Kết quả thu BHXH phân theo khu vực tại BHXH huyện Hiệp Hòa

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2007 - 2010 (Trang 33 - 38)

Cán bộ thu tại BHXH huyện Hiệp Hòa đã tiến hành phân loại số thu BHXH bắt buộc theo từng khu vực. Kết quả thu BHXH bắt buộc phân theo khu vực được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 6: Kết quả thu BHXH bắt buộc phân theo khu vực tại BHXH huyện Hiệp Hòa giai đoạn 2007 - 2010

(Nguồn: BHXH huyện Hiệp Hòa)

2007 2008 2009 2010 Số tiền thu (triệu đồng) Tỉ trọng (%) Số tiền thu (triệu đồng) Tỉ trọng (%) Số tiền thu (triệu đồng) Tỉ trọng (%) Số tiền thu (triệu đồng) Tỉ trọng (%) HCSN, Đảng, đoàn thể 11.927 75,11 13.715 68,92 14.981 62,11 16.993 51,87 Khối ngoài công lập 446 2,81 627 3,15 913 3,79 1.766 5,39 DN Nhà nước 2.112 13,30 3.208 16,12 4.159 17,24 5.841 17,83 DN ngoài quốc doanh 754 4,75 1.222 6,14 2.425 10,05 5.855 17,87 Hợp tác xã 19 0,12 23 0,12 40 0,17 82 0,25 Khối xã, thị trấn 511 3,22 947 4,76 1.404 5,82 1.949 5,95 Hộ kinh doanh cá thể 110 0,69 157 0,79 198 0,82 275 0,84 Tổng 15.879 100,00 19.899 100,00 24.120 100,00 32.762 100,00

Biểu đồ 4: Kết quả thu BHXH bắt buộc phân theo khu vực tại BHXH huyện Hiệp Hòa năm 2007

Biểu đồ 5: Kết quả thu BHXH bắt buộc phân theo khu vực tại BHXH huyện Hiệp Hòa năm 2010

Việc phân loại số thu BHXH bắt buộc theo khu vực có ý nghĩa quan trọng trong công tác thu BHXH bắt buộc, từ kết quả thu thì biết được khu vực nào cần chú trọng thu, lãnh đạo BHXH huyện Hiệp Hòa có được số liệu tổng quát nhất, có chỉ đạo kịp thời để tăng thu, đôn đốc cán bộ thu có trách nhiệm với khu vực mình phụ trách. Việc phân loại cũng giúp cho công tác báo cáo hoặc kiểm tra của BHXH tỉnh Bắc Giang được thuận tiện, nhanh chóng hơn.

Qua bảng số liệu có thể thấy nguồn thu chủ yếu của BHXH huyện Hiệp Hòa là từ khối hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể; doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Còn các khối khác số thu chiếm một tỉ trọng nhỏ như: khối ngoài công lập, hợp tác xã, khối xã, thị trấn và hộ kinh doanh cá thể.

Số tiền thu từ khối hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số thu BHXH bắt buộc. Cụ thể: năm 2007 số thu là 11.972 triệu đồng, năm 2008 số thu là 13.715 triệu đồng chiếm 68,92% tổng số thu. Đến năm 2009 số thu chiếm 62,11%, giảm 6,81% so với năm 2008 nhưng số tiền thu tăng lên là 14.981triệu đồng (tăng thêm 1.266 triệu đồng so với năm 2008). Năm 2010 số tiền thu của khối này tiếp tục tăng so với năm 2009 với số tiền là 16.993 triệu đồng, tỉ trọng chiếm 50,31% tổng số thu. Nguyên nhân số thu BHXH bắt buộc của khu vực hành chính sự nghiệp tăng là do: số lao động được tuyển dụng tăng, tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định tăng. Sự chấp hành các quy định về BHXH tại các đơn vị được thực hiện khá nghiêm túc. Hàng tháng khi có sự biến động về số lao động hoặc hệ số lương của NLĐ tăng thì cán bộ phụ trách BHXH tại các đơn vị luôn có thông báo kịp thời với cán bộ thu BHXH để thực hiện điều chỉnh tăng số tiền đóng BHXH, đảm bảo quyền lợi của NLĐ khi tham gia BHXH bắt buộc. Mặc dù số thu BHXH tăng nhưng tỉ trọng thu so với tổng thu BHXH bắt buộc của khu vực này giảm là do số thu của các khu vực khác tăng nhanh hơn, đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Sau khối hành chính sự nghiệp, số thu của các doanh nghiệp Nhà nước xếp ở vị trí thứ hai. Năm 2009 số thu của khu vực này là 4.159 triệu đồng, chiếm 17,24% tổng thu, tăng 951 triệu đồng và tỉ trọng tăng thêm 1,12% so với năm 2008. Năm 2010 số thu tiếp tục tăng thêm 1.682 triệu đồng và tỉ trọng tăng thêm 0,59% so với năm 2009 đưa số thu BHXH của khu vực doanh nghiệp Nhà nước lên 5.841 triệu đồng, tỉ trọng chiếm 17,83% tổng thu BHXH bắt buộc.

Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là khu vực có sự chuyển biến mạnh mẽ nhất trong công tác thu. Năm 2007 khu vực này chỉ chiếm tỉ trọng 4,75% tổng thu với số tiền là 754 triệu đồng, đến năm 2008 tỉ trọng chiếm 6,14%. Năm 2009 tỉ trọng chiếm 10,05% và số tiền thu là 2.425 triệu đồng, tăng 1.203 triệu đồng với tỉ trọng tăng 3,91% so với năm 2008. Đến năm 2010 khu vực này đã xếp ở vị trí thứ hai với số tiền thu là 5.855 triệu đồng, tỉ trọng chiếm 17,87% tổng thu, tăng 3430 triệu đồng và tỉ trọng tăng thêm 7,82% so với năm 2009. Tiềm năng thu trong những năm tới của khu vực này tiếp tục tăng và có khả năng sẽ trở thành khu vực có số thu lớn nhất trong tổng thu BHXH bắt buộc. Sở dĩ số thu BHXH bắt buộc của khu vực này tăng nhanh trong giai đoạn 2007 - 2010 là do BHXH huyện Hiệp Hòa đã thực hiện tuyên truyền trực tiếp đến người sử dụng lao động của các doanh nghiệp; cán bộ thu thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tình hình thu nộp BHXH của các đơn vị. Mặt khác, tình hình sản xuất kinh doanh của các đơn vị đã có sự ổn định, nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh có lợi nhuận nên đã đóng BHXH bắt buộc đầy đủ, đúng quy định để NLĐ yên tâm làm việc, gắn bó lâu dài với đơn vị mình.

Bên cạnh sự tăng lên về số thu BHXH ở các khu vực trên cũng phải kể đến sự tăng thu ở các khu vực khác như:

Khối ngoài công lập: giai đoạn 2007 – 2010 số thu tăng 1.320 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng định gốc là 195% (từ 446 triệu đồng năm 2007 lên 1.766 triệu đồng năm 2010), tỉ trọng tăng từ 2,18% lên 5,39% tương ứng tăng 3,11%.

Khối hợp tác xã: năm 2007 số thu của khối chiếm tỉ trọng rất nhỏ chỉ là 0,12% với số tiền thu là 19 triệu đồng; đến năm 2009 số thu là 40 triệu đồng, tỉ trọng chiếm 0,17%, tăng 21 triệu đồng và tỉ trọng tăng 0,05%. Năm 2010 số thu BHXH tăng lên 82 triệu đồng tương ứng tăng 42 triệu đồng so với năm 2009. Số thu BHXH năm 2010 tăng mạnh là do: hình thức sản xuất kinh doanh theo mô hình hợp tác xã đang phát triển trong toàn huyện dẫn đến số hợp tác xã tham gia BHXH tăng; ngoài ra có một số hợp tác xã nợ đọng tiền đóng BHXH năm trước đã thực hiện nộp vào năm 2010.

Khối xã, thị trấn: số thu BHXH bắt buộc cũng tăng từ 511 triệu đồng năm 2007 lên 1.949 triệu đồng năm 2010 tương ứng tăng 1.438 triệu đồng, tỉ trọng tăng từ 3,22% lên 5,95% tức là tăng 2,73%. Nguyên nhân là do huyện Hiệp Hòa có số đơn vị hành chính nhiều với 25 xã và 1 thị trấn, nhu cầu cán bộ xã lớn nên trong những năm qua liên tục tuyển thêm lao động về làm việc tại địa phương.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2007 - 2010 (Trang 33 - 38)