóng BHXH trên quỹ tiền lương, tiền công của những NLĐ tham gia; đồng thời trích từ tiền lương, tiền công tháng của từng NLĐ theo mức quy định để đógn vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

- Hàng tháng, NSDLĐ giữ lại 2% số phải nộp để chii trả kịp thời chế độ ốm đau, thai sản cho NLĐ. Hàng qúy thực hiện quyết toán, trường hợp tổng số tiền quyết toán nhỏ hơn số tiền giữ lại thì NSDLĐ phải nộp số chênh lệch này vào tháng đầu của quý sau.

- NSDLD tham gía BHXH đóng trụ sở chính ở địa bàn nào thì đăng ký tham gi đóng BHXH tại địa bàn đó theo phân cấp của cơ quan BHXH. Trường hợp đơn vị không có tư cách pháp nhân, không có tài khoản. con dấu riêng thì đóng theo đơn vị quản lý cấp trên.

- NSDLĐ đóng BHXH bằng hình thức chuyển khoản. Trường hợp NSDLĐ hoặc NLĐ đóng BHXH bằng tiền mặt thì cơ quan BHXH phải

hướng dẫn thủ tục nộp tiền vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH. Nếu NSDLĐ hoặc NLĐ nộp tiền mặt trực tiếp tại cơ quan BHXH thì chậm nhất sau ba ngày làm việc, cơ quan BHXH phải nộp tiển vào tài khoản chuyên thu mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

- NLĐ được cử đi học tập, thực tập, công tác, nghiên cứu, đi điều dưỡng ở trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc sinh hoạt phí ở đơn vị trước khi được cử đi thì vẫn phải đóng 20% BHXH; NLĐ kí hợp đồng lao động ví nhỉều đơn vị tại 1 thời điểm thì chỉ đăng kí đóng BHXH theo một hợp đồng lao động.

- Số tiền thu BHXH trong kỳ được tính đủ số tiền BHXH và tiền lãi do đóng chậm. đóng thiếu (nếu có).

- Cơ quan BHXH, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ đóng BHXH cho NLĐ, kể cả NLĐ làm việc theo HĐLĐ trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang, trực tiếp vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH Việt Nam mở tại Kho bạc Nhà nước Trung ương.

- NSDLĐ là các DNSX thuộc ngành nông nghiệp, lâm nghiệp,ngư nghiệp, diêm nghiệp, trả tiền lương, tiền ccông cho NLĐ theo mùa vụ hoặc theo chu kỳ có thể đóng BHXH theo quý hoặc 06 tháng một lần nhưng phải xuất trình phương án sản xuất và phương thức trả lương cho NLĐ để cơ quan BHXH có căn cứ giải quyết.

- Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, cá nhân có thuê mướn trả công cho người lao động, sử dụng dưới 10 lao động có thể đóng BHXH theo quý nhưng phải đăng ký và được sự chấp thuận của cơ quan BHXH.

NLĐ đi làm việc tại nước ngoài đóng BHXH theo quý, 6 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc có thể đóng trước 1 lần theo thời hạn hợp đồng; NSDLĐ thu, nộp BHXH cho NLĐ và đăng ký ương thức đóng với cơ quan BHXH trước đó hoặc đóng trực tiếp tại cơ quan BHXH nơi NLĐ cư trú trước khi đi làm việc tại nước ngoài. Trường hợp NLĐ được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng BHXH theo quy định tại điểm này hoặc truy đóng cho cơ quan BHXH sau khi về nước.

1.3. Nội dung thu BHXH bắt buộc.

1.3.1. Nội dung chính của công tác thu BHXH bắt buộc

Quản lý và thực hiện thu BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH trên địa bàn hành chính huyện, tỉnh, kể cả

Quản lý danh sách lao động trong từng đơn vị có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên. Cơ quan BHXH phải thường xuyên theo dõi việc tăng giảm lao động để quản lý được số lao động trong từng đơn vị một cách chính xác, đảm bảo thu đủ số lượng.

Quản lý mức lương của người lao động (lương chính và các loại phụ cấp) hoặc tiền công theo hợp đồng của từng NLĐ tại các đơn vị SDLĐ làm căn cứ đóng BHXH. Trên thực tế có rất nhiều đơn vị SDLĐ kể cả những đơn vị hành chính sự nghiệp cũng khai không đúng mức lương hiện hưởng làm căn cứ đóng BHXH ảnh hưởng lớn đến số thu BHXH. Trước thực trạng đó cơ quan BHXH phải quản lý chặt chẽ mức lương của NLĐ để việc thu BHXH được đúng theo quy định.

Quản lý tổng quỹ lương của các đơn vị SDLĐ. Bảng kê khai tổng quỹ lương do NSDLĐ lập theo mẫu của BHXH Việt Nam và lập hàng năm theo sự biến động của số người tham gia và mức tiền lương, tiền công thay đổi của từng NLĐ. Đây là căn cứ để tính mức đóng BHXH hàng tháng của đơn vị SDLĐ, cần phải quản lý chặt chẽ để tránh việc các đơn vị các đơn vị SDLĐ kê khai không đúng ảnh hưởng đến công tác thu BHXH. Quản lý mức đóng BHXH của từng NLĐ trên cơ sở danh sách tham gia BHXH của từng đơn vị.

Cấp sổ BHXH cho NLĐ và hàng năm ghi bổ sung vào sổ BHXH theo các tiêu thức ghi trong sổ.

Lập dự toán thu BHXH cho năm sau. Công việc này thường được tiến hành vào quý III và quý IV hàng năm.

1.3.2. Các hình thức thu BHXH

Hiện nay các cơ quan BHXH thuộc BHXH Việt Nam đang áp dụng hai hình thức thu BHXH:

- Thu qua tài khoản: Là hình thức các đơn vị SDLĐ hàng tháng nộp BHXH vào tài khoản thu BHXH của các cơ quan BHXH mở tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc Kho bạc Nhà nước. Đây là hình thức thu của BHXH Việt Nam.

- Thu bằng tiền mặt: Là hình thức thu tiền BHXH trực tiếp bằng tiền mặt tại các cơ quan BHXH. Hình thức này áp dụng chủ yếu đối với thu BHYT tự nguyện và BHXH tự nguyện.

Nhưng dù thu qua tài khoản hay thu bằng tiền mặt thì tất cả mọi nguồn thu đều được tập trung vào tài khoản thu của BHXH Việt Nam. Các

địa phương không được lấy tiền thu BHXH của địa phương mình để trang trải bất kỳ một khoản chi phí nào.

1.3.3. Tổ chức thực hiện công tác thu BHXH. ♦ Phân cấp quản lý:

* BHXH Việt Nam chỉ đạo hướng dẫn và kiểm tra thực hiện công tác quản lý thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT trong toàn ngành bao gồm cả BHXH thuộc Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An, Ban cơ yếu chính phủ. Xác định mức lãi suất bình quân trong năm của hoạt động đầu tư quỹ BHXH và thông báo cho BHXH tỉnh.

* BHXH tỉnh:

- Căn cứ tình hình thực tế của địa phương để phân cấp quản lý thu BHXH, BHYT cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.

- Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu liên quan đến NLĐ tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn kiểm tra tình hình thực hiện công tác thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT theo phân cấp quản lý và quyết toán số tiền thu BHXH, BHYT đối với BHXH huyện theo định kỳ quý, 6 tháng, năm và lập “biên bản thẩm định số liệu thu BHXH, BHYT bắt buộc”(Mẫu số 12- TBH).

- BHXH huyện: Tổ chức, hướng dẫn thu BHXH, BHYT; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đối với NSDLĐ và NLĐ theo phân cấp quản lý.

- BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công An và Ban cơ yếu Chính

Một phần của tài liệu Công tác thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ - Thực trạng và giải pháp (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w