Nhận xét về ưu nhược điểm của cân đối NSNN Việt Nam giai đoạn 2001-2010

Một phần của tài liệu Cân đối ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 44)

2.2.1 Ưu điểm:

Hệ thống pháp luật về ngân sách được ban hành, sửa đổi và ngày càng hoàn thiện hơn,

các nguyên tắc cân đối ngân sách được xác định minh bạch, rõ ràng hơn.

Hệ thống thuế quan tương đối đầy đủ, hợp lý, là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách. Các mức thuế suất được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế, với các cam kết quốc tế, tỷ lệ

Tiu lun Cân đối Ngân sách nhà nước trong nn kinh tế th trường Vit Nam

động viên từ thuế, phí, lệ phí ổn định và ngày càng tăng giúp cho nguồn thu ổn định và có tích lũy cho những năm sau. Đã thực hiện cải cách thuế bước 1, bước 2, bước 3.

Chi ngân sách được tập trung phần lớn vào chi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chi chi giáo dục và sự nghiệp, dần dần các khoản chi cần thiết được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của kinh tế xã hội trong từng giai đoạn.

Mức thu – chi ngân sách được tính toán hợp lý, đảm bảo yêu cầu bội chi ngân sách phần

lớn xoay quanh mốc 5% so với GDP, nợ của Chính phủ và nợ nước ngoài ở mức kiểm soát được, đảm bảo cân đối kinh tế vĩ mô, giúp kinh tế tăng trưởng vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội.

Trao tính chủ động cho các địa phương trong việc quản lý ngân sách bằng cách phân

cấp, phân quyền đối với việc xác định dự toán, cơ cấu thu chi, vay nợ cho ngân sách địa phương để thực hiện tốt nhất những nhiệm vụ kinh tế - xã hội được giao.

2.2.2 Nhược điểm:

Cơ cấu các khoản thu trong ngân sách chưa cân bằng, tỷ lệ thu nội địa chỉ chiếm trên dưới 50%, đặc biệt là thu từ dầu thô và xuất nhập khẩu chiếm khoảng 30%. Dầu thô tuy mang lại nguồn thu lớn nhưng không bền vững vì nó còn ảnh hưởng đến an ninh năng lượng, trong khi các loại thuế xuất nhập khẩu ngày càng bị cắt giảm theo lộ trình đã cam kết, nếu trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục kỳ vọng vào nguồn thu từ dầu thô thì rất dễ làm cho ngân sách mất cân đối do giá dầu biến động thất thường, chưa kể dầu thô cũng chỉ là một nguồn tài nguyên có giới hạn.

Việc lập dự toán ngân sách hàng năm còn thiếu tầm nhìn xác định thứ tự ưu tiên khi tiến

hành chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển trở nên trung và dài hạn do các khoản thu – chi ngân sách được tính toán trong ngắn hạn, khó lường trước những yếu tố bất ngờ là các nhu cầu chi tiêu khi thay đổi chính sách phát triển kinh tế cũng như chưa cóa sự phối hợp cân đối giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Điều này dẫn đến tình trạng tính kỷ luật tài khóa ít khi được thực hiện nghiêm túc do việc khó khăn, kết quả của việc này là có nhiều công trình đầu tư tràn lan, khai thác không hiệu quả.

Tiu lun Cân đối Ngân sách nhà nước trong nn kinh tế th trường Vit Nam

lượng đầu ra cũng như tác động của chúng đến việc thực hiện các mục tiêu của ngành hay của quốc gia. Trong khi khả năng nguồn thu có hạn mà nhu cầu chi quá lớn, nên tình trạng lập dự toán chi NSĐP luôn có xu hướng lớn hơn lập dự toán thu. Vì lý do này mà đa số các tỉnh/thành ở nước ta bị thụ động trong cân đối ngân sách, hàng năm các tỉnh/thành này đều nhận được chi hỗ trợ ngược lại từ NSTW.

Những hạn chế trong cơ chế phân cấp quản lý NSNN đã ảnh hưởng mạnh tới tính cân

đối bền vững của NSNN. Đi đôi với việc đẩy mạnh chính sách phi tập trung hóa, phân cấp mạnh hơn cho địa phương trong quản lý và cân đối ngân sách luôn đòi hỏi nâng cao khả năng quản lý của địa phương. Thế nhưng, ở nhiều địa phương năng lực quản lý và trách nhiệm giải trình của chính quyền , khả năng kiểm soát của Hội đồng nhân dân còn bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ Luật NSNN qui định.

Phạm vi NSNN thiếu toàn diện, không phản ánh đúng quy mô nguồn lực trong cân đối ngân sách. Cách xác định phạm vi NSNN hiện nay của Việt Nam chưa đảm bảo được tính toàn diện và đầy đủ của NSNN. NSNN chưa bao phủ toàn bộ chi tiêu của Chính phủ. Đó là lý do tại sao việc xác định mức bội chi ngân sách theo thông lệ của Việt Nam khác với thông lệ của quốc tế, điều này sẽ gây khó khăn cho việc so sánh, đánh giá các thông số về kinh tế vĩ mô trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng thiếu thông tin về các khoản viện trợ do nhà tài trợ thực hiện trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng. Việc thiếu thông tin về các dự án tài trợ trong các ngành khác nhau đã hạn chế khả năng trong lập kế hoạch và phối hợp cân đối chính xác giữa nguồn lực trong nước với nguồn lực huy động từ bên ngoài.

Chính sách quản lý nợ để cân đối NSNN còn nhiều yếu kém Công tác quản lý nợ của

Việt Nam thời gian qua chỉ chú trọng đáp ứng nhu cầu chi, kiểm soát tổng nợ và việc thanh toán nợ; chưa có sự quan tâm đầy đủ đến các mục tiêu khác của quản lý nợ công như: quản lý chi phí và rủi ro, hỗ trợ phát triển thị trường tài chính trong nước; chưa có được một mô hình để có thể tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách quản lý nợ và cân đối NSNN; giữa chính sách cân đối NSNN với chính sách tiền tệ.

Tiu lun Cân đối Ngân sách nhà nước trong nn kinh tế th trường Vit Nam

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÂN ĐỐI NGÂN

SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3.1 Định hướng cân đối ngân sách giai đon 2011-2015

3.1.1 Định hướng thu NSNN giai đoạn 2011 - 2015:

Thu NSNN được hình thành từ 2 nguồn thu chính là từ thuế, chi phí, lệ phí và thu từ tài sản. Tuy nhiên, hiện nay chiếm 90% trong cơ cấu thu NSNN là từ thuế, do vậy để có được một nguồn thu ổn định thì Việt Nam phải xây dựng cho mình một cơ cấu thuế hợp lý, phù hợp với tiềm lực kinh tế xã hội của quốc gia. Và chính cơ cấu này cũng sẽ tác động ngược trở lại kinh tế, xã hội của đất nước. Qua cải cách thuế bước 1, bước 2, bước 3 hệ thống thuế Việt Nam đã dần tạo ra được nguồn thu hợp lý cho NSNN vừa đảm bảo nguồn thu vừa tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển.

Định hướng của Việt Nam trong thời gian tới và cụ thể là trong giai đoạn 2011 – 2015

xác định thuế thu nhập cá nhân và các nguồn thu nội địa mới chính là nguồn thu chủ

yếu của NSNN. Do vậy, việc đầu tiên mà Việt Nam cần làm là làm như thế nào để từng công dân Việt Nam đều biết được quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với công cuộc xây dựng đất nước. Từ đó nâng tỷ lệ thu NSNN từ thuế Thu nhập cá nhân đến năm 2015 đạt 12% chứ không như những năm trước đây, tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 5%. Đây cũng là nguồn thu hợp lý được nhiều nước lựa chọn là một trong những nguồn chính của NSNN. Ngoài ra, Chính phủ và quốc hội trong những phiên họp thường niên cũng đã xác định giảm thu NSNN từ các loại thuế như:

+ Đối với thuế xuất nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt Việt Nam xác định đây không còn là nguồn thu chủ yếu trong NSNN như những năm trước đây (nguồn thu này chiếm xấp xỉ 20% thu NSNN). Bởi sau gia nhập WTO chúng ta phải đảm bảo nguyên tắc hai bên cùng có lợi đối với các nước tham gia WTO nên một số mặt hàng xuất nhập khẩu sẽ được miễn giảm thuế, dẫn đến giảm thu. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa hơn để chúng ta không còn dựa vào thu từ XNK, Thuế TTĐB để làm nguồn thu chính của NSNN là do nguồn thu này không ổn định, nó phụ thuộc vào nền kinh tế thế giới và hiện nay nhà nước Việt Nam vẫn còn bảo hộ hàng hóa trong nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiu lun Cân đối Ngân sách nhà nước trong nn kinh tế th trường Vit Nam

+ Thu từ dầu thô hàng năm chiếm khoảng 25% thu NSNN, tuy nhiên trong thời gian tới khoản thu này sẽ giảm xuống do nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam không phải là vô tận và nó phụ thuộc vào giá dầu thế giới.

+ Thu từ nhà đất cũng sẽ giảm xuống do quỹ đất ngày càng hạn hẹp do thu hồi để đầu tư các khu Công nghiệp và trong thu hồi đất đai còn phải đền bù để xây dựng các công trình công cộng.

Do vậy, Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ 11 cũng đã dưa ra chỉ tiêu thu NSNN trên GDP trong giai đoạn 2011 – 2015 sẽ giảm dần, cụ thể năm 2011 thu NSNN chiếm 26% GDP và dần giảm xuống còn 22% GDP vào năm 2015.

Dự toán kế hoạch Thu Ngân sách nhà nước năm 2011:

Để góp phần tăng tính ổn định và bền vững của Ngân sách nhà nước, vừa qua Bộ Tài chính đã công bố kèm quyết định 3212/QĐ-BTC ngày 08/12/22010 với dự toán thu NSNN năm 2011 là 595,000 tỷ đồng tương đương 26.2% GDP; tính cả 10,000 tỷ đồng thu chuyển nguồn năm 2010 sang năm 2011 thì tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 605,000 tỷ đồng. Như vậy, thu NSNN năm 2011 tăng 12.7% so với năm 2010. Theo đó dự kiến thu như sau:

+ Thu nội địa: Tổng thu 382,000 tăng 19.3% so với năm 2010. Trong đó, dự toán thu từ khu vực kinh tế quốc doanh tăng 19.9%; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 19.8%; thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh tăng 22.2%; thu thuế thu nhập cá nhân tăng 23.7% so với ước thực hiện năm 2010.

+ Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: Với kim ngạch xuất khẩu dự kiến tăng 10% so với ước thực hiện năm 2010, nhập siêu không vượt quá 18% kim ngạch xuất khẩu. Ngoài ra, trong năm nay dự kiến sẽ thực hiện cắt giảm nhiều dòng thuế để thực hiện các cam kết quốc tế, làm giảm thu ngân sách Nhà nước khoảng trên 2,000 tỷ đồng; đồng thời tiếp tục sử dụng linh hoạt công cụ thuế để hạn chế nhập siêu (nhất là các mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu), hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô. Dự toán thu năm 2011 cũng đã tính tới yếu tố đẩy mạnh công tác xử lý, thu hồi nợ đọng, cải cách hành chính, thủ tục hải quan và công tác kiểm tra sau thông quan, tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, chống gian lận thương mại và trốn thuế. Như vậy, dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2011 từ hoạt động xuất nhập

Tiu lun Cân đối Ngân sách nhà nước trong nn kinh tế th trường Vit Nam

khẩu là 180,700 tỷ đồng, tăng 12.4% so với ước thực hiện năm 2010, trong đó thu từ thuế xuất nhập khẩu, thuế TTĐB hàng nhập khẩu là 80,400 tỷ đồng, tăng 12%; dự toán thu từ thuế GTGT hàng nhập khẩu là 100,300 tỷ đồng, tăng 12.7% so với ước thực hiện năm 2010. Sau khi trừ đi số chi hoàn thuế theo chế độ năm 2011 dự kiến là 42,000 tỷ đồng, thì dự toán thu cân đối NSNN từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2011 là 138,700 tỷ đồng, tăng 14% so với ước thực hiện năm 2010.

+ Thu từ dầu thô: dự kiến đạt 69,300 tỷ đồng, trên cơ sở dự kiến sản lượng đạt 14.02 triệu tấn, giá bình quân đạt 77 USD/thùng.

(Xem chi tiết các khoản thu NSNN tại phụ lục 01)

3.1.2 Định hướng Chi NSNN giai đoạn 2011 – 2015:

Đối với các khoản chi NSNN trong giai đoạn 2011 - 2015 Việt Nam cũng định hướng ưu

tiên các khoản chi cho Giáo dục đào tạo, hỗ trợ học sinh, sinh viên và phổ cập giáo dục, chăm lo đời sống của bà con dân tộc là chủ yếu. Cân đối và có định hướng rõ ràng đối với các khoản chi đầu tư phát triển, cắt giảm những đầu tư công không hiệu quả, bỏ những dự án không cần thiết, chấm dứt hiện trạng đầu tư dàn trải, phân tán. Tuy nhiên, nhà nước phải quan tâm đầu tư cho lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống,…và các công trình kinh tế mũi nhọn nhằm xây dựng, cải tạo hệ thống hạ tầng đã xuống cấp, hoạt động kém hiệu quả. Riêng đối với chi cho các đơn vị nhà nước có nguồn thu thì Chính phủ, Bộ tài chính cũng đã ra các văn bản pháp lý khoán kinh phí cho những đơn vị này, lấy thu bù chi như nghị định số 43/2006/NĐ/CP ngày 25/04/2006 của chính phủ về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thự hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu nhằm tạo tính chủ động để các đơn vị cân đối thu chi của mình cho hợp lý.

Dự toán Chi NSNN năm 2011:

Bên cạnh kế hoạch thu NSNN năm 2011, Bộ tài chính cũng đã lên dự toán chi NSNN rõ ràng và được công bố theo nghị định 3212/QĐ-BTC ngày 08/12/2010. Theo đó, năm nay dự kiến chi NSNN khoảng 725,600 tỷ đồng. Cụ thể như sau:

Tiu lun Cân đối Ngân sách nhà nước trong nn kinh tế th trường Vit Nam

+ Vềchi thường xuyên, trong năm 2011 chi khoảng 442,100 tỷ đồng, tăng 18.1% so với dự toán năm 2010, chiếm 60.9% tổng chi ngân sách Nhà nước.

+ Riêng chi đầu tư phát triển chiếm 152,000 tỷ đồng, tăng 21.1% (26.500 tỷ đồng) so dự toán năm 2010, chiếm 20,9% tổng chi ngân sách Nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế.

+ Đối với chi trả nợ, viện trợ trong năm 2011, dự kiến 86,000 tỷ đồng, tăng 22.4% so dự toán năm 2010, chiếm 11.9% tổng chi ngân sách Nhà nước để đảm bảo chi trả các khoản nợ trong và ngoài nước đến hạn.

+ Chi trợ giá các mặt hàng chính sách là 1,660 tỷ đồng, tăng 35.6% so dự toán năm 2010. Chi lương hưu và đảm bảo xã hội là 74,500 tỷ đồng, tăng 9.9% so dự toán năm 2010. Chi sự nghiệp kinh tế là 42,540 tỷ đồng, tăng 58.3% so dự toán năm 2010. Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường là 7,250 tỷ đồng, tăng 16.4% so dự toán năm 2010, chiếm 1% tổng chi ngân sách Nhà nước. Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo là 110,130 tỷ đồng, tăng 13.9% so dự toán năm 2010. Chi sự nghiệp y tế là 43,200 tỷ đồng, tăng 30.9% so dự toán năm 2010. Chi sự nghiệp khoa học và công nghệ là 6,430 tỷ đồng, tăng 24.4% so dự toán năm 2010...

(Xem chi tiết các khoản chi NSNN tại phụ lục 01)

3.1.3 Định hướng cân đối NSNN trong giai đoạn 2011 – 2015:

Hiện trạng cân đối thu chi của nước ta trong những năm qua vẫn thường là bội chi với tỷ lệ khoảng từ 5%-7% GDP hàng năm. Do vậy việc giảm bội chi, tăng thu NSNN là vấn đề cấp thiết ảnh hướng đến an ninh tài chính quốc gia. Định hướng những năm tới tỷ lệ bội chi

của Việt Nam sẽ dưới 5% GDP, đây là chỉ số được Việt Nam đánh giá là an toàn đối với tài chính quốc gia. Tuy nhiên, theo thông lệ quốc tế thì chỉ số này nên ở mức từ 1.5 – 2% GDP.

Năm 2011, ước đoán bội chi NSNN khoảng 120,600 tỷ đồng. Đề bù đắp phần bội chi này, chính phủ và quốc hội dự kiến vay trong nước 92,600 tỷ đồng và vay từ nước ngoài khoảng

Một phần của tài liệu Cân đối ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 44)