CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNg

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về chiến lược XK của công ty cổ phần dệt may Thành Công sang thị trường Mỹ gia đoạn 2008-2015 (Trang 80)

2015

3.2.1 Chiến lược phát triển sản phẩm

Thị trường may mặc Mỹ với những yêu cầu khác biệt hơn rất nhiều đối với các thị trường Nhật Bản hay EU. Do vậy, chiến lược về sản phẩm cần phải thể hiện sự thích ứng cao đối với thị trường này.

* Về sản phẩm và chất liệu: Hiện tại công ty đang rất xem trọng công tác nghiên cứu phát triển mẫu mã mới nhằm quảng bá, xuẩt khẩu sản phẩm cho khách hàng tại Mỹ, với sản phẩm mang thương hiệu công ty. Hiện nay sản phẩm chủ lực xuất khẩu sang Mỹ là Polo-shirt, T-shirt các loại, sản phẩm thời trang các loại,.. với số lượng gần 19 triệu sản phẩm/ năm, đạt doanh thu xuất khẩu gần 50 triệu usd /năm. Do nhu cầu tiêu dùng của người Mỹ với mặt hàng may mặc là có xu hướng sử dụng những chất liệu gần với tự nhiên như là cotton, hay pha cotton với tỷ lệ cao. Đây là hướng chính để phát triển rất nhiều sản phẩm mà công ty có khả năng sản xuất như sản phẩm thể thao bằng thu, vải thun, Vải đan cotton có độ co rút thấp, vải đan làm bóng, vải đan co dãn,..

* Xây dựng chủng loại (Đa dạng hoá sản phẩm): Do thị trường tiêu dùng hàng dệt may ở Hoa kỳ khá đa dạng về chủng loại, thu nhập và độ tuổi. Vì thế chúng ta có thể có chiến lược phát triển sản phẩm theo từng phân khúc thị trường. Cùng một loại mặt hàng, công ty cần phải đa dạng hoá thiết kế cho phù hợp với từng độ tuổi, thu nhập, vị trí địa lý khác nhau. * Bên cạnh việc phát triển thêm sản phẩm mới, công ty đang tập trung vào các mặt hàng có chất lượng cao mang tính chiến lược như Polo-shirt, T-shirt các loại, do thị trường Hoa Kỳ chấp nhận sản phẩm này của công ty với mức giá cao hơn các thị trường khác. Vì vậy tập trung vào sản phẩm chủ lực của mình là chiến lược phát triển, nhằm tiến đến xây dựng thương hiệu riêng cho mình trong phân khúc thị trường tại Mỹ. Tuy nhiên, sản phẩm chiến lược chỉ mang tính tương đối trong một khoảng thời gian nhất định, nó sẽđược thay đổi theo thời gian bởi sản phẩm may mặc trên thị trường mỹ thay đổi nhanh chóng với yếu tố thời trang.

* Về bao bì và đóng gói: thông thường, bao bì đóng gói cho các mặt hàng xuất khẩu được thực hiện theo yêu cầu khách hàng và tùy theo đặc điểm mặt hàng. Tuy nhiên, cần lưu ý các quy định của chính phủ Mỹ về hàng dễ cháy và xử lý khử trùng, mối mọt khi sử dụng vật liệu đóng gói bằng gỗ.

3.2.2 Chiến lược mở rộng và phát triển thị trường Mỹ.

Mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu tại Mỹ là một trong những chiến lược phát triển của công ty, phù hợp với chiến lược phát triển ngành dệt may với “mũi nhọn về xuất khẩu”. Công ty luôn chú trọng xuất khẩu vào thị trường lớn như Mỹ, EU và Nhật Bản.

Hiện tại công ty có mức tăng trưởng xuất khẩu tại thị trường Mỹ từ 5-10% mỗi năm, đạt 48,2 triệu usd vào năm 2007 chiếm khỏan 74% kim ngạch xuất khẩu, công ty phấn đấu trong tương lai sẽđạt mức từ 15-30%, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

Trong thời gian đầu, công ty tiếp tục củng cố và duy trì thị phần hiện có ở Dallas, Haslet, Buena Park, Washington, New York… thông qua các nhà nhập khẩu Mỹ như: JC Penney, Tonix, Sanmar,.. Đối tượng khách hàng mà công ty nhắm tới vẫn là những người có thu nhập trung bình.

Tuy nhiên thị trường Mỹ là một thị trường rất rộng lớn với rất nhiều tầng lớp, họ tiêu dùng sản phẩm dệt may từ cấp thấp đền cao cấp, trong khi thị phần hàng dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ 2007 chiếm khoan 2,8%. Dây là một cơ hội, cũng nhưđầy

thách thức cho Việt Nam nói chung và cho công ty nói riêng. Vì vậy công ty sẽ ra sức tìm kiếm thị phần mới tại thị trường này cụ thể : công ty thiết lập mối quan hệ với các nhà bán lẻ tại thị trường Mỹ thông qua các thương nhân Việt kiều Mỹ, cộng đồng người Việt kể cả người Việt gốc Hoa, thông qua internet, hội chợ triễn lãm hàng dệt may, để thâm nhập vào thị trường. Từđó, thiết lập các đại lý bán hàng ở Mỹđể giao hàng nhanh chóng đến tay người tiêu dùng, tạo lập mối quan hệ ngày càng gắn bó với khách hàng. Phấn đấu đến năm 2015 doanh thu xuất khấu đạt 180 triệu usd.

3.2.3 Chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhận lực

Nguồn nhân lực là tài sản vô giá, bộ mặt của công ty, đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, hiện công ty đang chủ động sắp xếp lại mô hình tổ chức hoạt động cho phù hợp với mô hình công ty cổ phần, phù hợp với quy mô hoạt động và chức năng của mình.

Đối với các vị trí lãnh đạo chủ chốt, công ty luôn khuyến khích cán bộ công nhân viên đã gắn bó với nhiều năm lên làm. Nâng cao trách nhiệm cá nhân, hiệu quả công việc, khuyến khích tinh thần tự chủ và sáng tạo của mỗi cá nhân. Bố trí đúng người vào đúng vị trí để phát huy cao nhất năng lực công tác của người lao động và hiệu quả kinh doanh của công ty. Hiện tại công ty có người đạt trình độ sau đại học họ nắm giữ 2 chức vụ phó tổng giám đốc, 356 người có trình độ đại học, 370 người có trình độ cao đẳng trung cấp, còn lại khoản 3.750 người là công nhân kỹ thuật và các trình độ khác, phấn đấu trong thời gian tới công ty sẽ nâng trình độ sau đại học lên 10 người, đại học lên 700 người và hạn chế lao động phổ thông xuống mức thấp chừng vài chục người

Tăng cường các chương trình đào tạo công nhân lành nghề, cán bộ quản lý, nhân viên thiết kế, kỹ sư chuyên ngành… bằng cách đào tạo tại chỗ hay qua các khóa học trong và ngoài nước. Tiếp tục hợp tác, tuyển dụng lao động từ trường Đại học Công nghiệp 4, sinh viên có năng lực mới ra trường từ các trường đại học khác.

Duy trì và thu hút lao động là chiến lược hàng đầu của công ty nhất là trong các lĩnh vực quản lý, kinh doanh, kỹ thuật và nghiệp vụ. Ưu tiên giữ lao động có tay nghề bằng các chính sách đãi ngộ vật chất và tinh thần. Tạo môi trường và tâm lý làm việc thoải mái cho người lao động.

nước, công ty tuyển dung rất kỹ, thông qua các công ty săn đầu người, sẳn sàng thuê những người đã tốt nghiệp ở nước ngoài hoặc người nước ngoài để có được những ứng viên phù hợp.

Công ty rất chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và thiết kế, hiện công ty đang xây dựng cho mình một đội ngủ nhân viên thiết kế hùng mạnh, họ không chỉ suốt ngày ngồi trên máy ví tính, mà công ty tạo điều kiện để họ đi sát với thực tế, tiếp cận nhanh với sự thay đổi của thị trường trong và ngoài nước như: tổ chức những chuyến đi du lịch trong và ngoài nước, cho họ tham gia các các chương trình ca nhạc, biễu diễn thời trang, các lẽ hội văn hóa,…

Ký hợp đồng đào tạo dài hạn với các trường dạy nghềđể đào tạo cho công nhân mới cũng như nâng cao tay nghề của các công nhân cũ, tổ chức thi tay nghề và phát thưởng vào các dịp lễ như 30/4, 1/5, 2/9, …để có thểđáp ứng yêu cầu xâm nhập thị và mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

3.2.4 Chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm

Hiện công ty đang áp dụng đúng và nghiêm ngặt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tếđể tăng sức cạnh tranh và uy tín của sản phẩm trên thị trường. Chất lượng được kiểm tra chặt chẽ ngay khi nguyên phụ liệu đưa vào quá trình sản xuất.

Trong thời gian tới, công ty tiến hành xây dựng chiến lược phát rất nhiều dòng sản phẩm với chất lượng khác nhau từ cấp thấp đến cao cấp để phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng, công ty đã ra đời sản phẩm mang thương hiệu công ty như : TCM gen X, TCM fashion,… với chất liệu và chất lương rất tốt nhưng giá thành rất khác biệt, với TCM genX công ty chào bán với giá từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng, còn TCM fashion thì với giá từ 100 đến 200 ngàn đồng.

Việc phổ biến, nâng cao ý thức trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên về chất lượng sản phẩm, huấn luyện kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên kiểm hàng, kỹ năng chuyên sâu theo công đoạn, kỹ năng kiểm tra chất lượng sản phẩm được công ty làm hết sức nghiêm túc. Lập kế hoạch thường xuyên kiểm tra lại các khâu có lỗi tiềm ẩn, phát hiện và ngăn chặn ngay khi sản xuất, phân định trách nhiêm rõ ràng cho từng đơn vị thành viên.

Thị trường Mỹ là thị trường khó tính về chất lượng, vì vậy chất lượng sản phẩm của công ty không chỉ được kiểm soát chặt trong quá trình sản xuất, kiểm tra mà còn

được công ty chú tâm đến trong khâu đóng gói, bảo quản và vận chuyển đến tay người tiêu dùng: kiểm tra kỹ qua từng công đoạn, kiểm lại khi hoàn tất, kiểm tra khi đóng gói, thực hiện khử trùng cho các sản phẩm có đóng gói bằng gỗ.

Công ty đang cải tiến và hoàn thiện hệ thống tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, hướng dẫn công việc, hướng dẫn và tăng cường kiểm tra, lập kế hoạch phúc tra chất lượng, tổ chức hội thảo để rút kinh nghiệm công tác kỹ thuật chất lượng hàng tháng, hàng quí. Xây dựng chỉ tiêu chất lượng đến từng bộ phận, định kỳ khen thưởng các đơn vịđạt và vượt chỉ tiêu.

Đối với nhân viên kỹ thuật, nhân viên kiểm hàng: xây dựng kế hoạch về chuyên môn nghiệp vụ, giao trách nhiệm về chất lượng sản phẩm cuối cùng. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất: định kỳ hàng quí tháng đánh giá chất lượng tay nghề.

3.2.5 Chiến lược giá cả

Cạnh tranh về giá là một trong những vấn đề mà các công ty Việt Nam nói chung và Thành Công nói riêng luôn phải đối đầu khi tham gia vào thị trường Mỹ, đặc biệt là với đối thủ khổng lồ Trung Quốc, Ấn Độ. Thế nhưng, không phải cạnh tranh về giá là bán giá thấp bằng mọi giá, nhất là trong tình hình chính phủ Mỹđang áp đặt chính sách giám sát lên hàng dệt may Việt Nam.

Thị trường Mỹ có rất nhiều phân khúc, do khác biệt về độ tuổi, giới tính, thu nhập. Chính vì vậy, chiến lược giá cần được xây dựng hợp lý cho những phân khúc thị trường mà công ty nhắm tới. Ngoài ra, đối với các nhà nhập khẩu đặt hàng với số lượng nhiều, dài hạn, chính sách giá cho những đơn hàng này cần được ưu đãi đặc biệt.

Định giá sản phẩm trên cơ sở chi phí sản xuất kết hợp với chiến lược giá phân biệt. Công ty sử dụng chiến lược giá dựa vào chi phí để đảm bảo đạt mức lợi nhuận tối thiểu. Sau đó, công ty sẽ điều chỉnh giá tăng giảm tùy theo thời điểm mùa vụ, khu vực địa lý, loại sản phẩm, khách hàng…Giá tăng tại thời điểm có nhu cầu cao, giá hạ tại thời điểm có nhu cầu thấp hay giá cao đối với khách hàng nhỏ và số lượng đơn hàng ít và giá thấp đối với khách hàng lớn quen thuộc với số lượng lớn.

Trong thời gian tới công ty tiếp tục nghiên cứu cải tiến dây chuyền sản xuất thực hiện tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động nhằm giảm chi phí giá thành sản phẩm. Phân phối sản phẩm trực tiếp hơn đến các nhà bán lẻ, cửa hàng nhỏở thị trường Mỹ, từđó mức giá đến tay người tiêu dùng tại Mỹ sẽ hợp lý hơn.

3.2.6 Chiến lược xúc tiến thương mại và truyền thông

Sau khi Hiệp Định Thương Mại Việt Mỹ được ký kết, ngành dệt may Việt Nam đã không ngừng tăng cao kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã có nhiều bước đi năng động tích cực trong việc tiếp cận với các nhà nhập khẩu Mỹ, mở rộng thị phần. Tuy nhiên, cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, cạnh tranh trên thị trường Mỹ càng trở nên khốc liệt. Chính vì vậy, công tác xúc tiến thương mại, truyền thông sang thị trường Mỹđược đưa lên ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay.

Chiến lược xúc tiến thương mại cho ngành dệt may Việt Nam nói chung, công ty Cổ Phần Dệt May Thành Công nói riêng trước mắt công ty tập trung và xây dựng thương hiệu cho mình, tăng thị phần, phấn đấu doanh số xuất khẩu đến năm 2015 đạt 180 triệu usd, giảm tỷ lệ hàng xuất khẩu theo loại hình gia công. Đểđạt được những mục tiêu trên, công ty cần xây dựng chiến lược xúc tiến thương mại và quảng cáo, quảng bá cho mình.

Mở rộng quảng cáo, quảng bá về sản phẩm cũng như hình ảnh công ty trên các tạp chí chuyên ngành, niên giám điện thoại (Yellow Pages), sách báo phục vụ cho công tác nghiên cứu chuyên ngành. Nội dung quảng cáo cần nêu bật những ưu điểm về năng lực sản xuất, các tiêu chuẩn quốc tế,….mà công ty đã đạt được.

Đẩy mạnh tham gia các kỳ hội chợ, triển lãm dệt may trong nước, quốc tế nhằm quảng bá hơn nữa hình ảnh sản phẩm, hình ảnh công ty đến với các đối tác lớn những chưa biết đến công ty, các đối tác tiềm năng.

Xây dựng và phát triển hoàn thiện hệ thống website của công ty nhằm quảng bá sản phẩm, thương hiệu công ty với người tiêu dùng trong nước và trên thế giới. Một điểm cần chú ý là khi thiết kế website, công ty phải đảm bảo là khi đối tác tiềm năng sử dụng các công cụ tìm kiếm thông tin liên quan đến sản phẩm dệt may, hoặc thông tin về công ty thì trang web của công ty phải được hiển thị trong những trang đầu, khi đó khả năng có thông tin sẽđảm bảo các đối tác tiềm năng tìm thấy. Trang web của công ty cũng cần phải hỗ trợ về thương mại điện tử (e-commerce), giúp đối tác dễ dàng liên lạc khi có nhu cầu.

Công ty thường xuyên tham gia các hội chợ triển lãm được tổ chức ở Mỹ, tham gia cùng các đoàn thương mại đi công tác tại Mỹ, thông qua những thông tin của Văn Phòng đại diện Vinatex ở Newyork và qua đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam để tìm hiểu đánh giá các đối tác Mỹ mới có quan hệ. Ngoài ra công ty còn tham gia quảng cáo trên

các website dệt may chuyên ngành phổ biến, nổi tiếng trên thế giới được nhiều đối tác dệt may truy cập: www.alibaba.com; www.fiber2fashion.com.

3.3 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY THÀNH CÔNG SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỔ PHẦN DỆT MAY THÀNH CÔNG SANG THỊ TRƯỜNG MỸ

Đểđạt mục tiêu đến 2015, doanh thu xuất khẩu của công ty khoản 180 triệu usd ngay từ bây giờ công ty cần có những giải pháp cho riêng mình và những kiến nghị từ các cơ quan nhà nước, các hiệp hội. Từđó thực hiện các chiến lược mà mà công ty đã đề ra.

3.3.1 Giải pháp về nguồn nhân lực

Với quan niệm con người là nền tảng tạo nên sự thành công và phát triển bền vững của công ty, nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như sự phát triển của công ty. Hiện công đang xây dựng và củng cố nguồn nhân lực phù hợp với gian đoạn phát triển mới.

* Chủ động sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, hoạt động cho phù hợp với mô hình công ty cổ phần, phù hợp với quy mô hoạt động và chức năng của công ty:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về chiến lược XK của công ty cổ phần dệt may Thành Công sang thị trường Mỹ gia đoạn 2008-2015 (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)