2. XÁC ĐỊNH CƠ CẤU VỐN TỐI ƯU CỦA CÔNG TY ĐƯỜNG BIÊN HÒA NĂM
2.2.2 Ảnh hưởng của cơ cấu vốn trong giá chứng khoán và chi phí vốn
Bảng tính thị giá cố phiếu và WACC khi tỉ lệ vốn thay đổi
Giải trình VỐN VAY K(D) EPS KỲ VỌNG HỆ SỐ
B(I) K(S) PO P/E WACC
0% 0.00% 3145 1.090 16.7% 57320.16 18.22581 16.7% 10% 15.00% 3319 1.100 16.8% 59217.95 17.84211 16.2% 15% 16.00% 3402 1.115 16.9% 58840.71 17.29592 16.1% 20% 17.00% 3484 1.120 17.0% 59650.3 17.12121 16.0% 25% 18.00% 3562 1.127 17.0% 60135.36 16.88247 16.0% 30% 19.00% 3636 1.130 17.0% 61020 16.78218 16.0% 35% 20.50% 3677 1.137 17.1% 60864.4 16.61765 16.3% 40% 22.00% 3698 1.140 17.1% 60855.44 16.45631 16.6% 45% 23.50% 3695 1.145 17.2% 60221.39 16.29808 17.1% 50% 25.00% 3659 1.150 17.2% 59066.71 16.14286 17.6% 55% 27.00% 3516 1.270 18.2% 46198.6 13.13953 18.9% 60% 29.00% 3285 1.300 18.4% 41245 12.55556 19.9%
+ Ks: suất sinh lời của cổ phiếu Ks = Krf + ( Km +Krf )bi
Krf: suất sinh lời phi rủi ro (đây là mức lãi suất mà nhà đầu tư không gánh chịu bất cứ rủi ro nào và có độ tin cậy rất cao thường bằng mức lãi suất trái phiếu kho bạc nhà nước trong trường hợp này nhóm chọn Krf = 8%)
Km: suất sinh lời kì vọng của thị trường chứng khoán giả sử là 16% bi: hệ số beta rủi ro của chứng khoán I trên thị trường chứng khoán.
+ Po : thị giá cổ phiếu công ty đường Biên Hòa Po = D1/(Ks-g)
D1: cổ tức năm đầu (giả sử tỉ lệ chia cổ tức là 60%) g: tốc độ tăng trưởng thu nhập (giả sử=13%)
VỐN VAY D1 0% 2132.31 10% 2250.282 15% 2306.556 20% 2362.152 25% 2415.036 30% 2465.208 35% 2493.006 40% 2507.244 45% 2505.21 50% 2480.802 55% 2383.848 60% 2227.23
+ Chi phí vốn bình quân (WACC)
Để có đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau (nguồn bên trong và nguồn bên ngoài), mỗi nguồn có chi phí sử dụng khác nhau do đó phải tính chi phí sử dụng bình quân của các nguồn vốn đó. Chi phí sử dụng vốn bình quân là mức doanh lợi vốn tối thiểu cần phải đạt được từ việc sử dụng các nguồn vốn đã huy động. chi phí sử dụng vốn bình quân trong doanh nghiệp phụ thuộc vào hai yếu tố là chi phí sử dụng của từng nguồn vốn và tỉ trọng của từng nguồn vốn. WACC được tính bằng công thức:
WACC = Wd*Kd*(1-T) + Ws*Ks Trong đó T là thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 28%.
Trong các nguồn vốn chi phí sử dụng vốn vay thường là thấp nhất, do đó nếu có nhu cầu tài trợ thì doanh nghiệp nên phát hành trái phiếu. Nhưng khi hệ số nợ của doanh nghiệp đã quá cao thì dù chi phí nợ vay là thấp nhất nhưng cũng không nên lựa chọn hình thức tài trợ đó. Vì vậy không thể đơn giản so sánh chi phí của từng hình thức sử dụng vốn để lựa chọn hình thức và quy mô tài trợ này hay hình thức và quy mô tài trợ khác. Nói cách khác quyết định như thế nào phải dựa vào kết cấu tối ưu của các nguồn vốn. Kết cấu nguồn vốn tối ưu là kết cấu đạt được an toàn về tài chính với chi phí sử dụng vốn bình quân thấp nhất.
Nhận xét:
Từ bảng tính thị giá cổ phiếu và WACC khi tỉ lệ vốn vay thay đổi ta thấy rằng tại tỉ lệ vốn vay là 30% thì giá cổ phiếu của công ty đường Biên Hòa đạt cao nhất là 61020 và đồng thời chi phí sử dụng vốn bình quân cũng ở mức nhỏ nhất là 16%. Sau khi tính toán bảng trên thì đã phát sinh sự mâu thuẩn là với tỉ lệ vốn vay là 40% thì EPS của doanh nghiệp đạt cực đại (3698) và với tỉ lệ vốn vay là 30% thì thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp đạt giá trị cao nhất (61020) đồng thời có chi phí sử dụng vốn bình quân thấp nhất (16%). Vậy công ty đường Biên Hòa nên chọn tỉ lệ nào cho phù hợp?
Câu trả lời là tùy theo mục đích của doanh nghiệp tuy nhiên trong trường hợp này thì thông thường doanh nghiệp chọn phương án tỉ lệ vốn vay là 30% bởi vì:
Thứ nhất tối đa hóa tài sản cổ đông và giá trị cổ phiếu luôn là mục tiêu và là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp khi ra quyết định lựa chọn bất kì một tỉ lệ nào.
Thứ hai các cổ đông khi đầu tư vào thị trường chứng khoán cũng như cổ phiếu thì thường quan tâm đến thị giá cổ phiếu . vì vậy để lựa chọn giữa việc đạt thị giá cao nhất và EPS cực đại thì thị giá được đánh giá cao hơn.
Thứ ba cũng tương tự như các nhà đầu tư thì các doanh nghiệp cũng có xu hướng thích tỉ lệ vốn vay làm cho thị giá cổ phiếu đạt giá trị cực đại hơn là EPS.
Trên lí thuyết là vậy tuy nhiên trong thực tế các doanh nghiệp có thể linh động lựa chọn tỉ lệ nợ/vốn sao cho phù hợp với mục đích, cơ cấu và loại hình doanh nghiệp của mình. Một yếu tố khác cũng được các doanh nghiệp chú ý trong việc lựa chọn cơ cấu là ROE ứng với từng mức nợ khác nhau.
Bảng thể hiện ROE ứng với từng mức nợ khác nhau
VỐN VAY ROE 0% 7.92% 10% 8.35% 15% 8.56% 20% 8.77% 25% 8.96% 30% 9.15% 35% 9.25% 40% 9.31% 45% 9.30% 50% 9.21% 55% 8.85%
60% 8.27%
Nhận xét: ROE tăng theo tỉ lệ vốn vay. ROE đạt giá trị cao nhất tại tỉ lệ vốn vay là 40%. Tuy nhiên ROE không tăng mãi, nó bắt đầu giảm khi tỉ lệ này tăng 45%.
Mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và tỷ lệ vốn vay
Mối quan hệ giữa tỷ lệ vốn vay, WACC, Ks