Cấp độ đòn cân định phí

Một phần của tài liệu Cơ cấu vốn của một doanh nghiệp (Trang 40 - 43)

2. XÁC ĐỊNH CƠ CẤU VỐN TỐI ƯU CỦA CÔNG TY ĐƯỜNG BIÊN HÒA NĂM

2.2.4 Cấp độ đòn cân định phí

Như ta đã biết, rủi ro kinh doanh là sự không chắc chắn có thể xảy ra đối với các dự án hoàn vốn đầu tư tổng tài sản, hay hoàn vốn cổ phần thường trong tương lai, khi doanh nghiệp không sử dụng vốn vay trong cơ cấu vốn của mình.

Rủi ro kinh doanh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố quan trọng, trong đó có yếu tố sử dụng đòn cân định phí.

Cấp độ đòn cân định phí phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi. Đòn cân sẽ cao khi doanh nghiệp có chi phí cố định lớn hơn chi phí biến đổi. Ngược lại, đòn cân kinh doanh sẽ thấp nếu chi phí cố định nhỏ hơn chi phí biến đổi. Đòn cân định phí cho thấy cách thức sử dụng chi phí trong doanh nghiệp như thế nào.

Một doanh nghiệp có cấp độ đòn cân định phí cao thì chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của doanh thu hoặc sản lượng tiêu thụ thì có thể dẫn đến sự thay đổi lớn của lợi nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp sẽ rất nhạy cảm với mức độ sử dụng chi phí cố định trong mối quan hệ với chi phí biến đổi và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.

Cấp độ đòn cân định phí được xác định theo công thức sau: Tỷ lệ thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Tỷ lệ thay đổi của doanh thu (hoặc sản lượng tiêu thụ) Ngoài ra, ta có thể áp dụng công thức tính DOL theo sản lượng Q

Q*(p-v) DOL =

Q*(p-v)-F

Và Công thức tính DOL theo doanh thu S

Trong đó: • S: Doanh thu • V: Biến phí • F: Tổng định phí • P: Giá thành một đơn vị sản phẩm • Q: Sản lượng sản xuất

• v: Biến phí của một đơn vị sản phẩm

Ta tính DOL tại 4 mức doanh thu 550.000.000.000, 650.000.000.000, 695.500.000.000, 749.000.000.000 đồng.

Tại mức doanh thu 550.000.000.000 đồng:

550.000.000.000-330.000.000.000

550.000.000.000 – 330.000.000.000 – 203.707.000.000 Vậy DOL = 13,503

Tại mức doanh thu 650.000.000.000 đồng:

650.000.000.000-390.000.000.000 DOL = S - V S – V - F DOL = DOL =

650.000.000.000-390.000.000.000-203.707.000.000 Vậy DOL = 4,619

Tại mức doanh thu 695.500.000.000 đồng: 695.500.000.000- 417.300.000.000

695.500.000.000-417.300.000.000-203.707.000.000 Vậy DOL = 3,735

Tại mức doanh thu 749.000.000.000 đồng:

749.000.000.000-449.400.000.000

749.000.000.000-449.400.000.000-203.707.000.000

Vậy DOL = 3,124

Như vậy, cấp độ đòn cân định phí phản ánh mức thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay do kết quả từ sự thay đổi doanh thu tiêu thụ (hoặc sản lượng hàng hóa tiêu thụ). Nói một cách khác, nó cho thấy doanh thu (hoặc sản lượng tiêu thụ) thay đổi 1% thì lợi nhuận trước thuế và lãi vay sẽ thay đổi bao nhiêu phần trăm.

• Ở mức doanh thu 550.000.000.000 đồng, nếu doanh thu tăng 1% thì EBIT tăng 13,503%.

• Ở mức doanh thu 650.000.000.000 đồng, nếu doanh thu tăng 1% thì EBIT tăng 4,619%.

• Ở mức doanh thu 695.500.000.000 đồng, nếu doanh thu tăng 1% thì EBIT tăng 3,735%.

• Ở mức doanh thu 749.000.000.000 đồng, nếu doanh thu tăng 1% thì EBIT tăng 3,124%.

DOL =

Ta thấy, ở các mức doanh thu 650.000.000.000 trở về sau, chi phí biến đổi ngày càng tăng, nhưng chi phí cố định lại không thay đổi, vẫn ở mức 203.707.000.000 đồng. Do đó, cấp độ đòn cân định phí thấp hơn khi chi phí biến đổi tăng lên.

Một phần của tài liệu Cơ cấu vốn của một doanh nghiệp (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w