Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm y tế Việt Nam

Một phần của tài liệu giám định chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (Trang 25 - 29)

Trớc khi có nghị định số 299/ HĐBT (nay là Chính Phủ) ban hành ngày 15/8/1992, ngành y tế nớc ta hoạt động theo cơ chếhành chính bao cấp và trên thực tế ngành y tế đã bao cấp bình quân toàn xã hội. Điều này là hoàn toàn không phù hợp với quá trình phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động y tế chủ yếu là đáp ứng nhữmg nhu cầu cấp bách trớc mắt, nhất là yêu cầu phục vụ chiến tranh trong điều kiện còn nhận đợc nhiều viện trợtừ nớc ngoài. Do đó y tế mới phát triển theo chiều rộng, cha phát triển theo chiều sâu, trình độ tổ chức chuyên môn hoá và hợp tác hoá còn thấp. Đảng và Nhà nớc ta đã có nhiều cố gắng tăng ngân sách cho y tế hàng năm nhng so với nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh thì cha đáp ứng đợc. Mâu thuẫn cung - cầu ngày càng gay gắt, buộc hoạt động y tế phải đối phó, chống đỡ một cách thụ động. Do thiếu kinh phí hoạt động cho y tế, sự nghiệp y tế kém phát triển, giờng bệnh không tăng, nhu cầu chất lợng dịch vụ khám chữa bệnh nhiều mặt bị cắt giảm, kìm giữ sự phát triển của y học: công tác phục vụ y tế giảm nhanh dẫn đến tình trạng bệnh nhân tự phục vụ, nảy sinh nhiều tiêu cực trong y tế và nhân dân; lãng phí lao động xã hội; y tế ở nông thôn cha đợc chăm sóc tốt; các tuyến y tế bị phá vỡ, ngời bệnh tràn lên tuyến trên, làm cho y tế các tuyến hoạt động kém hiệu quả, luôn luôn thụ động đối phó với nhu cầu trớc mắt. Cũng một phần do thiếu kinh phí cho nên y học chuyên sâu phát triển chậm chạp, cha phục vụ đắc lực cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân, không tiếp cận nhanh trình độ y học của thế giới và có một số mặt chững lại: tài năng của một bộ phận cán bộ khoa học kỹ thuật y học bị lãng phí, trôi theo thời gian và tuổi tác.

Tình hình sức khoẻ, bệnh tật của nhân dân đang có nhiều vấn đề đáng lo ngại. Những tiêu cực trong y tế làm xói mòn lơng tâm và trách nhiệm của một bộ phận không ít cán bộ y tế: Có không ít nơi ngời bệnh bị phân biệt đối xử, tạo ra những bất công trong xã hội làm cho ngời dân ngày càng giảm lòng tin đối với cơ sở khám chữa bệnh.Nguyên nhân cơ bản của tình hình trên là do chúng ta cha nhận thức rõ quy luật phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sự nghiệp y tế nói riêng trong bớc đi ban đầu của thời kỳ quá độ ở nớc ta. Một thời gian dài chúng ta đã chủ quan duy ý chí dẫn đến bao cấp bình quân bất hợp lý: Phát triển y tế không gắn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong khi đó nh nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VI đã khẳng định:" Sức khoẻ của nhân dân, tơng lai của nòi giống là mối quan tâm thờng xuyên của Đảng và Nhà nớc, là trách nhiệm của tất cả các ngành, các đoàn thể, là trách nhiệm và lợi ích thiết thân của mỗi công dân". Muốn thực hiện đợc phải có một cơ chế mới, cơ chế này phải đợc xây dựng thành thể chế, chính sách cụ thể, huy động đợc tiềm năng hiện có của ngành y tế và của toàn xã hội cùng chăm lo sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Trong công tác bảo vệ sức khoẻ có hai mặt: mặt hoạt động khoa học y học và mặt hoạt động y tế gắn với xã hội. Bảo vệ sức khoẻ chỉ có thể đạt đợc khi biết kết hợp hài hoà giữa hai mặt đó. Cho nên phải tìm ra cơ chế kết hợp giữa hoạt động y học gắn liền với xã hội để toàn xã hội cùng quan tâm đến việc chăm sóc sức khoẻ cho toàn dân. Nếu duy trì cơ chế bao cấp bình quân trong hoạt động y tế sẽ không huy động đợc tiềm năng của xã hội để phát triển y tế. Trớc đây, hoạt động và chi phí y tế không phản ánh đợc hiệu quả việc sử dụng lao động, vật t, thiết bị, thuốc men..., không đợc quản lý bằng biện pháp kinh tế mà thờng đợc coi là thứ phúc lợi ban phát cho mọi ngời gây căng thẳng giả tạo và lãng phí không ít. Cơ chế bao cấp trong y tế tạo cho xã hội t tởng gần nh "khoán" sức khoẻ cho y tế. Cũng do đó hoạt động bảo vệ sức khoẻ nói chung cha sáng tạo, thiếu năng động, dới ỷ lại vào trên, trên quản lý kém.

Muốn vợt qua đợc những khó khăn trên chỉ có một biện pháp duy nhất đó là chúng ta phải đổi mới: đổi mới t duy, nhất là t duy kinh tế, đổi mới phong cách làm việc, đổi mới tổ chức và cán bộ trong đó có đổi mới cơ chế quản lý. Việc đổi mới cơ chế quản lý ngành y tế trớc hết nhằm nâng cao năng lực tổ chức quản lý, tăng c- ờng cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao chất lợng mọi mặt công tác y tế, tạo điều kiện cho y học phát triển... Thông qua việc thực hiện cơ chế mới sẽ thúc đẩy toàn bộ xã hội cùng chăm lo sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ, củng cố và phát triển sự nghiệp y tế, thực hiện tốt phơng châm:" Nhà nớc và nhân dân cùng làm", toàn xã hội cùng thể hiện tính u việt của nền y tế xã hội chủ nghĩa" của nớc ta. Lập lại sự công bằng xã hội một cách hợp lý trong việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân; trong việc chăm sóc đời sống giữa các tập thể lao động y tế với các tập thể lao động khác sẽ góp phần tích cực vào công cuộc cải tạo XHCN ở nớc ta nói chung và ngành y tế nói riêng. Để đạt đợc các yêu cầu trên phải chuyển cơ chế quản lý hành chính bao cấp của hoạt động y tế sang cơ chế quản lý kinh tế trên cơ sở tiến hành hạch toán trong y tế. Việc hạch toán này đơn thuần mang ý nghĩa biện pháp quản lý có hiệu quả không mang ý nghĩa kinh doanh.

Hạch toán trong y tế là cơ sở để đổi mới công tác kế hoạch hoá, đổi mới tổ chức y tế, nâng cao hiệu quả quản lý và là cơ sở tính toán để thu viện phí, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả trang thiết bị y tế, tăng cơ sở vật chất kỹ thuật để phát triển sự nghiệp y tế, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí và chống tiêu cực trong y tế, nâng cao chất lợng mọi mặt phục vụ ngời bệnh và bảo vệ sức khoẻ, mở rộng các dịch vụ y tế, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên ngành y tế.

Hoạt động ngành y tế cũng nh hoạt động của nhiều ngành khác trong xã hội song nó có tính chất đặc thù riêng. Ví dụ ngoài việc chăm lo sức khoẻ cho ngời bệnh còn phải chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên bệnh viện; sự chăm sóc ng- ời bệnh bao gồm tất cả các mặt ăn, ở, mặc và rất nhiều nhu cầu dịch vụ khác trong điều kiện u đãi hơn ngời lành. Nhiều mặt dịch vụ ở bệnh viện phải tốt hơn ở gia đình nên rất tốn kém. Do vậy hoạt động trong bệnh viện đòi hỏi sự tinh tế bởi nó

phức tạp. Vì vậy nếu toàn bộ chi phí do ngân sách rất ít ỏi của Nhà nớc cấp, không có nguồn thu nào bù đắp thì chất lợng y tế chắc chắn sẽ tiếp tục sa sút.

Mặt khác, tâm lý ngời bệnh và xã hội là sẵn sàng hy sinh của cải vật chất để cứu ngời bởi đây là ranh giới giữa cái sống và cái chết, do đó mà chấp nhận sự bù đắp thoả đáng cho lao động và hoạt động y tế. Tiềm năng này là sức mạnh của toàn xã hội chăm lo phát triển sự nghiệp y tế. Đây là điều kiện thực hiện tốt phơng châm" Nhà nớc và nhân dân cùng làm " trong sự nghiệp phát triển y tế.

Trớc tình hình đó, ngày 15/ 8/ 1992, Hội đồng bộ trởng (nay là Chính phủ) đã ký và ban hành nghị định số 299 về bảo hiểm y tế với nội dung: Bảo hiểm y tế là một hình thức thực hiện chính sách phúc lợi xã hội, cấu thành nội dung rất quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Đối tợng tham gia bảo hiểm y tế đóng bảo hiểm để đợc đảm bảo chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh khi ốm đau tại các cơ sở y tế Nhà nớc mà không phải trả viện phí. Đó là nghĩa vụ của mỗi cá nhân đối với cộng đồng xã hội, đồng thời chính mình cũng đợc hởng sự đóng góp của cả cộng đồng.

Bảo hiểm y tế là chủ trơng đúng đắn của Nhà nớc bởi vì nó thể hiện tnhs công bằng, nhân đạo. Nhờ có bảo hiểm y tế chi trả những chi phí về khám chữa bệnh cho nên ngời tham gia bảo hiểm y tế yên tâm hơn khi đi khám chữa bệnh. Bảo hiểm y tế đã thu về một nguồn tài chính tuy cha thể bằng ngân sách Nhà nớc cấp cho ngành y tế nhng đã góp phần giảm bớt khó khăn do thiếu kinh phí y tế triền miên. Bảo hiểm y tế đã giúp cho các cơ sở khám chữa bệnh làm quen với ph- ơng thức hạch toán kinh tế để quản lý y tế có hiệu quả, làm cho quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân trong sáng hơn. Bảo hiểm y tế góp phần nâng cao chất lợng phục vụ trong ngành y tế, đã chứng minh tính nhân đạo của nó. Bảo hiểm y tế thực sự cần thiết cho những ngời có thu nhập trung bình trở xuống, làm yên lòng ngời nghèo khi tham gia bảo hiểm y tế. Đặc biệt với những ngời hu trí, mất sức trớc đây đi khám chữa bệnh là một nỗi lo lớn vì không đủ tiền nộp viện phí thì nay đã yên

tâm vào viện với tấm thẻ bảo hiểm y tế. Bảo hiểm y tế đang thực sự đi vào đời sống xã hội.

Trong 6 năm thực hiện bảo hiểm y tế, bảo hiểm y tế Việt Nam thực sự là giải pháp hữu ích, tăng thêm nguồn tài chính cho việc khám chữa bệnh, đồng thời giảm bớt đợc gánh nặng chi tiêu y tế cho những ngời có thu nhập thấp, thể hiện vai trò phân phối lại thu nhập và góp phần thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong khám chữa bệnh. Tính đến nay đã có trên 10 triệu ngời trên phạm vi cả nớc tham gia bảo hiểm y tế. Từ chỗ năm 93 mới có 3,8 triệu ngời tham gia đến nay đã có trên 10 triệu ngời thì đây quả là một bớc tiến lớn của bảo hiểm y tế. Nó đã phần nào đóng góp vào sự nghiệp đổi mới của đất nớc theo xu hớng phát triển hội nhập với khu vực và thế giới, góp phần thực hiện mục tiêu xã hội hoá sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ nhân dân đợc nêu ra trong nghị quyết hội nghị trung ơng lần thứ t.

Hệ thống bảo hiểm y tế đã đợc hình thành và hoạt động có hiệu quả trên 53 tỉnh và thành phố với tổng số trên 59 cơ quan bảo hiểm y tế.

Tuy nhiên, bảo hểm y tế ra đời trong giai đoạn nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trờng có sự quản lý vĩ mô của Nhà nớc, thì việc vận dụng một chính sách xã hội mới cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội là rất khó khăn, việc xuất hiện những bất hợp lý trong quá trình thực thi là không thể tránh khỏi. Vì vậy trong thời gian tới, mục tiêu của hệ thống bảo hiểm y tế là cần xem xét, đánh giá các kết quả đã đạt đợc cũng nh những vấn đề còn vớng mắc để nhằm thống nhất các quan điểm về hình thành một hệ thống bảo hiểm y tế toàn diện, đảm bảo cho ngời tham gia bảo hiểm y tế đợc cung cấp các dịch vụ y tế đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả và phù hợp với khả năng đóng góp tài chính. Thực hiện tốt yêu cầu này sẽ tạo ra bớc đệm cho hệ thống bảo hiểm y tế từng bớc thực hiện xã hội hoá bảo hiểm y tế, bảo đảm ngày càng nhiều ngời dân Việt Nam đợc chăm sóc sức khoẻ thông qua quỹ BHYT của cộng đồng xã hội.

Một phần của tài liệu giám định chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w