Một số khuyến nghị và giải pháp

Một phần của tài liệu Công tác thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ - Thực trạng và giải pháp (Trang 30)

1. Đặc điểm tình hình BHXH tỉnh Phú Thọ

1.3.2. Một số khuyến nghị và giải pháp

Để hoạt động BHXH tỉnh Phú Thọ ngày càng hiệu quả hơn, em xin đưa ra một số ý kiến như sau:

♦ Trong thời gian tới ngành cần tiếp tục tăng cường chỉ đạo công tác tổ chức cán bộ trong hệ thống quy hoạch cán bộ ngành từ nay đến năm 2015, kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý các phòng ban và BHXH các huyện, thị theo đúng quy định của BHXH Việt Nam và tập trung bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ, bố trí sắp xếp lại đội ngũ cho phù hợp năng lực từng người.

♦ Tập trung mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHXH, phối hợp chặt chẽ với Kho bạc, Ngân hàng và Sở Tài chính để thu hết số nợ tồn đọng.

♦ Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nhất là các vấn đề về Luật BHXH, khi thực hiện cần bám sát các quy định của Nhà nước để mở rộng đối tượng tham gia BHYT. Riêng đối với BHYT học sinh, sinh viên cần vạch ra kế hoạch cụ thể cho các năm học tới để vận động học sinh tham gia BHYT, tạo tiền đề tiến tới BHYT toàn dân.

♦ Công khai các thủ tục giải quyết chế độ, quy trình cấp thẻ, phiếu KCB, tổ chức chi trả trực tiếp ở những nơi có điều kịên thuận lợi để quản lý đối tượng cho thuận tiện và dễ dàng.

1.4. Phương hướng, nhiệm vụ 2010.

Phát huy kết quả đạt được. tập thể CBCC trong cơ quan đoàn kết, phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu cấp trên giao năm kế hoạch 2010 với các nội dung sau:

- Tiếp tục sắp xếp lại bộ máy, nâng cao chất lượng công tác, thực hiện cải cách hành chính theo mô hình một cửa do BHXH Việt Nam. Phối hợp với các phòng chức năng của tỉnh tuyên truyền, đưa Luật BHXH, Luật BHYT được Quốc hội thông qua vào cuộc sống.

- Phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch thu BHXH bắt buộc từ 2-4%. Hoàn thành chỉ tiêu BHYT cấp trên giao. Tăng cường phối hợp với các cơ quan hữu quan khai thác các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế theo Luật BHXH.

- Thực hiện có hiệu quả chương trình quản lý thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT và hệ thống thiết bị được trang bị phục vụ kịp thời các yêu cầu của đối tượng. Tổ chức quản lý và chi trả an toàn đúng đối tượng đối với số tiền 550 tỷ đồng.

- Tổ chức Đại hội chi bộ lần thứ IV đúng tiến độ bảo đảm chất lượng. Chi bộ phấn đấu đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh, Công đoàn đạt danh hiệu công đoàn cơ sở vững mạnh. Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ phấn đấu đạt danh hiệu Bằng khen của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

PHẦN 2: CHUYÊN ĐỀ: “CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ -

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI.

1.1. BHXH và vai trò của BHXH 1.1.1. Sự ra đời của BHXH

Đối với mỗi người, trong cuộc sống không thể tránh khỏi những rủi ro như ốm đau, dịch bệnh, tai nạn, mất việc, biến động thị trường…Bất kể rủi ro nào xảy ra cũng đều gây ra cho cuộc sống con người những khó khăn nhất định . Chúng làm cho thu nhập của NLĐ bị mất hoặc bị giảm sút, hư hỏng tài sản, sản xuất bị đình trệ…Hơn nữa, trong những trường hợp đó họ không làm ra sản phẩm, không có thu nhập nhưng các nhu cầu trong cuộc sống vẫn phải đáp ứng, thậm chí các chi phí hàng ngày còn gia tăng hơn về dịch vụ y tế, bồi dưỡng sức khoẻ, nuôi con nhỏ…Do vậy, việc hạn chế rủi ro, khắc phục rủi ro là một nhu cầu tất yếu khách quan. Vì lẽ đó, con người đã nghĩ ra nhiều biện pháp để đối phó với chúng, chẳng hạn như vay mượn, cầu xin, viện trợ, dự phòng cá nhân…Song, đối với những rủi ro lớn, có tính xã hội như dịch bệnh, thất nghiệp thì các hình thức này thường ít hiệu quả.

Khi nền công nghiệp phát triển, đội ngũ lao động làm công hưởng lương tăng nhanh, cuộc sống của họ và gia đình chủ yếu phụ thuộc vào thu nhập đều đặn hàng tháng trong quan hệ lao động. Trước nguy cơ phải đối mặt thường xuyên với các rủi ro trong cuộc sống, khiến cho tiền lương tháng có thể không được lĩnh thường xuyên, những người làm thuê tìm cách khắc phục bằng việc thành lập các quỹ tiền lương, các hiệp hội. Đồng thời liên kết trong các nghiệp đoàn, đấu tranh với giới chủ để được hỗ trợ ở mức cần thiết khi gặp ốm đau, rủi ro trong lao động. Khi giai cấp công nhân lớn mạnh trở thành một lực lượng chính trị trong xã hội thì giới chủ SDLĐ buộc phải chấp nhận một số yêu cầu, thực hiện một số biện pháp giúp đỡ NLĐ khi gặp rủi ro nhằm ổn định cuộc sống cho họ. Tuy nhiên, với những tai nạn lớn xảy ra với nhiều người hoặc khi dịch bệnh thì NSDLĐ không có khả năng hoặc không muốn bỏ ra những khoản tiền quá lớn để khắc phục hậu quả. Trong điều kiện đó, để đáp ứng nhu cầu chính

đáng của người dân, cũng như đảm bảo ổn định về kinh tế chính trị nói chung thì các nhà nước phải thực hịên trách nhiệm xã hội của mình. Vì vậy Nhà nước quy định hai bên chủ và thợ cùng đóng vào một quỹ chung từ đó bù đắp một phần thu nhập bị mất khi NLĐ gặp rủi ro và khi thiếu sẽ được sự hỗ trợ từ NSNN. Đó chính là BHXH mà ngày nay đã trở nên tương đối thông dụng trên cả bình diện quốc gia và quốc tế.

2. Khái niệm BHXH

Trên bình diện quốc tế, theo công ước 105 năm 1952 của tổ chức lao động quốc tế ILO, BHXH có thể hiểu khái quát là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua các biện pháp công cộng nhằm chống lại các khó khăn về kinh tế - xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp các gia đình đông con.

Theo Luật BHXH: “BHXH là sự đảm bảo bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập của NLĐ khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết…Trên cơ sở đóng góp và sử dụng một quỹ tài chính tập chung, nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho họ và an toàn xã hội”.

Ngày nay, BHXH được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Vì vậy có thể có nhiều định nghĩa khác nhau song đều xem xét BHXH trước hết là một hình thức bảo hiểm mang tính xã hội, hoạt động phi lợi nhuận, có sự bảo hộ của Nhà nước, chủ yếu nhằm mục đích đảm bảo thu nhập cho NLĐ và an toàn xã hội.

3. Chức năng của BHXH

BHXH về bản chất là hình thức bảo hiểm thu nhập cho người lao động, là sản phẩm tất yếu khách quan của xã hội phát triển, là hình thức dịch vụ công để quản lý và đáp ứng nhu cầu chia sẻ rủi ro trong cộng đồng, là quyền lợi cơ bản của NLĐ.

Chức năng của BHXH được xác định bởi chức năng chung của bảo hiểm kết hợp với tính xã hội của nó tạo thành. Trên cơ sở đó BHXH có những chức năng cơ bản như sau:

Thứ nhất, BHXH đảm bảo bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho NLĐ.

Đây là chức năng cơ bản của BHXH được xác định trên cơ sở đối tượng của BHXH là thu nhập của NLĐ. Khi mức thu nhập được bảo hiểm của NLĐ bị giảm hay bị mất vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, tuổi già…sẽ là căn cứ để NLĐ được hưởng BHXH. Chỉ khi thực hiện tốt chức năng này, BHXH mới thực sự là hình thức bảo hiểm thiết thực với NLĐ, có sức cuốn hút, thuyết phục họ tham gia rộng rãi và trở thành lưới an toàn đầu tiên trong chính sách an sinh xã hội của mỗi quốc gia.

Thứ hai, BHXH phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia.

Phân phối lại là chức năng chung của mọi hình thức bảo hiểm. Trên cơ sở đối tượng của BHXH là thu nhập của NLĐ mà BHXH xác định chức năng phân phối lại giữa họ. Đó có thể là sự phân phối lại thu nhập theo chiều ngang giữa những người khoẻ mạnh cho những người không may gặp rủi ro. Có thể là sự phân phối lại theo chiều dọc giữa thế hệ trẻ cho những người già thuộc thế hệ trước; giữa thời kỳ trẻ trung khoẻ mạnh cho thời kỳ già yếu trong mỗi con người. Như vậy, thu nhập của NLĐ được phân phối lại theo nhiều chiều trên cả bình diện không gian và thời gian.

Thứ ba, BHXH góp phần kích thích nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động tập thể.

Với những chính sách thiết thực, BHXH giúp cho NLĐ luôn yên tâm gắn bó tận tình với công việc, tích cực lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Điều đó cũng giúp cho NSDLĐ yên tâm tính toán để phát triển sản xuất, không lâm vào tình trạng phá sản kể cả khi có rủi ro lớn xảy ra. Chức năng này được hiểu như một đòn bẩy kinh tế kích thích NLĐ nâng cao năng suất lao động xã hội.

Thứ tư, BHXH góp phần thu hút lao động, hình thành và phát triển thị trường lao động, gắn bó các lợi ích NLĐ, NSDLĐ và lợi ích xã hội.

Trên thực tế, BHXH đã góp phần thu hút lao động trong phạm vi mà nó bao phủ. NLĐ thường có nhu cầu làm việc trong phạm vi thực hiện BHXH bắt buộc để đời sống được ổn định, hơn thế là trong phạm vi được tham gia BHXH, NLĐ có thể dịch chuyển quan hệ lao động từ khu vực này đến khu vực khác đó chính là yếu tố tạo nên thị trường lao động. Vì vậy muốn khuyến khích NLĐ tự tạo việc làm, dịch chuyển quan hệ lao động theo nhu cầu của thị trường thì phải mở rộng phạm vi bao phủ của BHXH.

1.2. Một số vấn đề cơ bản về thu BHXH

1.2.1. Khái niệm – Vai trò của quản lý thu.1.2.1.1. Khái niệm thu BHXH 1.2.1.1. Khái niệm thu BHXH

Với chức năng cai trị, Nhà nước sử dụng quyền lực của mình thông qua các thể chế chính trị bao gồm hệ thống pháp luật và các thiết chế chính trị để tổ chức thực hiện công tác thu BHXH dưới hai hình thức bắt buộc và tự nguyện. Vì vậy ta có thể hiểu: Thu BHXH là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc các đối tượng phải đóng BHXH theo mức phí quy định hoặc cho phép một số đối tượng được tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Trên cơ sở đó hình thành một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích đảm bảo cho các hoạt động BHXH.

1.2.1.2.Vai trò của quản lý thu.

Quản lý thu BHXH được hiểu là sự tác động có tổ chức, có tính pháp lý để điều chỉnh các hoạt động thu. Sự tác động đó được thực hiện bằng hệ thống pháp Luật của Nhà nước và các biện pháp hành chính của các cơ quan chức năng nhằm đạt được mục tiêu thu đúng đối tượng, thu đủ số lượng và đảm bảo thời gian theo quy định. Theo cách hiểu đó, công tác quản lý thu có vai trò chủ yếu sau đây:

* Nắm chắc được các nguồn thu BHXH.

Nguồn thu của quỹ BHXH theo quy định của luật BHXH hiện hành gồm:

+ Nguồn đóng BHXH của NLĐ tham gia BHXH + Nguồn đóng BHXH của chủ sử dụng lao động. + Tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư tăng trưởng; + Nguồn hỗ trợ của Nhà nước.

+ Các nguồn khác như: Viện trợ, quà biếu, quà tặng…của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.

Để nắm chắc được các nguồn thu trên phải tăng cường công tác quản lý chặt chẽ các nguồn thu. Đối với các nguồn thu khác nhau phải có phương pháp quản lý thích hợp.

* Tăng thu, đảm bảo cân đối quỹ BHXH.

Thu BHXH có vai trò rất lớn trong việc cân đối quỹ và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống BHXH. Để tăng thu cần phải thực hiện một vài biện pháp chính sau đây:

- Tăng số người tham gia đóng BHXH. Đây là biện pháp có tính chất quyết định nhất là trong điều kiện kinh tế nước ta chưa phát triển, chúng ta không thể tăng nhanh mức đóng BHXH.

- Thu đúng đối tượng, thu đủ số lượng và đảm bảo thu đúng thời gian quy định.

+ Thu đúng đối tượng là phải căn cứ vào những quy định trong Luật BHXH. Hiện nay theo quy định của Luật BHXH có hai loại: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Trong các đơn vị tham gia BHXH, đặc biệt là các đơn vị sản xuất kinh doanh, thường có số lao động có đủ điều kiện tham gia BHXH bắt buộc và cũng có số lao động chưa có đủ điều kiện tham gia BHXH bắt buộc, với các lý do khác nhau đã kê khai danh sách đóng BHXH ít hơn số lao động đủ diều kiện tham gia BHXH theo Luật định. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở các địa phương, đặc biệt là khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đã ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động và ảnh hưởng đến nguồn thu của quỹ BHXH.

+ Thu đủ số lượng và thu đúng thời gian quy định cũng phụ thuộc vào công tác quản lý thu BHXH. Trên thực tế có rất nhiều đơn vị nộp BHXH không đủ số lượng hàng tháng. Tình trạng trốn tránh nộp BHXH, nợ đọng tiền BHXH còn xảy ra ở nhiều đơn vị. Vì vậy phải bằng các biện pháp quản lý thu khoa học, kết hợp với các biện pháp hành chính cứng rắn, phạt tiền đối với các đơn vị cố tình nợ, không nộp BHXH đúng hạn. Có như vậy công tác quản lý thu BHXH mới đem lại hiêu quả cao.

* Bảo đảm quyền lợi người tham gia BHXH

Vai trò này của công tác quản lý thu được thể hiện trên hai nội dung: Thứ nhất: Bảo vệ quyền lợi của NLĐ trong các đơn vị được tham gia BHXH. Đây là quyền lợi chính đáng và hợp pháp của NLĐ nhưng vì cái lợi ích trước mắt mà nhiều đơn vị SDLĐ đã không đóng BHXH cho NLĐ theo đúng quy định làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của họ, bởi vậy tăng cường công tác quản lý thu , có các biện pháp can thiệp kịp thời để các đơn vị SDLĐ đóng BHXH đầy đủ cho NLĐ từ đó sẽ đảm bảo được quyền lợi chủa NLĐ.

Thứ hai, khi quỹ BHXH được cân đối, người tham gia BHXH sẽ được trợ cấp kịp thời khi không may gặp phải những rủi ro trong cuộc sống, góp phần ổn định cuộc sống cho NLĐ và gia đình họ.

* Ở tầm vĩ mô, vai trò quản lý thu còn được thể hiện khi số thu lớn hơn chi, quỹ BHXH được chính phủ cho phép thực hiện các biện pháp đầu tư tăng trưởng, cung ứng lượng tiền nhàn rỗi trên thị trường tài chính để đầu tư phát triển kinh tế của đất nước, mang lai hiệu quả kinh tế - xã hội. ♦ Chính sách thu BHXH:

Căn cứ theo quy định về quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc( ban hành kèm theo QĐ số 902/QĐ- BHXH ngày 26/06/2007 của Tổng Giám Đốc BHXH Việt Nam) có một số quy định về chính sách thu BHXH:

Mức thu BHXH.

- Đối với NLĐ đồng thời tham gia BHXH, BHYT là công dân Việt Nam gồm:

+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

+ NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ bao tháng trở lên và hợp đồng không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về

Một phần của tài liệu Công tác thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ - Thực trạng và giải pháp (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w