0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Cơ chế giám sát:

Một phần của tài liệu BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 28 -84 )

Cơ chế giám sát được áp dụng nhằm mục đích kiểm soát rủi ro đạo đức. Cơ chế bao gồm: giám sát trực tiếp và giám sát gián tiếp.

Giám sát trực tiếp: nhà đầu tư sẽ bỏ ra nguồn lực để đạt được kiểm soát thông tin, cơ chế giám sát này tốn nhiều chi phí và sức lực, khả năng giám sát của nhà đầu tư muốn giám sát công ty niêm yết sẽ bị hạn chế.

Giám sát gián tiếp: thông qua các qui định của các nhà tổ chức thị trường (UBCKNN, Sở GDCK), mặc nhiên các công ty niêm yết phải có trách nhiệm thông báo trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhà đầu tư và nhà đầu tư cũng thông qua các quyền lợi đã được qui định mà có thể tiếp cận giám sát gián tiếp công ty niêm yết.

Ngoài ra còn có giám sát thị trường: căn cứ đánh giá của thị trường để biết nhiều thông tin hơn về các công ty niêm yết sau khi thực hiện giao dịch. Cơ chế giám sát được thực hiện rất chặt chẽ trên TTCK. Vì nhà đầu tư không thể bỏ ra một số tiền mà không biết số tiền đó được sử dụng như thế nào.

C

HƢƠNG II:

THỰC TRẠNG VỀ BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

II.1. Sơ lƣợc về TTCK Việt Nam:

Nếu so sánh với TTCK Thế giới thì TTCK Việt Nam còn rất non trẻ với không đầy 10 năm hoạt động chính thức. Sự ra đời của TTCK Việt Nam được đánh dấu bằng việc Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 127/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 về việc thành lập các Trung tâm Giao dịch Chứng khoán tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.

Sự xuất hiện của TTCK đã tạo nên những cơ hội đầu tư mới cho các chủ thể có tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế. Số lựợng nhà đầu tư không ngừng gia tăng qua những năm hoạt động là minh chứng rõ rang cho sự quan tâm của công chúng đầu tư đối với TTCK Việt Nam.

Bảng 2.1: Sự phát triển của TTCK Việt Nam qua các con số

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Số CTNY 5 10 15 20 22 41 193 249 338 Vốn hoá thị trường CP/ GDP (%) 0,28 0,34 0,48 0,39 0,64 1,21 22,7 43 17,5 Số CTCK 3 8 9 11 13 14 55 70 96 Số tài khoản khách hàng 2.908 8.774 13.520 15.735 21.616 31.316 95.000 300.000 350.000 (Nguồn: UBCKNN)

II.1.1. Các thành phần tham gia TTCK VN:

Trên TTCK Việt Nam, các thành phần tham gia không được phân loại như các loại nhà đầu tư trên các TTCK phát triển do các nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam chưa có chiến lược đầu tư cụ thể mà chỉ đơn thuần chạy theo lợi nhuận. Vì vậy, trên TTCK Việt Nam, các nhà đầu tư được phân ra theo tư cách pháp lý của họ:

Nhà đầu tư cá nhân: là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán trên TTCK với mục đích kiếm lời.

Đối tượng này thường hạn chế về hiểu biết và các kiến thức về TTCK Việt Nam nói riêng và TTCK Thế giới nói chung. Họ đầu tư với mục đích đầu tư kiếm lời trong dài hạn. Thành phần này chiếm đến hơn 97% số lượng Nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam

Nhà đầu tư tổ chức: là các định chế đầu tư thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường. Các định chế này có thể tồn tại dưới các hình thức sau: công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, Quỹ lương hưu, công ty tài chính, ngân hàng thương mại và các công ty chứng khoán.

Đối tượng này có hiểu biết và kiến thức sâu rộng về TTCK Việt Nam nói riêng và TTCK Thế giới nói chung. Họ thường đầu tư theo những chiến lược trung và dài hạn. Đây là động lực chính thúc góp phần lớn vào sự phát triển của các TTCK đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, họ chỉ chiếm số ít trong số lượng Nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam.

Các thành phần khác tham gia thị trường bao gồm:

Nhà phát hành: Là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK dưới hình thức phát hành các chứng khoán.

Các công ty chứng khoán: Là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có thể đảm nhận một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là môi giới, quản lý quỹ đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán và tự doanh.

Các tổ chức liên quan:

- Uỷ ban chứng khoán Nhà nước: là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với TTCK ở Việt nam.

- Sở GDCK: là cơ quan thực hiện vận hành thị trường và ban hành những quyết định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán trên Sở phù hợp với các quy định của luật pháp và UBCK.

- Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán: là tổ chức phụ trợ, phục vụ các giao dịch chứng khoán.

- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm: là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn và theo những điều khoản đã cam kết của công ty phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể.

Ngoài ra, nếu so sánh với các TTCK phát triển nói chung thì TTCK Việt Nam không có market maker ( người tạo lập thị trường). Đây là một đặc điểm riêng của TTCK Việt Nam do có quy định giá trần và giá sàn khi mua bán chứng khoán.

II.1.2. Bất cân xứng thông tin trên TTCK Việt Nam:

Sau gần hơn 9 năm hình thành và phát triển, TTCK Việt Nam đang dần dần hoàn thiện để thực hiện vai trò là một kênh huy động vốn cho nền kinh tế. TTCK Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức đáng khích lệ, được thể hiện thông qua những con số phát triển hàng năm đã nói ở trên. Môi trường pháp lý cho hoạt động của thị trường ngày một được cải thiện cả về phạm vi điều chỉnh và tính hiệu lực pháp lý. Quá trình hội nhập của TTCK Việt Nam vào TTCK Khu vực và Thế giới được thúc đẩy ngày một mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, hoạt động của TTCK Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như cơ cấu hàng hóa trên thị trường mất cân đối do các nhà đầu tư chủ yếu quan tâm vào việc phát hành và kinh doanh CK vốn (cổ phiếu) hơn là CK nợ (trái phiếu); Hoạt động trên các bộ phận của thị trường thứ cấp chưa đảm bảo được tính đồng bộ và ổn định cần thiết. Đặc biệt là vấn đề về thông tin bất cân xứng trên TTCK Việt Nam đang là một vấn đề nổi bật.

Thông tin trên TTCK Việt Nam nói chung chưa đảm bảo được tính minh bạch và hiệu quả. Những nguồn thông tin chính thức (công bố từ Sở Giao dịch, UBCKNN,…) đã ngày được hoàn thiện để đảm bảo tính chính xác, công bằng và kịp thời nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin của thị trường. Hoạt động công khai thông tin của các công ty đại chúng còn nhiều bất cập. Nhà đầu tư nhiều lúc không có thông tin, không được cung cấp thông tin một cách đầy đủ và kịp thời nên gánh chịu nhiều thiệt hại. Nguyên nhân của hạn chế này là do hệ thống công bố thông tin trên TTCK còn thô sơ, mang tính hình thức; Các quy định về công bố thông tin vẫn còn nhiều kẽ hở, chưa chặt chẽ, chưa đủ tính răn đe và ý thức công khai thông tin của các nhà phát hành còn thấp.

II.2. Khung pháp lý quy định về việc công bố thông tin đối với các công ty đại chúng tại Việt Nam

II.2.1. Những văn bản pháp luật liên quan đến quy định công bố thông tin đối với các công ty đại chúng tại Việt Nam

Từ năm 1998 tới nay, chính phủ đã ban hành hơn 130 văn bản quy định về các hoạt động trên TTCK, xây dựng nên một khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam. Trong đó, vấn đề "công bố thông tin" trên TTCK đã được quy định cụ thể trong nhiều văn bản, bao gồm các văn bản dưới đây:

Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/07/1998 của Chính phủ về chứng khoán và TTCK: đây là văn bản pháp quy đặt nền móng cho việc điều chỉnh các hoạt động về chứng khoán và TTCK. Tại các chương II, III, IV và V của nghị định này đều đề cập tới việc minh bạch hoá các thông tin kinh tế trên TTCK. Điều 70 và điều 71 của nghị định này nêu rõ các hành vi mua bán nội gián và thông tin sai sự thật là bị nghiêm cấm. Tuy nhiên nghị định này chưa nêu được chế tài xử phạt cụ thể đối với từng hành vi bị nghiêm cấm.

Quy chế thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán, ban hành kèm theo Quyết định số 79/2001/QĐ-UBCK của Chủ tịch UBCK Nhà nước ngày 29/12/2000: văn bản đã cụ thể hóa quyền hạn và trách nhiệm

trong hoạt động của các thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán. Trong đó, các quy định chi tiết về họat động công bố thông tin đối với từng đối tượng cụ thể đã được nêu tại chương IV. Điều 39 chương IV có 4 mục nhỏ quy định về các nghiêm cấm của pháp luật trong hoạt động công bố thông tin của tổ chức quản lý quỹ, công ty niêm yết, và người có liên quan. 4 mục này chưa cụ thể hoá và bao quát được các hành vi có thể gây mất cân bằng thông tin trên thị trường. Quy chế không đưa ra quy định xử phạt đối với các hành vi này.

Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003: đây là văn bản thay thế cho Nghị định 48/1998/NĐ-CP. Trong nghị định này, hoạt động công bố thông tin được quy định chi tiết và cụ thể hơn so với nghị định số 48/1998/NĐ trong chương số VI. Chương số VI quy định về đối tượng, nội dung, phương tiện công bố thông tin cũng như cách thức công bố thông tin trong nhiều trường hợp khác nhau đối với tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết. Tại chương XI - Các hành vi bị cấm, các hành vi gây bất cân xứng thông tin trên thị trường được quy định tại điều 103, điều 105, điều 106… Ở điều 103, các hành vi mua bán nội gián đã được chi tiết hoá hơn tuy nhiên điều 105 - Thông tin sai sự thật, 106 - Bán khống, vẫn còn chưa rõ ràng. Mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm chỉ dừng lại ở mức xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và đền bù thiệt hại, không nêu mức xử phạt cụ thể nên không mang tính răn đe.

Luật chứng khoán 70/2006/QH11 ban hành ngày 29/06/2006: Đây là đạo luật đầu tiên, kế tục và phát triển các văn bản quy phạm pháp luật trước đó về các hoạt động liên quan tới chứng khoán tại Việt Nam. Trong đạo luật này, bên cạnh yêu cầu đối với báo cáo tài chính và công bố thông tin xuyên suốt các chương, chương VIII đã quy định chi tiết và cụ thể về hoạt động công bố thông tin trên TTCK. Các quy định này đã chi tiết và có hệ thống hơn so với nghị định 144/2003/NĐ-CP, đặc biệt 7 điều từ điều 100 tới điều 107 đã nêu ra nghĩa vụ công bố thông tin cụ thể đối với từng nhóm đối tượng

tham gia vào họat động trên TTCK. Sự chi tiết và cụ thể hoá này đã tạo một nền tảng tốt để các thành viên của TTCK có thể thực hiện quy trình công bố thông tin một cách hợp pháp và hiệu quả. Đối với các hành vi vi phạm luật pháp trong hoạt động báo cáo và công bố thông tin, mức xử phạt chỉ dừng lại ở mức phạt cảnh cáo và phạt tiền và không nêu ra mức xử phạt cụ thể.

Thông tư hướng dẫn về việc công bố thông tin trên TTCK số 38/2007/TT- BTC ban hành ngày 18/04/2007: đây là quy định quan trọng, đặt nền tảng cho mọi hoạt động công bố thông tin của tất cả các thành viên tham gia vào TTCK tại sở giao dịch. Bên cạnh việc hướng dẫn cụ thể các bước tiến hành công bố thông tin, thời hạn và hình thức công bố, thông tư còn được ban hành kèm các mẫu văn bản quy chuẩn phục vụ việc công bố thông tin.

Quy chế giám sát giao dịch chứng khoán trên TTCK ban hành kèm theo quyết định số 127/2008/QĐ-BTC ngày 32/12/2008 của bộ trưởng Bộ tài chính: Quy chế quy định nguyên tắc và nội dung cơ bản liên quan đến hoạt động giám sát giao dịch chứng khoán đối với các thị trường giao dịch chứng khoán tập trung, thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết, nhằm đảm bảo ngăn ngừa và chấn chỉnh các vi phạm pháp luật, duy trì sự công bằng, công khai của TTCK, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư. Quy chế quy định tương đối cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm của bộ máy giám sát gồm có UBCKNN, SGD chứng khoán, TTGD chứng khoán và các nghĩa vụ của đối tượng giám sát. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc minh bạch hoá thông tin trên TTCK, phù hợp với kế hoạch phát triển TTCK năm 2006-2010 của thủ tướng chính phủ.

Thông tư hướng dẫn giao dịch điện tử trên TTCK 50/2009/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành ngày 16/03/2009: Đây là văn bản hướng dẫn và quy định về giao dịch điện tử trên TTCK, cụ thể hoá lĩnh vực hoạt động này trong Nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính 27/2007/NĐ-CP ban hành ngày 23/02/2007. Quy định về hoạt động giao dịch điện tử là một cơ sở hạ

tầng quan trọng cho việc phát triển hệ thống thông tin cân xứng trên TTCK do giao dịch điện tử là giao dịch có tính phản hồi nhanh và liên tục. Tuy chưa thể bao quát hết các hoạt động giao dịch điện tử, đặc biệt là trên TTCK chưa được niêm yết (OTC market - Over the counter market), nhưng thông tư 50/2009/TT-BTC đã đặt nền móng cho việc quy chuẩn hoá và kiểm soát thông tin đối với giao dịch điện tử trên TTCK. Mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm văn bản pháp quy này được quy định trong nghị định 27/2007/NĐ-CP là phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức phạt này còn chưa cụ thể và được dẫn chiếu tới các văn bản pháp luật khác.  Nghị định 161/2004/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK: Đây là văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về các mức xử phạt đối với các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK, hỗ trợ các văn bản pháp quy khác trong việc thực hiện chế tài xử phạt. Trong đó, mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động công bố thông tin của các đối tượng tham gia vào TTCK cũng được quy định cụ thể. Mức phạt tiền tối đa theo nghị định này là 70.000.000 VNĐ, đây là con số chưa có tính răn đe khi đặt trong mối tương quan với thu nhập từ họat động chứng khoán và thiệt hại mà các hành vi vi phạm đó gây ra. Tuy đã ra đời từ năm 2004, tới nay nghị định đã được thực hiện trong gần 5 năm nhưng số trường hợp bị tước giấy phép hành nghề là rất ít.

II.2.2. Đánh giá chung về khung pháp lý

Khái quát chung, khung pháp lý của Việt Nam đối với các họat động công bố thông tin trên TTCK đã được hình thành tương đối đồng bộ.

Dựa trên nền tảng pháp luật quốc tế về lĩnh vực này, nhà nước ta đang tích cực hoàn chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này. Hệ thống pháp luật đối với hoạt động công bố thông tin trên TTCK ngày càng được nhà nước quan tâm

hơn, điều này được thể hiện ở mức độ chi tiết tăng lên trong các quy đinh đối với

Một phần của tài liệu BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 28 -84 )

×