Quá trình hình thành và phát triể n

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về chiến lược XK của công ty cổ phần dệt may Thành Công sang thị trường Mỹ gia đoạn 2008-2015 (Trang 40)

2.1.1.1 Giai đoạn một từ năm 1976 đến năm 1980

Tiền thân của Thành Công là Công ty Tái Thành kỹ nghệ dệt được thành lập năm 1976. Vào tháng 08 năm 1976, Tái Thành kỹ nghệ dệt được tiếp quản thành xí nghiệp quốc doanh với tên gọi là Nhà máy Dệt Tái Thành, đến tháng 10 năm 1978, Nhà máy dệt Tái Thành đổi thành Nhà máy Dệt Thành Công trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp Dệt thuộc Bộ Công Nghiệp Nhẹ.

Đây là giai đoạn khó khăn nhất sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Thành Công chỉ là một đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ với hai công đoạn sản xuất chính là dệt và nhuộm, hệ thống nhà xưởng chật hẹp, hệ thống máy móc lạc hậu với lao động khoảng 500 người, hoạt động trong điều kiện thiếu vốn, bao cấp.

2.1.1.2 Giai đoạn hai từ năm 1981 đến năm 1985

Công ty xây dựng phương án sản xuất kinh doanh mới, chủđộng đầu tư trên cơ sở tự cân đối ngoại tệ, nhập vật tưđể duy trì sản xuất và từng bước cải cách bộ máy để tăng năng suất lao động. Công ty đã vay vốn của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) để nhập tơ sợi về sản xuất vải và bán cho các đơn vị khác để thu ngoại tệ. Đến lúc này, Công ty không chỉ chủđộng được nguyên liệu mà còn tích lũy được khá nhiều ngoại tệ làm cơ sở tiếp tục đầu tư cho sản xuất. Đây cũng là giai đoạn đánh dấu bước ngoặc lịch sử về tinh thần chủ động, sáng tạo, dám chịu trách nhiệm trước Nhà nước của tập thể cán bộ công nhân viên.

2.1.1.3 Giai đoạn ba từ năm 1986 đến năm 1996

Công ty thực hiện chiến lược phát triển để tồn tại, tồn tại để phát triển. Đầu năm 1986, nhà máy đã đầu tư vốn nhằm từng bước đầu tư chiều rộng và chiều sâu để phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển thêm hai ngành sản xuất mới là kéo sợi và may. Vào tháng 07 năm 1991, Nhà máy Dệt Thành Công được đổi tên thành công ty Dệt Thành Công, trực thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam.

2.1.1.4 Giai đoạn bốn từ năm 1997 đến tháng 06 năm 2006

Đây là giai đoạn duy trì tốc độ phát triển, thực hiện mục tiêu đổi mới toàn diện, hướng đến tương lai. Năm 2000, Công ty phát triển thành Công ty Dệt May Thành Công. Công ty đã chủ động đề ra chương trình đầu tưđổi mới trang thiết bị, công nghệ nhằm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường. Chính sựđầu tư đổi mới như vậy mà công ty trở thành một trong những công ty có tốc độ phát triển hàng đầu về tăng trưởng, quy mô sản xuất và chất lượng sản phẩm, xâm nhập thị trường…

2.1.1.5 Giai đoạn năm từ tháng 07 năm 2006 đến nay

Ngày 01 tháng 07 năm 2006, công ty Dệt May Thành Công được chuyển đổi thành Công ty Cổ Phần Dệt May Thành Công và hoạt động theo cơ chế của công ty cổ phần, vì thế công ty phấn đấu hoạt đông phải dựa vào sức mình là chính, không trong chờ vào sự giúp đỡ của nhà nuớc hay một tổ chức nào khác.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng, công tác quản lý được thực hiện nhanh chóng theo kiểu trực tuyến chức năng. Theo cơ cấu này, các phòng ban có vai trò tham mưu cho cấp trên để xây dựng kế hoạch và ra quyết định. Các quyết định được truyền đạt xuống dưới thông qua lãnh đạo trực tiếp của từng bộ phận. Cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm:

- Hi Đồng Qun Trị: là cơ quan quản lý tập thể của công ty, có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, chiến lược phát triển công ty, quyền lợi của công ty, trừ những vần đề thuộc quyền của Đại Hội Đồng CổĐông.

- Ban kim soát: thực hiện giám sát các hoạt động của Hội Đồng Quản Trị, Tổng Giám Đốc theo pháp luật và điều lệ của công ty.

- Tng Giám Đốc: là người có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoặt động của công ty, và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về các hoạt động của công ty. - Phó Tng Giám Đốc: quản lý, điều hành hoạt động của bộ phận, phòng ban mà mình phụ trách, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc.

- Ngành Si: sản xuất các loại sợi chủ yếu cung cấp cho công ty và một phần bàn ra nội địa và xuất khẩu .

- Ngành Đan-Nhum: nhuộm và định hình vải các loại từ Ngành Dệt và gia công nhuộm cho nên ngoài. Cung cấp hàng đan kim đan nhuộm và hoàn tất cho Ngành May sản xuất.

- Ngành May gm có by xí nhip may trc thuc : các xí nghiệp may hàng đan kim chủ yếu là polo shirt, T-shirt, đồ trẻ em, quần áo thể thao với nguyên liệu là vải của công ty dệt và nhập khầu

- Xí nghip Dt (XN Dt): dệt ra các loại vải đan kim, dệt nhãn, phụ liệu may... phục vụ bán và sản xuất của xí nghiệp may.

- Ban k thut cht lượng (Ban KTCL): quản lý, kiểm tra và tham mưu về kỹ thuật chất lượng, công nghệ sản xuất, các vấn đề có liên quan đến hệ thống ISO, SA 8000.

- Ban hành chánh nhân s (Ban HCNS): tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân sự, lao động tiền lương, đồng thời quản lý hành chánh, văn thư,… phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Ban HC Ban KT Ban VT Ban KT Ban NK Chi Nhánh Hà nội Ngành Sợi Phó tổng Giám Đốc Phó tổng Giám Đốc Hội Đồng Quản Trị Tổng Giám Đốc Ban Kiểm Soát Ban KD Ban NC & PT Ban KH XN Dệt Ngành Đan huộm Ban XK TT KD SP M Ngành May XN TH

Hình 2.1: Sơđồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Dệt May Thành Công

(Nguồn : Ban hành chính nhận sự công ty Cổ Phần Dệt May Thành công)

- Ban vt tư hàng hóa (Ban VT-HH): kiểm tra, tham mưu đề xuất cho Tổng Giám Đốc các vấn đề có liên quan đến vật tư hàng hóa, cung ứng nguyên vật liệu.

- Ban kế toán tài chính (Ban KT-TC): theo dõi tình hình thu chi và ghi chép đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán, lập báo cáo kế toán. Kế toán trưởng có trách nhiệm tham mưu cho Tổng Giám Đốc các chế độ chính sách của Nhà nước, tham gia phân tích tình hình tài chính của công ty để có phương hướng sử dụng vốn sao cho có hiệu quả

- Ban xut khu (Ban XK): phụ trách và tham mưu các vấn đề kinh doanh và tiêu thụ hàng vải và sản phẩm áo ra thị trường nước ngoài, thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu, tổ chức nhập phụ liệu phục vụ sản xuất.

- Ban kinh doanh (Ban KD ),Chi nhánh Hà Ni, Trung tâm kinh doanh sn phm may (TT KDSPM): phụ trách và tham mưu các vấn đề kinh doanh, tiêu thụ hàng vải và sản phẩm áo trong thị trường nội địa.

- Ban nhp khu (Ban NK): thực hiện các hợp đồng nhập khẩu, tổ chức nhập nguyên liệu, thiết bị phụ tùng phục vụ sản xuất kinh doanh trong nước.

- Ban Nghiên cu và phát trin (Ban NC&PT): thiết kế và nghiên cứu phát triển mặt hàng mới.

- Ban kế hoch (Ban KH): lên kế hoạch nguồn nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuất, xây dựng và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất.

- Xí nghip tng hp (XN TH): phụ trách các vấn đề về quản lý, kiểm tra, sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị và an toàn trong nhà xưởng, thực hiện đề xuất tham mưu các chương trình đầu tư của công ty, điều phối xe, làm thủ tục giao nhận xuất nhập khẩu…

2.1.3 Cơ cấu các mặt hàng sản xuất kinh doanh chủ yếu

Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ và hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới, đặc biệt là Việt Nam đã trở thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế WTO. Điều này đã đem lại cho các doanh nghiệp

nhiều cơ hội đầu tư và phát triển đồng thời doanh nghiệp cũng phải đối diện với rất nhiều khó khăn và thử thách với sự xâm nhập từ bên ngoài. Vì vậy đối với công ty Cổ Phần Dệt May Thành Công việc cải tiếng chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm, xây dựng thương hiệu và mạng lưới phân phối tốt là một điều hết sức cần thiết. Cơ cấu các sản phẩm kinh doanh chủ yếu của công ty bao gồm:

- Sn phm si: bao gồm các loại sợi như: sợi 100% cotton, sợi pha giữa cotton và polyester, nylon, sợi 100% polyester, sợi TC, sợi CVC, sợi Filament, melange… - Sn phm vi: gồm có vải dệt và đan kim như: vải sọc, vải caro, vải thun,.. được dệt từ sợi

Filament, sợi polyester, sợi polyester pha, sợi micro, sợi sơ ngắn, sợi màu, sợi cotton, sợi PE, TC, CVC,... Sử dụng để may quần áo, váy, jacket, vải jersey, picque, interlck, rib, fleece… - Sn phm may mc: gồm áo T-shirt, polo- shirt, đầm, quần áo thể thao, quần áo thời

trang từ vải thun hoặc vải dệt, chủ yếu xuất khẩu và một phần tiêu thụ trong nước. - Các sn phm gia công bên ngoài: ngoài những sản phẩm chủ lực, công ty còn nhận

gia công cho các đối tác trong và ngoài nước từ nguồn nguyên liệu mà họ cung cấp cho công ty.

Trong thời gian tới công ty tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh các sản phẩm hiện tại và phát triển thêm các ngành nghề như kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may, đầu tư nghiên cứu pha chế các loại hóa chất thuốc nhuộm, đào tạo công nhân ngành may.

2.2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY.

2.2.1 Nhận thức về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty

Là một công ty chuyên sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm: bông, xơ, vải, sợi, sản phẩm may và các nguyên phụ liệu khác, được tiếp quản từ cơ sở trí thành kỹ nghệ dệt vào tháng 08 năm 1976 đến nay.

Tuy gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu, nhưng bằng những nổ lực của toàn bộ tập thể công ty, hiện nay công ty cổ phần Dệt May Thành Công đã phát triển nhanh chóng và trở thành một doanh nghiệp dệt may hàng đầu trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Cùng với việc duy trì phát triển thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu truyền thống như các nước Nhật, Mỹ, châu Âu, châu Á,…công ty đã nhanh chóng phát triển thêm các thị trướng khác ở Mỹ.

nghiệp nhà nước theo hướng tăng quyền chủđộng cho đơn vị, cơ sở gắn với sản xuất thị trường và xuất nhập khẩu, công ty cổ phần Dệt May Thành Công được đánh giá là một đơn vị tiêu biểu của trung ương, thành phố và cũng là một trong nhưng đơn vị vinh dự đón nhận nhiều giải thưởng cao quí do nhà nước trao tặng như : huân chương lao động hạng ba, danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang, huân chương chiến công hạng nhất, huân chương độc lập hạng nhì, danh hiệu anh hùng lao động. Năm 2001 công ty nhận được chứng chỉ ISO 9001:2000, năm 2002 nhận chứng nhận SA-8000:2001 và năm 2006, vinh dựđón nhận huân chương độc lập hạng nhất.

Ý thức được việc phải luôn làm mới để tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh và tạo ưu thế cạnh tranh, giữ vững thương hiệu, nên ngoài việc chú trọng đến chất lượng sản phẩm, công ty còn tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao tay nghề cho công nhân và năng lực quản lý của cán bộ, từng bước áp dụng công nghệ thông tin để điều hành sản xuất và cải thiện môi trường. Song song đó, công ty tiếp tục đầu tư, đổi mới thiết bị, mở rộng qui mô sản xuất, cải tiến kỹ thuật. Nhờ đó, sản lượng hàng năm của công ty tăng từ 15-20% và hiệu quả kinh doanh năm sau cao hơn năm trước.

Với quyết tâm đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, công ty không cảm thấy thỏa mãn với những gì mình đang có, và không lùi bước trước những khó khăn thử thách, vào tháng 07 năm 2006 công ty đã chính thức chuyển sang hình thức hoạt động công ty cổ phần để gắn kết quyền lợi và trách nhiệm của tập thể, tạo tiền đề phát triển trong giai đoạn hội nhập, ngoài những hoạt động sản xuất chính hiện nay là vải, sợi, nhuộm,... trong tương lai gần công ty muốn mở rộng sang các ngành nghề khác như khai thác quỹđất để xây dựng khu thương mại, chung cư, bệnh viện, kinh doanh nguyên liệu dệt may…

Cánh của WTO đang mở ra với Việt Nam, đây là cơ hội cũng như là thách thức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Riêng đối với công ty thì đây là cơ hội để khẳng định một hướng đi đúng mà doanh nghiệp lựa chọn ngay từđầu “ chất lượng luôn là tiêu chí hàng đầu trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp”

2.2.2 Nhận thức vềđối thủ cạnh tranh.

Công ty cổ phần Dệt May Thành Công là một trong những công ty dệt may hàng đầu tại Việt Nam đặc biệt trong lĩnh vực dệt kim, nhuộm, hoàn tất,…chất lượng sản phẩm của công ty đã được khẳng định tại thị trường nội địa và thị trường nước ngoài.

Tuy vậy nhưng công ty đã luôn đặt mình trong môi trường cạnh tranh gây gắt và không xem nhẹ các đối thủ trong và ngoài nước. Để tăng thêm vị thế cạnh tranh trên thị trường công ty đã đầu tư, liên kết để xây dựng công ty wash, dyeing sản phẩm may (công ty cổ phần Thành Châu) đã hoạt động vào tháng 08/2006, định hướng của công ty là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý sản xuất kinh doanh, hệ thống hóa và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, sử dụng công nghệ công tin như là một công cụ mang tính đột phá và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của thương hiệu “TCM” trong tương lai.

2.2.3 Thực trang tình hình xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Trước đây xuất khẩu sang thị trướng Mỹ của công ty chỉ chiếm thị phần nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, nhưng do công ty có định hướng và đầu tư phát triển xuất khẩu nên kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng điều và mạnh dần từ năm 2000 đến nay.

Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ của công ty cũng tăng điều qua các năm, tuy nhiên kim ngạch này cũng xoay quanh các khách hàng chủ lực và thường xuyên ký các hợp đồng lớn với công ty có thời hạn giao hàng thành nhiều đợt và kéo dài gần cả năm.

Bảng 2.1: Kim ngach xuất khẩu sang thị trường Mỹ của công ty

Năm (tỷđồng) Tỷ trọng (%) Thị trường XK 2005 2006 2007 2005 2006 2007 Mỹ 417.4 756.28 771.82 69.42 72.96 74.00 Khách hàng JC Penney 209.16 385.70 372.02 50.11 51.00 48.20 Sanmar 123.97 227.04 225.37 29.70 30.02 29.20 Tonix 45.91 86.97 78.34 11.00 11.50 10.15 Khác 38.36 56.57 96.09 9.19 7.48 12.45

(Nguồn : Ban xuất khẩu công ty Cổ Phần dệt May Thành Công) Doanh thu từ xuất khẩu chiếm từ 60-70% tổng doanh thu của công ty, trong đó doanh thu xuất khẩu sang thị trường Mỹ chiếm khoản 70%. Vì vậy thị trường Mỹ chiếm một vị trí hết sức quan trọng và chủ lực của công ty. Tuy nhiên thị trường Mỹ chỉ tập trung có vài khách hàng chủ lực như : JC Penney, Sanmar, Tonix. Các khách hàng này chiếm khoản 90% kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ. Đây là một rủi ro rất lớn với công ty khi một trong các khách hàng này từ bỏ công ty.

Để không mất khách hàng, công ty luôn phải lệ thuộc vào khách hàng về giá cả, thời hạn giao hàng, chất lượng, họ luôn đưa ra nhiều lý do về chất lượng, an toàn lao động, thời han giao hàng để ép công ty phải giảm giá. Vì vậy trong thời gian tới việc mở rông, phát triển thị trường Mỹ, là chiến lược sống còn của công ty.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về chiến lược XK của công ty cổ phần dệt may Thành Công sang thị trường Mỹ gia đoạn 2008-2015 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)