Môi trường pháp lý và tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI) tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về chuyển giá của các công ty đa quốc gia trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 40 - 43)

Nếu năm 2007, Việt Nam thu hút được 20,3 tỷ USD từ FDI và được coi là mức kỷ lục từ khi mở của thu hút vốn đầu tư năm 1988 đến năm 2006. Trong năm 2008, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã nâng lên gấp 3 lần năm 2007 và lập mốc kỷ lục mới là 64 tỷ USD. Trong đó đáng chú ý là các dự án dầu khí có tổng giá trị trên 10 tỷ USD và dự án của Formosa với 7,8 tỷ USD.

Trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam trong năm 2008 thì Malaysia là quốc gia dẫn đầu với 14,9 tỷ USD với 55 dự án . Kế tiếp là các quốc gia Đài Loan (8,64 tỷ USD) với 132 dự án, Nhật Bản (7,28 tỷUSD) với 105 dự án, Singapore ( 4,46 tỷ USD) với 101 dự án, Brunei (4,4 tỷ USD) với 19 dự án.

Các địa phương thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất trong năm 2008 (trừ 8 dự án thăm dò và khai thác dầu khí) là Ninh Thuận do có dự án liên doanh sản xuất thép với tập đoàn Lion Malaysia với tập đoàn Vinashin có tổng mức đầu tư đăng ký là 9,79 tỷ USD. Đứng thứ hai là tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có 4 dự án với tổng mức vốn đăng ký lên đến 9,35 tỷ USD, TP.HCM, Hà Tĩnh và Thanh Hóa. Như vậy chúng ta có thể thấy cơ cấu các tỉnh thành dẫn đầu trong việc thu hút vốn đầu tư có thay đổi và các tỉnh Miền Trung đã có những bước tiến đáng chú ý. Trong đó đáng chú ý là tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu thu hút đến 9,35 tỷ USD (gần bằng cả năm 2006 thu hút vốn đầu tư của cả nước 10,2 tỷ).

Để có một cái nhìn tổng quát thì chúng ta cùng nhìn lại toàn bộ quá trình thu hút vốn đầu tư từ lúc bắt đầu mở cửa nền kinh tế năm 1988 đến năm 2008.

Bảng 2.1 Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI từ năm 1988 năm 2008

Năm 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Triệu

USD

Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Triệu

USD

1.568 2.012,4 2.503 1.557,7 1.512,8 2.084 5.300 10.200 20.300 64.000

(Nguồn VietPartners)

Thông qua xem xét biểu đồ thu hút vốn đầu tư từ năm 1998 đến nay, chúng ta có thể chia thành ba giai đoạn chính:

Giai đoạn từ năm 1988 đến năm 1996: Đây là giai đoạn đầu tiên thực hiện mở cửa thu hút, kêu gọi đầu tư. Năm 1988 cũng là năm đầu tiên thực hiện luật đầu tư nước ngoài, ngay năm 1988 chúng ta đã thu hút được 37 dự án đăng ký với số vốn là 371,8 triệu USD. Sau hai năm thì số dự án được cấp phép hoạt động đã lên tới 107 dự án với tổng số vốn là 839 triệu USD, tốc độ tăng thu hút vốn tăng cao và quy mô vốn trung bình đạt 8,42 triệu USD/dự án. Đồng thời trong gia đoạn (1991- 1995) luật đầu tư sửa đổi kịp thời (2 lần vào năm 1990 và 1992) đã bổ sung và tăng cường chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài một cách hiệu quả. Trong giai đoạn này, chính phủ đồng thời quyết định thành lập một loạt các khu công nghiệp tại các địa phương cũng đã tạo ra được một lực hút mạnh đối với FDI. Kết quả đạt được là số dự án được cấp phép đã đạt 6,24 lần tổng vốn đăng ký và gấp 9,3 lần so với thời kỳ hai năm đầu 1988 và 1989. Đồng thời trong giai đoạn này thì tổng vốn FDI cũng đạt đỉnh điểm tại năm 1996 với con số là 8 497,3 triệu USD. Từ những con số nêu trên đã cho chúng ta thấy được những thành công ban đầu trong công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của chính phủ Việt Nam.

Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2003: Tháng 7 năm 1997 xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực, các nước chịu tác động lớn nhất của cuộc khủng hoảng này là Thái Lan, Philippines, Indonesia và Malaysia… Nước ta lại nằm ngoài “tâm bão”, đây chính là thời cơ cho việc thu hút nguồn vốn quốc tế khi mà các nước trong khu vực phải đang đối đầu với cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhưng do chưa chuẩn bị tốt và việc sửa đổi luật đầu tư năm 1996 vẫn chưa đủ hấp dẫn để có thể thu hút FDI vì vậy mà trong giai đoạn này việc thu hút vốn FDI của nước ta giảm đi một cách nhánh chóng. Việc thu hút vốn FDI giảm từ 8497,3

triệu USD năm 1996 xuống 4649,1 triệu USD (gần 50 %), và tiếp tục giảm trong những năm kế tiếp. Tuy Việt Nam không năm trong “tâm bão” của cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng chúng ta cũng bị ảnh hưởng nặng nề và kéo dài sang những năm sau đó. Kết quả là việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp FDI tiếp tục giảm mạnh và ở mức thấp nhất là 1.568 triệu USD vào năm 1999. Để cải thiện tình hình thu hút vốn đầu tư thì vào năm 2000, Quốc hội đã quyết định bổ sung và sửa đổi Luật Đầu Tư Nước Ngoài thay thế luật bổ sung năm 1996. bước đầu luật được sửa đổi bổ sung tỏ ra hiệu quả. Trong hai năm 2000 và 2001 thì tình hình thu hút vốn FDI có được cải thiện, tuy nhiên do dư chấn của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á vẫn còn và các sửa đổi bổ sung của luật đầu tư vẫn chưa đủ hấp dẫn để kích thích việc gia tăng thu hút FDI, vì vậy mà nguồn vốn FDI lại tiếp tuc bị tuột dốc và thấp hơn cả năm 1999 đạt con số 1 512,8 triệu USD vào năm 2003.

Giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2008: Đây là giai đoạn phục hồi và tăng tốc một cách nhanh chóng của việc thu hút vốn FDI. Sau khi cơn bão tài chính qua đi, kinh tế của các nước Châu Á đã vực dậy và phát triển nhanh chóng. Nền kinh tế Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Việt Nam và Trung Quốc trở thành những quốc gia có sức hút mạnh đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, và luôn nằm trong danh sách các quốc gia dẫn đầu thu hút FDI. Năm 2006, Luật Đầu Tư và Luật Doanh Nghiệp mới ra đời đánh dấu một bước ngoặc mới và một bước tiến quan trọng trên lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực luật pháp. Chính phủ đã phân cấp cho chính quyền tỉnh, thành phố việc thẩm định và cấp phép. Việc này đã tạo ra sự chủ động trong việc quản lý nguồn vốn FDI tại các địa phương và quan trọng hơn là tạo ra một cuộc thi đua giữa các địa phương thực hiện việc cải cách hành chính thông thoáng, tạo ra điều kiện tốt cho môi trường đầu tư. Từ đó tăng cường việc thu hút đầu tư và tạo cho các nhà đầu tư cảm thấy thuận tiện. Kết quả của việc cải cách hành chính của các địa phương cho ta kết quả hết sức khả quan là năm 2006 đạt mức thu hút vốn FDI là 10,2 tỷ USD vượt qua mức kỷ lục năm 1996. Tiếp tục năm 2007, việc thu hút FDI lại lập ra một kỷ lục mới ở mức 20,3 tỷ USD. Năm 2008, mặt dù tính hình kinh tế thế giới khó khăn, giá dầu và lạm phát tăng cao nhưng việc thu hút FDI của Việt Nam vẫn tăng rất cao và tiếp

tục tạo ra một kỷ lục mới tại mức 64 tỷ USD. Điều này chứng tỏ Việt Nam là đang là nơi lý tưởng để thu hút vốn đầu tư, và là môi trường đầu tư cạnh tranh.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ lúc mở của nền kinh tế kêu gọi đầu tư nước ngoài vào năm 1987 đến khi chính thức trở thành thành viên của WTO thì hệ thống pháp luật kinh tế của Việt Nam cũng có rất nhiều thay đổi để phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và phù hợp với thông lệ quốc tế. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của pháp luật đối với sức thu hút FDI của nền kinh tế. Từ khi mở của kinh tế đến nay, mỗi lần chỉnh sửa Luật Đầu Tư gần với thông lệ quốc tế hơn là mỗi lần chúng ta lại gặt hái được thành công trong việc thu hút vốn FDI về cả số lượng và chất lượng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về chuyển giá của các công ty đa quốc gia trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)