Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của CTCP CK Trường Sơn

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Trường Sơn – thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 36)

CK Trường Sơn

2.2.2.1 Đánh giá kết quả kinh doanh

Công ty cổ phần chứng khoán Trường Sơn được thành lập vào cuối năm 2008. Hoạt động của công ty vào năm này là không đáng kể. Vì vậy, số liệu được sử dụng được lấy từ báo cáo tài chính năm 2009 và 2010 của công ty.

Dựa vào báo cáo tài chính của công ty, ta có bảng so sánh ngang:

Bảng 2.2 Báo cáo kết quả kinh doanh TSS năm 2009-2010 Chỉ tiêu 2009 (Tỷ đồng) 2010 (Tỷ đồng) Chênh lệch Tỷ đồng % DTT từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 12.36 21.99 9.63 77.91

Gía vốn hàng bán(chi phí hoạt động)

15.56 10.91 -4.65 -29.88

Lợi nhuận gộp -3.2 11.08 14.28 -446.3

Chi phí quản lý doanh nghiệp 9.62 10.32 0.7 7.22

Lợi nhuận thuần từ HĐKD -12.82 0.77 13.59 -106

(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2009-2010)

Qua báo cáo trên ta có thể thấy rõ việc cải thiện doanh thu của công ty. Doanh thu thuần đã tăng 77.91%, chi phí hoạt động giảm 29.88%. Tăng doanh thu và giảm chi phí đã giúp công ty thu được khoản lợi nhuận đáng kể, cải thiện lợi nhuận và đạt kết quả dương 11.08 tỷ đồng vào năm 2010, tăng 446.3% so với năm 2009. Tuy nhiên, chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn ở mức cao, cụ thể, khoản chi phí này đã tăng 695 triệu đồng, tương đương 7.22%. Kết quả là lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh chỉ đạt 765 triệu đồng. Mặc dù tốc độ tăng chi phí quản lý doanh nghiệp chậm hơn so với tốc độ giảm giá vốn hàng bán nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp cao vẫn là nguyên nhân làm giảm sút lợi nhuận thuần của TSS. Đây là điểm mà TSS cần phải cải thiện để có thể có được kết quả kinh doanh tốt hơn.

Xem xét thêm bảng so sánh dọc:

Chỉ tiêu 2009(%) 2010(%)

DTT từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 100 100

Gía vốn hàng bán (chi phí hoạt động) 125.89 49.61

Lợi nhuận gộp -25.89 50.39

Chi phí quản lý doanh nghiệp 77.83 46.91

Lợi nhuận thuần thừ HĐKD -103.72 3.48

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tài chính của TSS năm 2009-2010)

Xét về tỉ trọng của các khoản mục chi phí và lợi nhuận so với Doanh thu thuần, ta có thể thấy là nằm 2010, các khoản mục này đều có sự cải thiện rõ nét so với năm 2009. Tỷ trọng về chi phí thấp hơn nhiều ( tỷ trọng về chi phí hoạt động thấp hơn gần 80%) và tỷ trọng về lợi nhuận đã mang dấu dương. Tuy nhiên con sổ tỷ lệ giữa lợi nhuận thuần và doanh thu thuần quá nhỏ, chỉ đạt 3.48%. Điều này cho thấy công tác quản lý chi phí của TSS chưa tốt. Đây là điểm yếu cần được khắc phục.

•Phân tích doanh thu

Doanh thu của TSS đến từ hai nguồn chủ yếu là doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán và doanh thu đầu tư chứng khoán, góp vốn. Tuy nhiên đến nắm 2010, khoản mục doanh thu khác lại chiếm một tỷ lệ lớn và là đóng góp chủ yếu cho doanh thu của TSS. Nằm 2010 là năm tương đối khó khăn của kinh tế Việt Nam, sự chững lại của nền kinh tế đã tác động vào thị trường chứng khoán cũng như lòng tin của giới đầu tư. Đây là nguyên nhân khách quan khiến cho doanh thu môi giới chứng khoán, vốn là nguồn thu chủ yêu cho các doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán không giữ được vị trí của mình.

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính năm 2009-2010)

Qua biểu đồ, ta có thể thấy rõ kết cấu doanh thu của TSS. Dù được cải thiện đáng kể so với năm 2009 nhưng doanh thu của TSS lại không bền vững. Những lĩnh vực kinh doanh chính không được đa dạng hóa, chỉ hai trong số tám lĩnh vực kinh doanh của một công ty chứng khoán được đưa ra và đem lại doanh thu, sáu lĩnh vực còn lại hoàn toàn không đem lại doanh thu. Hay nói cách khác, TSS mới chỉ hoạt động trên hai lĩnh vực là môi giới và đầu tư, góp vốn. Thêm vào đó, doanh thu của năm 2010 lại đến chủ yếu từ hoạt động khác( chiếm 65.78% tổng doanh thu). Đây là điểm đáng lưu ý vì doanh thu khác chỉ mang tính chất phụ thêm, không thể thay thế hoạt động chính. TSS cần đặc biệt chú trọng vào cải thiện và mở rộng hoạt động kinh doanh để có được kết quả kinh doanh bền vững hơn.

•Phân tích chi phí:

Thị trường chứng khoán là thị trường có tính cạnh tranh cao và đang ở thời kỳ suy thoái. Đây là thời điểm để các công ty chứng khoán ganh đua về chi phí. TSS có hai khoản chi phí là chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán (giá vốn hàng bán) và chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Về giá vốn hàng bán

Cụ thể khoản mục này trong hai năm 2009 và 2010 được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2- Biểu đồ giá vốn chi tiết năm 2009-2010

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính năm 2009-2010)

Nhìn vào biểu đồ về cơ cấu chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán(giá vốn hàng bán) của TSS, ta có thể thấy sự thay đổi về cơ cấu trong khoản mục này. Khoản mục chi phí môi giới chứng khoán cho người đầu tư không thay đổi nhiều về cơ cấu so với năm 2009. Năm 2010, TSS không có chi phí hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn. Trong khi đó, khoản mục doanh thu tương ứng cho một con số dương. Điều này chứng tỏ khoản đầu tư chứng khoán góp vốn của TSS xuất phát từ năm 2009 và tiếp tục sinh lời trong năm 2010. Tuy nhiên, khoản mục chi phí khác lại tăng đáng kể từ 7% lên 89%. Trong đó, một nửa là chi phí lãi vay cho hoạt động cầm cố trái phiếu chính phủ (chiếm 56.91% tổng chi phí khác). Mặc dù chiếm tỉ trọng ít hơn nhưng thực tế, chi phí trực tiếp hoạt động kinh

doanh chứng khoán năm 2010 lại lớn hơn năm 2009. Khoản mục chi phí này năm 2009 là 1.109 tỷ đông và năm 2010 là 1.409 tỷ đồng, chủ yếu là chi phí nhân viên.

•Phân tích lợi nhuận:

Để làm rõ hơn về lợi nhuận của TSS, em dùng các tỉ số tài chính như ROE, ROA,... Khác với phân tích về doanh thu và chi phí, các tỉ số tài chính này được dùng số liệu năm 2010 do năm 2009 là năm thua lỗ của TSS.

- Khả năng sinh lời của doanh thu

= 50.39%

Đây là một con số không cao. Ý nghĩa của con số này là cứ một đồng doanh thu thuần sẽ mang lại 0.5039 đồng lợi nhuận gộp. Như vậy là phần chi phí bỏ ra để có được doanh thu là tương đối lớn, gần 50% doanh thu.

- Khả năng sinh lời tổng tài sản ROA

ROA ×100%

= 0.7%

Đây là một con số quá nhỏ. Một trăm đồng tài sản mới đem lại 0.7 đồng lợi nhuận. Đây hoàn toàn là lợi nhuận danh cho chủ sở hữu, không bao gồm chi phí lãi vay do TSS không phát sinh bất cứ khoản vay nợ nào. Tuy nhiên, TSS là một công ty chứng khoán, hoạt động trong lĩnh vực tài chính. Tài sản không phải là nhân tố chủ yếu đem lại lợi nhuận cho TSS.

0.7% = 0.0349 × 20% Qua phương pháp Dupont ta có thể thấy rõ, khả năng sinh lời tổng tài sản của TSS giảm sút là do tỷ số Lợi nhuận trên Doanh thu quá nhỏ, hay nói cách khác, phần chi phí bỏ ra để đạt doanh thu quá lớn, làm giảm sút lợi nhuận. Công tác quản lý chi phí của TSS là chưa tốt. Trong khi đó, tỷ số Doanh thu trên Tổng tài sản bình quân dừng ở con số khá, đạt 20%.

- Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu ROE

ROE × 100%

= 2.68%

Đây vẫn không phải là con số khả quan. Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu mới chỉ dừng ở mức 2.68%. Rõ ràng, con số này chưa thể làm thỏa mãn chủ sở hữu của công ty, thấp hơn kỳ vọng rất nhiều. Mặc dù tồn tại lý do khách quan là do thị trường những năm gần đây khá ảm đạm nhưng con số này cũng cho thấy vấn đề liên quan tới lợi nhuận của TSS. TSS cần cải thiện hơn nữa khả năng sinh lời của mình.

Áp dụng phương pháp Dupont, ta có

ROE =

2.68% = 0.0349 × 20% × 3.837

Để nâng cao tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, một doanh nghiệp thông thường lựa chọn một trong hai cách. Đó là quản lý tốt chi phí hoặc quản lý tốt tài sản. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lựa chọn một phương án khác là tăng mức độ sử dụng nợ. Tuy nhiên, theo phương pháp Dupont, ta có thể thấy tỷ lệ sử dụng nợ của TSS là khá cao, mặc TSS

không có các khoản vay, nợ ngân hàng nhưng việc gia tăng nợ trong thời điểm lãi suất cao như hiện nay là không thích hợp. Do đó, TSS buộc phải quản lý thật tốt tài sản và chi phí để có thể đạt được lợi nhuận cao hơn nữa.

2.2.2.2 Một số chỉ tiêu tài chính

Về bản chất, công ty chứng khoán là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính. Do đó, năng lực tài chính là một trong những thước đo “sức khỏe”, đánh giá vị trí của công ty chứng khoán. Như vậy, để có thể đánh giá chính xác TSS, ta cần phải tìm hiểu thêm một số chỉ tiêu tài chính là khả năng thanh toán nợ ngắn và dài hạn.

Bảng 2.4- Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn 1.978 Khá tốt Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Tiền+ ĐTTC ngắn hạn+ Phải thu ngắn hạn)/ Nợ ngắn hạn 1.963 Tốt Hệ số khả năng thanh toán ngay ( Tiền +ĐTTC ngắn hạn)/ Nợ ngắn hạn 1.567 Cao Nợ dài

hạn Tỷ số nợ Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn 0.739 Cao

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính năm 2010)

Thông qua các chỉ số trên, ta có thể thấy rõ khả năng thanh toán trong ngắn hạn của TSS trong năm 2010 là rất tốt. Tất cả các hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn đều trong giới hạn tối ưu. Điều này có nghĩa là TSS có tiềm năng với các nghĩa vụ thanh toán. Riêng khả năng thanh toán ngay là khá cao. TSS có thể đã dành khoản đầu tư quá đáng vào tài sản ngắn hạn, một sự đầu tư không mang lại hiệu quả cao.

Tỷ số nợ thể hiện mức độ tài trợ cho số tài sản hiện có cảu DN từ vốn bên ngoài. Tỷ số này của TSS là khá cao, nguồn vốn từ bên ngoài chiếm 73.9% tổng nguồn vốn của TSS. Tuy nhiên, TSS không có bất kỳ khoản vay nợ ngắn-dài hạn nào, chủ yếu là các khoản phải trả nên có thể thấy, TSS không phụ thuộc quá nhiêu vào nguồn vốn vay bên ngoài. Đây là quyết định khá sáng suốt của ban lãnh đạo công ty bởi kinh tế đang trong tình trạng suy

thoái, tiềm ẩn nhiều bất lợi đối với các doanh nghiệp, các doanh nghiệp chứng khoán đang bị dồn vào thế khó khăn, việc sử dụng đòn bẩy tài chính không những không đem lại hiệu quả mà có thể gây khó khăn cho TSS.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Trường Sơn – thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w