Các biện pháp kiểm soát chuyển giá của Chính phủ Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về chuyển giá của các công ty đa quốc gia trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 73)

Từ khi mở của kinh tế kêu gọi đầu tư nước ngoài đến nay thì kinh tế Việt Nam đã trải qua những giai đoạn thăng trầm khác nhau, có những thời điểm chúng ta thành công trong việc kêu gọi vốn đầu tư và cũng có những lúc lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam rất ít. Sau khi Quốc hội khóa III thông qua Luật Đầu tư đã tạo điều kiện cho việc thu hút vốn `

đầu tư và đạt đỉnh điểm vào năm 1996 là 8,497 tỷ USD, sau đó do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế Châu Á thì lượng vốn đầu tư vào nước ta đã suy giảm một cách đáng kể. Tuy nhiên, trong khoảng 3 năm gần đây thì Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng một cách nhanh chóng của dòng vốn FDI đổ vào với những con số kỷ lục liên tiếp bị phá vỡ như năm 2006 thu hút được 10,2 tỷ USD; năm 2007 là 20,3 tỷ USD và năm 2008 tổng vốn FDI đăng ký đã tăng vọt lên con số 64 tỷ USD, lập một con số kỷ lục mới. Đây là năm mà Việt Nam thu hút mạnh mẽ nhất luồng vốn FDI từ trước đến nay.

Các nguồn vốn nước ngoài, trong đó có FDI, đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế khá cao và liên tục thông qua mở rộng quy mô đầu tư và chất lượng đầu tư. Luồng vốn này tạo điều kiện cho nền kinh tế tiếp xúc và sử dụng được các dòng vốn lớn và chất lượng. Đi đôi với việc thu hút các nguồn vốn nước ngoài thì việc quản lý và tạo ra một môi trường kinh tế công bằng và phát triển ổn định là điều kiện tiên quyết và sống còn. Đây cũng là thách thức lớn đặt ra đối với Chính phủ Việt Nam trong khi nền kinh tế chúng ta mới chuyển từ nền kinh tế bao cấp tập trung sang nền kinh tế thị trường.

Từ khi mở cửa nền kinh tế năm 1987 thì Luật Đầu tư Nước ngoài là cơ sở pháp lý cho các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Mặc dù Luật Đầu tư Nước ngoài đã qua hai lần sửa đổi và bổ sung vào tháng 11 năm 1996 và tháng 6 năm 2000 nhưng trong nội dung của luật vẫn chưa đề cập một cách rõ ràng và cụ thể vấn đề chống chuyển giá. Vấn đề chống chuyển giá được nêu ra trong Thông tư số 74/TC/BTC ngày 20/10/1997 và sau đó được bổ sung và thay thế bằng Thông tư số 89/1999/TT-BTC ngày 16/07/1999. Về mặt nội dung thì cả hai thông tư này chưa có nội dung gì mới so với các văn bản trước đây mà chỉ là tổng hợp lại các biện pháp chống chuyển giá của các văn bản trước đây.

Đến ngày 19/12/2005 thì Thông tư 117/2005/TT-BTC được ban hành. Thông tư này là cơ sở pháp lý hướng dẫn các biện pháp chống chuyển giá và là cơ sở hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong các giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên `

kết. Thông tư 117 được xem là văn bản pháp lý hướng dẫn một cách chi tiết và cụ thể nhất về vấn đề chuyển giá tính đến thời điểm này. Trong nội dung của thông tư có những hướng dẫn và định nghĩa rõ ràng dùng làm căn cứ cho việc xác định các hoạt động của doanh nghiệp FDI có mang yếu tố chuyển giá hay không.

Việc xác định quan hệ của các công ty có liên kết hay độc lập trong một giao dịch kinh doanh được Thông tư 117 hướng dẫn một cách cụ thể. Ví dụ như các bên được coi là “có quan hệ liên kết” gọi chung là các bên liên kết như sau:

“1. Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức vào bên kia.

2. Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức của một bên khác.

3. Các bên cùng tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức, vào một bên khác. Thông thường, hai cơ sở kinh doanh sẽ được coi là có quan hệ liên kết trong một kỳ tính thuế nếu trong kỳ đó:

a. Một cơ sở kinh doanh nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp 20% vốn cổ phần hoặc tổng tài sản của cơ sở kinh doanh kia; hoặc

b. Cả hai cơ sở kinh doanh đều có ít nhất 20% vốn cổ phần hoặc tổng tài sản do một cơ sở kinh doanh hoặc bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hay gián tiếp; hoặc

c. Một cơ sở kinh doanh là cổ đông lớn nhất nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp cổ phần có giá trị ít nhất 10% vốn cổ phần hoặc tài sản của một cơ sở khác; hoặc

d. Một cơ sở kinh doanh bảo lãnh hoặc cho một cơ sở kinh doanh khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào với điều kiện khoản vay chiếm 50% tổng giá trị các khoản nợ trung dài hạn của cơ sở kinh doanh đi vay; hoặc

e. Một cơ sở kinh doanh chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc kiểm soát của một cơ sở kinh doanh khác với điều kiện số lượng các thành viên được cơ sở kinh doanh thứ nhất chỉ định chiếm 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc kiểm soát `

của cơ sở kinh doanh thứ hai; hoặc một thành viên được cơ sở kinh doanh thứ nhất chỉ định có quyền quyết định chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh thứ hai; hoặc

f. Hai cơ sở kinh doanh cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi bên thứ ba; hoặc

g. Hai cơ sở kinh doanh được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự tài chính và hoạt động kinh doanh bởi cá nhân cùng là thành viên của một gia đình trong mối quan hệ vợ và chồng; bố mẹ và các con không phân biệt con đẻ, con nuôi hoặc con dâu, con rể; anh, chị, em có cùng cha mẹ (không phân biệt cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi); ông bà và cháu có quan hệ huyết thống; cô, chú, bác, cậu, dì và các cháu có quan hệ huyết thống với nhau; hoặc

h. Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài; hoặc

i. Một cơ sở kinh doanh sản xuất, kinh doanh sản phẩm vô hình và hoặc quyền sở hữu trí tuệ của một cơ sở kinh doanh khác với điều kiện chi phí phải trả cho việc sử dụng tài sản vô hình và/hoặc quyền sở hữu trí tuệ đó chiếm 50% giá vốn (hoặc giá thành) sản phẩm; hoặc

j. Một cơ sở kinh doanh cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp trên 50% tổng giá trị nguyên vật liệu, vật tư hoặc sản phẩm đầu vào (không bao gồm các chi phí khấu hao đối với tài sản cố định) để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm đầu ra có liên quan của một cơ sở kinh doanh khác; hoặc

k. Một cơ sở kinh doanh kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp trên 50% sản lượng tiêu thụ (tính theo từng chủng loại sản phẩm) của một cơ sở kinh doanh khác; hoặc

l. Hai cơ sở kinh doanh có thỏa thuận hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng.”

Trong nội dung của Thông tư 117, ngoài việc đưa ra những định nghĩa giải thích từ ngữ một cách rõ ràng cụ thể thì trong thông tư cũng hướng dẫn 5 phương pháp cơ bản để hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ định giá chuyển giao cũng như làm cơ sở cho việc kiểm soát hoạt động chuyển giá.

Nhìn chung từ khi mở cửa nền kinh tế đến nay, Chính phủ Việt Nam đã có những cố gắng rất đáng kể để nền kinh tế Việt Nam có thể từng bước hội nhập với kinh tế thế giới. Chúng ta cũng không thể phủ định những chuyển biến tích cực về pháp luật, về môi trường đầu tư của Việt Nam ngày càng gần với thông lệ quốc tế và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay vẫn còn tồn tại những bất cập về hệ thống văn bản pháp luật và thi hành các văn bản pháp luật mà chính phủ cần có biện pháp giải quyết nhằm nâng cao tính hiệu quả của các văn bản luật:

- Khi ban hành một văn bản luật phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của nền kinh tế, phải phù hợp với điều kiện thực tế trong từng thời kỳ và phù hợp với mục tiêu quản lý kinh tế của chính phủ. Các văn bản luật phải được ban hành kịp thời, đáp ứng nhu cầu thực tiễn và độ trễ không quá lớn so với thực tiễn.

- Các văn bản luật khi ban hành phải thống nhất, không chồng chéo lên nhau, văn bản luật này qui định trái ngược với văn bản luật kia làm cho các doanh nghiệp và người thực thi luật lúng túng trong việc áp dụng.

- Các văn bản hướng dẫn dưới luật phải được phổ biến nhanh chóng, tránh các trường hợp nghị định đã có nhưng thông tư hướng dẫn của bộ ngành chưa được ban hành triển khai. Vì như vậy làm cho việc hành xử của các doanh nghiệp lúng túng khi các vần đề phát sinh.

- Ngôn ngữ trình bày trong văn bản luật phải rõ ràng, không dùng những từ ngữ mập mờ gây dễ hiểu nhầm và các đối tượng xấu dựa vào đó để lách luật. Đồng thời ngôn ngữ rõ ràng sẽ giúp cho các cơ quan thi hành luật thực hiện nhất quán trong việc hành xử với doanh nghiệp. Tránh trường hợp mỗi cơ quan hiểu mỗi cách khác nhau, gây nhũng nhiễu cho các doanh nghiệp.

- Riêng đối với hoạt động định giá chuyển giao và chuyển giá đã được xây dựng thông tư nhưng cần phải có các văn bản luật khác hỗ trợ như Luật chống phá giá, Luật cạnh tranh, Luật chống độc quyền. Vì vậy các văn bản luật này cần được hoàn thiện và hướng dẫn rõ ràng để việc áp dụng hiệu quả.

3.2.2 Ổn định kính tế vĩ mô và ổn định đồng tiền Việt Nam

Việc ổn định nền kinh tế vĩ mô và đảm bảo giữ vững tốc độ phát triển kinh tế vĩ mô là điều hết sức quan trọng. Thông thường các nhà đầu tư chỉ muốn đầu tư vào một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định, vì ở đó sẽ có nhiều cơ hội làm ăn và khả năng sinh lợi cao. Muốn làm được điều này thì chính phủ cần xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế cụ thể dựa trên thực trạng của nền kinh tế, đưa ra những chiến lược phát triển kinh tế phù hợp dựa trên lợi thế so sánh của mình. Việt Nam có một lợi thế hơn so với các quốc gia khác là tình hình chính trị rất ổn định và đây có thể được xem là một lợi thế trong việc cạnh tranh thu hút đầu từ nước ngoài.

Vấn đề về việc mất giá của đồng tiền Việt Nam so với các loại ngoại tệ khác là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam. Do việc mất giá của đồng tiền Việt Nam so với các loại ngoại tệ mạnh khác sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo toàn vốn đầu tư của các nhà đầu tư, vì vậy sự mất giá của đồng tiền sẽ là động cơ thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hành vi chuyển giá nhằm bảo tồn vốn đầu tư của họ. Về vấn đề ổn định đồng tiền thì thiết nghĩ chính phủ cần phải phối hợp chặt chẽ với các Bộ Ngân Hàng, Bộ Tài chính đưa ra các biện pháp tài chính nhằm kiểm soát và ổn định đồng tiền.Chính phủ cần phải đảm bao một lượng ngoại tệ cần thiết để khi cần thiết có thể tham gia vào điều tiết thị trường nhằm tránh trường hợp tỷ giá biến động bất thường, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa. Ví dụ như vào những tháng giữa năm 2008 tỷ giá USD/VND biến động bất thường từ khoảng 16.000 VND/USD có lúc lên đến 19.000 VND/USD và tình trạng có lúc ngân hàng không muốn thu USD và tính các phụ phí rất cao, nhưng đồng thời có lúc các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần USD đến ngân hàng mua nhưng ngân hàng đã đáp ứng `

không đủ vì vậy mà các doanh nghiệp phải lựa chọn hoặc mua USD ở thị trường chợ đen hoặc gặp khó khăn trong thanh toán.

3.2.3 Cải cách thuế của Chính phủ

Thuế là một nguồn thu chủ yếu của chính phủ và cũng là một nhân tố hết sức quan trọng tác động trực tiếp đến tình hình hoạt động kinh doanh của tất cả cả doanh nghiệp trong quốc gia đó. Chính phủ xây dựng chính sách thuế như thế nào cho phù hợp, đảm bảo nguồn thu đồng thời phải nuôi dưỡng các nguồn thu cho mục tiêu dài hạn. Đối với các doanh nghiệp thì chính sách thuế không những phải tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mà còn phải tăng sức hấp dẫn về môi trường đầu tư kinh doanh và thu hút được các dòng vốn quốc tế.

Nắm bắt được yêu cầu này, Chính phủ Việt Nam đã từng bước xây dựng các chính sách thuế ngày càng phù hợp hơn với tình hình kinh tế của Việt Nam và tình hình trong khu vực. Để tăng tính cạnh tranh trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời hạn chế các hoạt động chuyển giá của các MNC dựa vào chênh lệch thuế suất thuế TNDN thì Chính phủ Việt Nam cũng từng bước tiến hành giảm thuế suất, mở rộng diện chịu thuế nhằm khuyến khích sản xuất, tăng cường đầu tư phát triển và đồng thời bảo đảm nguồn thu. Trước khi luật thuế TNDN (sửa đổi) được Quốc hội thông qua thì cũng có nhiều ý kiến cho rằng nếu thuế TNDN giảm xuống 25% thì nguồn thu ngân sách của Nhà nước sẽ giảm đi khoảng 5.000 tỷ đến 7.000 tỷ đồng năm. Nhưng điều này trong thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Thực tế vào năm 2003, khi mức thuế TNDN điều chỉnh từ 32% xuống 28% thì nguồn thu ngân sách từ thuế TNDN không những không giảm đi mà còn tăng với tốc độ tăng bình quân là 17% năm. Cụ thể trong năm 2003, tổng thu ngân sách đạt 21.147 tỷ đồng, năm 2004 thu ngân sách 24.201 tỷ đồng, năm 2005 đạt 28.729 tỷ đồng; năm 2006 đạt 33.663 tỷ đồng và năm 2007 là 39.469 tỷ đồng.

Nhìn vào những số liệu thu ngân sách qua các năm do thay đổi thuế suất thuế TNDN chúng ta có thể thấy được tính hiệu quả của việc giảm thuế suất là vừa tăng nguồn thu vừa khuyến khích sản xuất đầu tư phát triển. Tăng nguồn thu là do mở rộng được đối tượng `

Ngoài thuế TNDN ra thì Chính phủ cũng cần quan tấm đến việc cải cách thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Đối với thuế xuất nhập khẩu thì thuế suất phải đảm bảo kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu các mặt hàng không cần thiết, xây dựng danh mục các mặt hàng nhập khẩu, tránh trường hợp nhập các máy móc, thiết bị và công nghệ lỗi thời với chi phí cao. Thông qua việc thiết lập danh mục nhập khẩu sẽ hạn chế được các doanh nghiệp FDI thực hiện việc chuyển giá thông qua việc chuyển giao công nghệ lỗi thời với giá cao. Danh mục giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu cũng giúp cho cơ quan Hải quan chú ý đến các giao dịch với giá quá cao hay quá thấp so với bình thường để phát hiện ra hiện tượng chuyển giá xảy ra tại khâu xuất khẩu hàng hóa.

Tăng cường việc tham gia ký kết các hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về chuyển giá của các công ty đa quốc gia trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)