Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Trường Sơn – thực trạng và giải pháp (Trang 54)

•Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ môi giới:

Dịch vụ môi giới hiện tại mang lại nguồn doanh thu lớn cho TSS và là một trong hai hoạt động chủ chốt của công ty nhưng nếu chỉ dừng ở đó thì dịch vụ môi giới của TSS chưa thể đáp ứng được tốt nhất yêu cầu của khách hàng. Nhân viên phòng môi giới cần nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư mới cũng như những nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, phòng môi giới cũng cần nghiên cứu để có thể đưa ra những sản phẩm tốt hơn cho khách hàng như… Đặc biệt, TSS cần hoàn thiện hơn công tác nhân sự cũng như chất lượng của bộ phận Chăm sóc khách hàng để có thể phục vụ khách hàng tốt hơn, giải đáp mọi thắc mắc và yêu của nhà đầu tư một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. Nếu như sản phẩm chứng khoán hiện tại đang khó phát triển do quy định mang tính hạn chế của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước thì việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng chính là điểm nhấn, tạo sự khác biệt cho TSS, khẳng định hình ảnh của TSS trong lòng khách hàng.

•Tăng cường hơn nữa tiềm lực tài chính

Hiện tại, TSS là công ty chứng khoán có tiềm lực tài chính yếu . Trong tương lai, sự phát triển của thị trường chứng khoán sẽ buộc các công ty chứng khoán phải tăng vốn điều lệ, nâng cao khả năng tài chính. TSS có thể nghiên cứu, lựa chọn thời điểm thích hợp để phát hành cổ phiếu, điều này sẽ giúp TSS thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi bên ngoài mà không bị phụ thuộc nhiều vào chủ nợ. Việc phát hành cổ phiếu cũng có thể là động lực TSS hoạt động có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, TSS cần cải thiện khả năng quản trị chi phí của mình. Phần chi phí quá lớn bỏ ra hàng năm đã làm giảm phần lợi nhuận cuối cùng mà cổ đông nhận được. Thêm vào đó, nền kinh tế vẫn đang vướng mắc trong vũng bùn suy thoái với nhiều khó khăn, nguy cơ tiềm ẩn, chiến lược dẫn đầu về chi phí sẽ trở thành lợi thế đáng kể của TSS. Chiến lược này không những giúp TSS có được lợi nhuận cao hơn mà còn giúp nâng cao hình ảnh, niềm tin của cổ đông, khách hàng vào ban lãnh đạo và nhân viên của công ty.

•Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp

Khách hàng có vai trò vô cùng quan trọng đối với các công ty kinh doanh các hàng hóa dịch vụ nói chung và với các công ty chứng khoán nói riêng. Tất cả cá cải cách về công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện chất lượng dịch vụ…đều nhằm tới một mục tiêu duy nahats là giành được sựu quan tâm, tin cùng của khách hàng tới các sản phẩm dịch vụ của công ty. Tuy nhiên, đối tượng khách hàng của công ty rất đa dạng, đó có thể là các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, có thể là chính phủ. Đối với mỗi đối tượng khách hàng khác nhau, công ty cần xây dựng chính sách, biện pháp khác nhau:

- Đối với đối tượng khách hàng là cá nhân: TSS đã xây dựng một biểu phí có tính cạnh tranh nhằm thu hút các nhà đầu tư nhỏ lẻ.TSS có thể tổ chức một số sự kiện nhằm PR cho hình ảnh của công ty, đưa ra các gói sản phẩm cho vay với lãi suất thấp nhằm hỗ trợ tài chính cho đối tượng khách hàng này. TSS có thể tiến hành mở rộng thêm nhiều chi nhánh tại các địa phương khác nhau thay vì chỉ tập trung vào hai thị trường lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang dẫn bão hòa, lợi thế người đi đầu là rất lớn.

- Đối với đối tượng khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp: Điều quan trọng nhất đối với đối tượng khách hàng này là uy tín và sự trung thành. Vì là tổ chức, doanh nghiệp nên khả năng chuyển đổi đối tác là khó khăn hơn so với khách hàng cá nhân. Bởi vậy, các sản phẩm cung cấp cho doanh nghiệp cần đảm bảo tính chính xác, chất lượng cao, phong cách làm việc thực sự chuyên nghiệp và tiết kiệm chi phí tối đa. Đối với đối tượng khách hàng này, TSS cần có sự đầu tư, tìm hiểu nhu cầu thực tế của khách hàng, áp dụng biểu phí nghiệp vụ mềm dẻo và linh hoạt. TSS cần biến những khách hàng tiềm năng thành những khách hàng thân thiết; nằm bắt cơ hội làm việc với các khách hàng lớn vì điều này sẽ giúp khẳng định vị trí của TSS trên thị trường và có thể thu hút thêm nhiều khách hàng hơn nữa. 3.3.3 Một số giải pháp khác

•Hiện tại, trụ sở của TSS được đặt tại tầng 4- tòa nhà Nhất Lộc Phát- 168 Ngọc

Khánh, Ba Đình ,Hà Nội. Đây không thực sự một vụ trí đẹp để đặt trụ sở. Tòa nhà Nhất Lộc Phát được xây dựng khá lâu và đã có dấu hiệu xuống cấp. Phố Ngọc Khánh là một con phố nhỏ. Ở địa điểm đặt trụ sở hiện tại, TSS gặp khó khăn trong việc PR hình ảnh cũng như khó có thể thu hút được những khách hàng như mong muốn. Hội đồng quản trị của TSS, trong tương lai, nên xem xét việc chuyển trụ sở của công ty đến vị trí đẹp và thuận lợi hơn.

•TSS cần thực hiện chiến lược dẫn đầu về chi phí. Đây là một công việc khó khăn

vì TSS không phải là một công ty lớn, không có nhiều điều kiện để thực hiện chính sách này. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, đây là một điều nên làm nhằm giảm bớt gánh nặng về chi phí. Ban lãnh đạo TSS có thể đưa ra quyết định về việc tái cơ cấu nhân sự, quy định về giờ làm việc nhằm tiết giảm chi phí cũng như yêu cầu nhân viên phải làm việc thực sự hiệu quả, tránh mọi lãng phí không đáng có.

•Ban lãnh đạo của TSS cũng cần chú trọng hơn trong công tác quản lý. Thời gian

hiện tại là khoảng thời gian khó khăn với hầu hết các công ty chứng khoán, cắt giảm nhân sự là điều đang diễn ra. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để lấy được lòng tin từ nhà đầu tư (khách hàng) vào bộ máy lãnh đạo của TSS. Biến năng lực quản lý trở thành lợi thế cạnh tranh là một một bước đi cần thiết đối với TSS.

3.4 Một số kiến nghị

3.4.1 Kiến nghị đối với Bộ Tài Chính và Chính Phủ

- Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý: Thị trường chứng khoán đã có những bước tiến trong thời gian vừa qua nhưng những bước tiến này được đánh giá là không được dài như tiềm năng. Một trong những lý do cản trở bước tiến của thị trường chứng khoán Việt Nam hệ thống pháp luật chưa chặt chẽ và có nhiều điểm chưa phù hợp vơi thông lệ quốc tế. Việc điều chỉnh khung pháp lý là điều tất yếu để phù hợp với yêu cầu phát triển ảu thị trường và giúp thị trường phát triển bền vững và hiệu quả hơn.

- Hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước vẫn đang trong quá trình cổ phần hóa nhưng bị đánh giá là chưa đồng đều và thiếu định hướng. Cơ quan lãnh đạo cần có những quy định cụ thể nhằm gắn bó mật thiệt quá trình cổ phần hóa với hoạt động tư vấn của các công ty chứng khoán. Điều này không chỉ giúp ích cho các doanh nghiệp có thể cổ phân hóa một cách nhanh, gọn, chính xác, mình bạch mà còn giúp thị trường không bỏ lơ những cơ hội đến từ những công ty mới.

- Thị trường chứng khoán cần được đầu tư cơ sở hạ tầng. Hiện tại, hệ thống phần mềm rất cũ và lạc hậu, gây chậm trễ trong giao dịch, thiệt hại đến quyền lợi của nhà đầu tư.

- Chính phủ cần nhanh chóng xây dựng, thành lập một tổ chức đánh giá tín nhiệm. Định mức tín nhiệm là việc đánh giá xếp hạng các doanh nghiệp, đo lường vị thế doanh nghiệp, từ đso đưa ra các dự báo về triển vọng phát triển của doanh nghệp trong trương lai. Đây là một việc làm thường thấy ở các định chế tài chính trên thế giới, giúp cho nhà đầu tư có thể thấy được bức tranh tài chính của doanh nghiệp một cách chính xác nhất. Thiếu xót này tại thị trường chứng khoán Việt Nam khiến các doanh nghiệp có thể tự do PR về tài chính, khiến cho nhà đầu tư có cái nhìn sai lệch và khó có thể đưa ra quyết định đầu tư chính xác. Việc xây dựng tổ chức đánh giá mức độ tín nhiệm cần đi kèm với việc xây dựng tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp trên cơ sở tham khảo của các nước khác, đào tạo chuyên gia đánh giá định mức tín nhiệm chuyên nghiệp.

- Chính phủ, Bộ Tài Chính cần có những dự báo và giái pháp ngăn chặn mang tính đi trước đón đầu nhằm giảm nhiệt cho thị trường chứng khoán, tránh tình trạng tăng trưởng quá “nóng”, gây ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế vĩ mô. Thêm vào đó, những biện pháp mang tính “phòng”, diễn biến đến đâu, sửa đến đó cũng cần hạn chế,chi áp dụng trước những tinh huống bất ngờ, tránh gây sốc cho thị trường.

- Vì còn non trẻ nên thị trường chứng khoán Việt Nam cần thường xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức cũ và mới. Phần lớn nhà đầu tư Việt Nam là những nhà đầu tư nhỏ, lẻ, chưa có nhiều kiến thức về chứng khoán; các doanh nghiệp chưa hiểu hết về lợi ích mà thị trường chứng khoán nên còn mang tâm lý ngần ngại, chưa muốn tham gia thị trường. Mặt khác, người dân còn có cái nhìn thiếu chính xác về chứng khoán, coi đầu tư chứng khoán như việc đánh bạc. Bởi vậy, việc bổ sung kiến thức chứng khoán cần được tăng cường hơn nữa thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, phát thanh, truyền hình,

internet,…

3.4.2 Kiến nghị đối với Uỷ ban Chứng Khoán Nhà Nước

•Đẩy mạnh công tác giám sát thị trường đối với các thành viên tham gia

- Đối với Công ty chứng khoán:

Tập trung vào giám sát việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, quy trình kiểm tra mở tài khoản, đặt lệnh và giao dịch tại công ty chứng khoán. Uỷ ban cần xử lý nghiêm các Công ty chứng khoán có hành vi vi phạm, tiếp tay cho giới đầu cơ. Gần đây, vụ việc tổng giám đốc công ty chứng khoán Hà Thành bỏ trốn với số tiền khổng lồ của nhà đầu tư đang gây sự chú ý của những người làm chứng khoán về hướng giải quyết của ủy ban.

- Đối với tổ chức niêm yết

Uỷ ban chứng khoán cầ tập trung giám sát việc tuân thủ các quy định của phát luật trong việc chấp hành các điều kiện niêm yết, chế độ báo cáo, cung cấp thông tin của các tổ chức niêm yết. Việc giám sát hoạt động giao dịch trên thị trường cần được giám sát chặt

chẽ và liên tục nhằm phát hiện và xử lý các giao dịch có dấu hiệu thao túng, lũng đoạn thị trường và các giao dịch chứng khoán giả.

•Uỷ ban chứng khoán nhà nước cần nghiên cứu phương thức, điều kiện áp dụng, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cơ chế,…để sớm đưa các công cụ chứng khoán phái sinh lên thị trường. Hiện tại, thị trường chứng khoán Việt Nam mới chỉ phát triển theo chiều rộng, tức là mở rộng quy mô, mở rộng thị phần nhưng chưa chú trọng phát triển theo chiều sâu. Từ khi mới thành lập tới nay, chưa có một sản phẩm chứng khoán mới nào được đưa vào thị trường. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho thị trường chứng khoán luôn tiềm ẩn rủi ro cao và kém hấp dẫn hơn so với thị trường ngoại tệ hay thị trường vàng.

•Uỷ ban chứng khoán nhà nước cần có những quy định khuyến khích các công ty

chứng khoán nâng cao năng lực tài chính, mởi rộng phạm vi kinh doanh, tiến tới cho phép các công ty chứng khoán thực hiện tất cả các nghiệp vụ có liên quan tới chứng khoán.

•Uỷ ban chứng khoán nhà nước cần phối hợp với Ngân Hàng Nhà Nước, Tổng cục

Thuế để hoàn thiện quy chế quản lý ngoại hối, chính sách thuế đối với các đối tượng tham gia kinh doanh chứng khoán.

•Uỷ ban chứng khoán nhà nước cần tích cực kiếm các dự án hỗ trợ về kỹ thuật cảu

các tổ chức quốc tế để hỗ trợ các công ty chứng khoán hiện đại hóa hoạt động, cập nhật và hiện đại hóa kiến thức tài chính, chứng khoán cho đội ngũ cán bộ nhân viên.

KẾT LUẬN

Trong bài phát biểu tại Hội thảo quốc tế “Cạnh tranh toàn cầu và lợi thế của Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội vào ngày 01-12-2008 , Giáo sư Michael Porter, cha đẻ của chiến lược cạnh tranh, một trong những giáo sư hàng đầu của trường đại học danh tiếng Harvard, đã nói rằng “ Độc đáo chứ không phải là số 1” và “Lựa chọn tốt nhất là dựa vào chính mình”. Vị giáo sư này đã chỉ ra rằng, sai lầm lớn nhất của các doanh nghiệp là đặt mục tiêu của chiến lược là phải cạnh tranh để trở thành công ty số 1 trong lĩnh vực mình đang hoạt động và nhiều doanh nghiệp còn phụ thuộc vào kinh tế vĩ mô, bối cảnh kinh tế ngành mà thiếu nỗ lực trong việc hoạch định chiến lược cạnh tranh.

Qủa thực vậy, hiện nay kinh tế thế giới đang ngày càng khó phân định ai là số 1. Điển hình cho nhận định này là ngành công nghệ. Microsoft, Apple hay Google là số 1? Ta có thể thấy rõ mỗi công ty là số 1 trên một khía cạnh nhất định, họ cạnh tranh với nhau, dùng lợi thế của mình để cạnh tranh và xét tổng thể thì không có một công ty nào là số 1. “Cạnh tranh” giúp họ tồn tại, thu được lợi nhuận cao, không ngừng đưa tới người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất, tối ưu nhất, mới lạ nhất và tất nhiên là đánh bại được sản phẩm

tương tự của đối thủ. Hiện nay, những công ty thành công nhất là những công ty đưa ra thị trường những sản phẩm độc đáo nhất.

Con đường trở thành “định chế tài chính hàng đầu Việt Nam” của TSS là một con đường dài, đòi hỏi sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, nhân viên trong công ty. Nhưng, trên con đường đó, TSS cần phải có chiến lược cụ thể, chính xác và phù hợp với bối cảnh kinh tế. Để làm được điều này, TSS cần không ngừng nghiên cứu nhằm đưa ra sự “độc đáo”. Sự độc đáo không nhất thiết phải đến từ sản phẩm mà nó còn có thể đến từ hình ảnh, từ dịch vụ, ... Nói cách khác, TSS cần hiểu mình và hiểu các đối thủ của mình bởi chính sự thấu hiểu này sẽ giúp TSS nhận định, phân tích được điểm mạnh, điểm yếu để phát huy hay sửa đổi, bù đắp. Mong rằng, với những lợi thế và tinh thần học hỏi, TSS trong tương lai sẽ ngày càng phát triển, thành công!

LỜI CÁM ƠN

Em xin gửi lời cám ơn chân thành tới ban lãnh đạo và nhân viên công ty cổ phần chứng khoán Trường Sơn và đặc biệt cám ơn Trưởng phòng Phân tích- Tư vấn Nguyễn Tiến Nam. Trong suốt thời gian thực tập, công ty đã tạo cơ hội cho em được làm việc thực tế, giúp em có được cái nhìn thực tế về công việc, về công ty và về thị trường chứng

khoán. Em đã được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, thân thiện. Em được coi như một thành viên thực sự của TSS. Quãng thời gian làm việc tại TSS sẽ là kỷ niệm em không bao giờ quên!

Em cũng xin gửi lời cám ơn tới giáo viên, thạc sĩ An Thu Hà! Em cám ơn cô đã giành thời gian hướng dẫn, chỉ bảo và chỉnh sửa bài luận này, giúp cho bài luận trở nên hoàn thiện hơn!

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Trường Sơn – thực trạng và giải pháp (Trang 54)