Bảng 4.4.2-1: Tình huống hợp đồng xuất khẩu cà phê rang xay
ĐVT: USD
Giá trị hợp đồng 300,000
Ngày ký 15/01/06
Ngày giao dịch (giao tại điểm đến) 15/05/06
Giá cà phê nhân lúc ký hợp đồng 1,700 USD/tấn Giá cà phê nhân lúc giao hàng (tăng 15%) 1,955 USD/tấn 1. Chi phí Nguyên liệu trực tiếp
Nguyên liệu chính (cà phê nhân) 80.2% 220,461
Nguyên liệu phụ 4.9% 13,469
Bao bì 5.3% 14,569
Khác 1.5% 4,124
2. Chi phí nhân công trực tiếp 4.6% 12,645
3. Chi phí sản xuất chung 3.5% 9,621
Giá vốn hàng bán (1+2+3) 100% 274,889
Lãi gộp 25,111
(Nguồn: Trung Nguyên)
Bảng 4.4.2-1 phía trên và bảng 4.4.2-2 phía dưới mô tả trường hợp thực tế
xảy ra tại Trung Nguyên khi thực hiện một hợp đồng ngoại thương với đối
tác nước ngoài.
Giả định hợp đồng cà phê trị giá 300,000 USD ký giao hàng tháng 5. Lúc ký hợp đồng, giá cà phê nhân nguyên liệu là 1,700 USD/tấn. Sau 4 tháng, tại thời điểm giao hàng, giá cà phê tăng 15%, lên mức 1,955 USD/tấn. Khi
Điều này đồng nghĩa với việc giá vốn hàng bán tăng, nhưng giá giao cà phê
thành phẩm đã cố định 300.000 USD.
Bảng 4.4.2-2: Biến động giá cà phê theo tình huống hợp đồng xuất khẩu
tại Trung Nguyên ĐVT: USD Mức tăng giá cà phê nhân Khoản mục cà phê nguyên liệu Giá vốn Lãi gộp 0% 220,461 274,889 25,111 2% 224,870 279,298 20,702 5% 231,484 285,912 14,088 7% 235,893 290,321 9,679 10% 242,507 296,935 3,065 15% 253,530 307,958 (7,958)
(Nguồn: Trung nguyên)
Với mức giá nguyên liệu là 1,700 USD/tấn thì lợi nhuận Trung Nguyên có thể thu về là 25,111 USD. Nhưng khoảng lợi nhuận sẽ giảm dần theo mức
tăng của nguyên liệu cà phê. Khi giá nguyên liệu cà phê tăng 15%, Trung Nguyên bị lỗ (7,958) USD trên trị giá hợp đồng 300,000 USD. Như vậy, nếu không phòng ngừa rủi ro với giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, Trung Nguyên sẽ lỗ so với dự kiến:
4.5 Sự cần thiết sử dụng hợp đồng tương lai và quyền chọn tại Trung Nguyên Bảng 4.5-1: Phân tích độ nhạy giá cà phê nhân ảnh hưởng lãi gộp