Một số tiêu chuẩn đánh giá kết quả kinh doanh của Quỹ đầu tư chứng khoán

Một phần của tài liệu Hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam (Trang 30 - 32)

khoán

Tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá kết quả kinh doanh của một quỹ là liệu quỹ đó có đáp ứng được mục tiêu đầu tư của mình hay không. Để theo dõi hoạt động của quỹ và quyết định liệu quỹ có thể đem lại lợi nhuận không, nhà đầu tư có thể đánh giá dựa trên:

- Theo dõi những biến động trong giá cổ phiếu hay giá trị tài sản thuần NAV.

- Tính lợi suất

- Tính tổng lợi nhuận thu về

Ngoài một số chỉ tiêu trên thì các nhà đầu tư cũng rất quan tâm tới một số chỉ tiêu khác như tỷ lệ chi phí, tỷ lệ thu nhập, tỷ lệ doanh thu…

Biến động NAV : Như đã đề cập tới, NAV của một quỹ được tính bằng cách chia giá trị hiện hành của quỹ cho số cổ phiếu đang giao dịch của quỹ. NAV của một quỹ tăng lên khi giá trị các cổ phiếu quỹ nắm giữ tăng lên. Ví dụ, nếu một cổ phiếu của quỹ trị giá 15 USD năm nay và 10 USD năm ngoái, điều đó có nghĩa là giá trị mà quỹ nắm giữ đã tăng 50% và do đó có thể bán cổ phiếu đi để thu lợi nhuận.

Lợi suất: Lợi suất được tính bằng lợi nhuận phân chia mỗi cổ phần chia cho giá trên mỗi cổ phần. Một quỹ trái phiếu dài hạn có NAV 10 USD, trả lợi nhuận phân chia là 58 cent, vậy một cổ phiếu có lợi suất là 5,8%. Chúng ta có thể so sánh lợi suất của một Quỹ tương hỗ với lợi suất hiện hành của các loại đầu tư khác để quyết định loại đầu tư nào mang lại nhiều lợi nhuận hơn.

Tổng lợi nhuận: Đối với Quỹ cổ phiếu, có ba bộ phận cấu thành nên tổng lợi nhuận là: cổ tức từ khoản thu nhập đầu tư ròng, phân phối các khoản thu nhập ròng được thừa nhận và sự tăng hoặc giảm trong giá trị tài sản ròng. Tổng thu nhập của quỹ là một trong các chỉ tiêu quan trọng đánh giá hoạt động của một quỹ tốt hay không. Nó được tính bằng sự thay đổi trong NAV cộng với lợi nhuận quỹ phân chia cho khoản đầu tư. Ngoài ra, người ta còn sử dụng lợi nhuận % tính bằng cách chia giá trị tổng thu nhập cho các chi phí đầu tư ban đầu. Ví dụ, một khoản đầu tư 10.000 USD có tổng thu nhập một năm là 1.500 USD (tăng 1.000 USD về giá trị cộng với 500 USD lợi nhuận đầu tư) thì sẽ có tỷ lệ lợi nhuận phần trăm là 15%.

Thước đo chính xác nhất kết quả kinh doanh trong quá khứ và hiện tại của một Quỹ đầu tư là tổng lợi nhuận thu về của quỹ đó, hay giá trị tăng lên cộng với lợi nhuận phân chia đã tái đầu tư. Một trong số các yếu tố chủ chốt ảnh hưởng tới tổng lợi nhuận thu về của một quỹ là xu hướng phát triển của một hoặc nhiều thị trường nơi quỹ sẽ đầu tư, kết quả của danh mục đầu tư của quỹ cũng như mức phí và chi phí của quỹ đó.

Tỷ lệ chi phí: Tỷ lệ này được xác định bằng tổng chi phí chia cho giá trị tài sản ròng trung bình. Phí môi giới từ các giao dịch của quỹ không tính trong tỷ lệ chi phí này. Những tỷ lệ chi phí thấp nhất thường thấy là ở các Quỹ chỉ số, tỷ lệ chi phí thấp nhỏ hơn 1% thì được coi là thấp. Các quỹ nhỏ và tăng trưởng nhanh có sử dụng hiệu ứng đòn bẩy và chịu chi phí lãi suất cao là các quỹ phải hoạt động với tỷ lệ chi phí cao nhất. Các quỹ nhỏ có xu hướng chịu

tỷ lệ chi phí cao hơn so với các quỹ lớn là những quỹ thu được lợi ích từ tính kinh tế theo quy mô. Các quỹ đầu tư trên thị trường quốc tế có xu hướng chịu tỷ lệ chi phí lớn hơn một cách đáng kể so với các danh mục đầu tư trong thị trường nội địa do chi phí nghiên cứu và các chi phí khác liên quan đến hoạt động đầu tư quốc tế. Các quỹ cổ phiếu có tỷ lệ chi phí cao hơn so với các quỹ đầu tư chứng khoán có thu nhập cố định. Khi đánh giá tỷ lệ chi phí, cần so sánh tỷ lệ chi phí với số liệu của các danh mục khác có cùng quy mô.

Tỷ lệ thu nhập: Tỷ lệ này được tính bằng giá trị thu nhập đầu tư ròng chia cho giá trị tài sản ròng trung bình. Tuy nhiên, con số này không có tầm quan trọng như tổng lợi nhuận bởi vì tỷ lệ này chỉ tập trung vào thu nhập.

Tỷ lệ doanh thu: Tỷ lệ này được xác định bằng số lượng tài sản được bán hoặc mua chia cho giá trị tài sản ròng của quỹ trong năm. Nếu tỷ lệ này là 100% doanh thu có nghĩa là công ty quản lý nắm giữ một loại cổ phiếu hoặc trái phiếu trung bình trong một năm. 50% doanh thu cho biết quỹ này thường nắm giữ các chứng khoán trung bình trong hai năm và với 200% doanh thu thì quỹ thường nắm giữ trong sáu tháng và cứ như vậy.

Bên cạnh đó thì các nhà đầu tư cũng rất quan tâm tới chất lượng hoạt động quản lý quỹ. Nhà quản lý đầu tư tốt có thể điều hành hoạt động ổn định và chống chọi lại với những bất lợi của thị trường, tối thiểu hoá rủi ro thua lỗ. Một quỹ hoạt động tốt, được quản lý tốt luôn thu hút được nhiều nhà đầu tư và tài sản của nó theo đó cũng tăng lên hàng năm.

Một phần của tài liệu Hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w