I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY
1. Phân tích sự biến động của mức và tốc độ tăng năng suất lao động
a. Phân tích mức và tốc độ tăng năng suất lao động tính theo tổng giá trị sản lượng.
Qua bảng số liệu 2 (trang bên) ta thấy, nhìn chung năng suất lao động bình quân một công nhân viên và năng suất lao động một công nhân sản xuất đều tăng qua các năm. Tuy nhiên, sự gia tăng năng suất lao động nói chung không đều và chưa ổn định. Năng suất lao động ở một vài năm thậm chí còn giảm so với năm trước.
Năm 2001 so với năm 2000, năng suất lao động tăng một lượng tuyệt đối là 2,74 triệu đồng (tăng tương đối là 5,7%) đối với một công nhân viên và tăng một lượng tuyệt đối là 3,44 triệu đồng (tăng tương đối là 5,6%) đối với một công nhân sản xuất. Năm 1999 so với năm 1998 năng suất lao động tăng một lượng tuyệt đối là 13,07 triệu đồng (tăng tương đối là 36,4%) đối với một công nhân viên và tăng tuyệt đối là 13,88 triệu đồng (tăng tương đối là 28,2%) đối với một công nhân sản xuất. Năm 1998 so với 1997 tăng tuyệt đối là 7,82 triệu đồng đối với một công nhân viên (tăng tương đối là 27,8%) và tăng tuyệt đối là 6,58 triệu đồng đối với một công nhân sản xuất (tăng tương đối là 15,4%).
Nhận biết được tính chất khốc liệt của cạnh tranh, trước thực tế sản xuất kinh hoanh của công ty trong những năm 1999-2000, công ty đã tiến hành đổi mới cung cánh sản xuất kinh doanh, hoàn thiện bộ máy quản lý. Đó là:
Bảng2:
MỨC NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TÍNH THEO GIÁ TRỊ SẢN LƯỢNG
Chỉ tiêu Đơn vị 1997 1998 1999 2000 2001
mức mức 98/97 mức 99/98 mức 2000/1999 mức 2001/2000
Tổng giá trị sản lượng tr đồng 14000 16600 1,186 19700 1.187 20800 1.056 23000 1.106 Tổng số công nhân viên người 498 462 0.928 402 0.87 430 1.07 450 1.047 Tổng số công nhân sản xuất người 328 337 1.027 312 0.926 340 1.09 356 1.047 W bình quân một công nhân viên tr đồng 28.11 35.93 1.278 49 1.364 48.37 0.987 51.1 1.057
W bình quân một công nhân sản xuất
tr đồng 42.68 49.26 1.154 63.14 1.282 61.17 0.969 64.6 1.056
Tổ chức sản xuất, sắp xếp bố trí lại các đơn vị sản xuất, sáp nhập các phòng, hình thành các nhành sản xuất mới theo hướng đa dạng mặt hàng, tổ chức lại các dây chuyền công nghệ, dây chuyền lắp ráp quạt điện, hợp tác sản xuất liên doanh với các đơn vị, các doanh nghiệp ở ngoài công ty để phối hợp sản xuất, tổ chức tiếp nhận các chi tiết, phụ tùng quạt điện ở khu vực miền nam, chủ yếu là thành phố HCM.
Từng bước đầu tư mới thiết bị, xây dựng phương án đầu tư sản xuất quạt điện. Hiện đại hóa khâu sản xuất quạt điện như mua sắm hệ thống cuốn dây tự động, máy lồng dây tự động, hệ thống tẩm sấy…dự án đầu tư giai đoạn 1 gồm ba dây chuyền sơn tĩnh điện, ép nhựa, sản xuất động cơ đã đưa vào hoạt động. Công ty đã chế tạo được quạt điện có chất lượng cao, cạnh tranh được quạt điện tại thị trường khu vực Châu Á.
Tự đầu tư đổi mới thiết bị, từng bước trang bị máy cắt tôn, máy hàn C02, máy gập, máy cắt dây tia lửa điện làm khuôn gá để phục vụ chế tạo sản phẩm cơ khí theo hướng đa dạng hóa như bàn nâng hạ xe máy, giá vận chuyển xe máy, tủ đồ nghề…
Tổ chức lại hệ thống tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, đổi mới phương pháp tiêu thụ, đưa hàng đến tận các đại lý, các hộ tiêu thụ, tổ chức hội nghị khách hàng, tổ chức dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng sau bán hàng.
Đẩy mạnh công tác thị trường, thông tin quảng cáo giới thiệu sản phẩm, tham gia hội trợ triển lãm , tham gia các hoạt động xã hội nhằm tăng sự hiểu biết của mọi người về công ty.
Tổ chức lại quản trị khâu tập thể theo hướng xóa bao cấp, tổ chức lại phương pháp phục vụ ăn giữa ca, dịch vụ bảo dưỡng, trông xe, thuê nhà… Nhờ những đổi mới trên mà năng suất lao động đã tăng lên trong những năm tiếp theo. Giá trị tổng sản lượng tăng lên qua các năm trong khi số lượng công
Như vậy, năng suất lao động có xu hướng tăng lên qua các năm (cao nhất là năm 1999 so với năm 1998) nhưng có năm thì năng suất lao động lại giảm (năm 2000 so với năm 1999). Điều đó cho thấy có sự bất ổn định trong sự gia tăng năng suất lao động của công ty.
b. Phân tích mức và tốc độ năng suất lao động tính theo tổng doanh thu.
Nhìn chung, qua bảng số liệu 3 ta thấy sau cuộc khủng hoảng vào những năm 95-97, sản xuất kinh doanh của công ty đã đi vào ổn định, năng suất lao động không ngừng tăng lên qua những năm 98-2001, tốc độ tăng năng suất lao động liên hoàn những năm 1998-2001 bình quân trên 10%.
Cao nhất là năm 98, năng suất lao động tăng so với năm 1997 một lượng tuyệt đối là 8,59 triệu đồng (tương đối là 38,8%) đối với công nhân viên và tăng 8.25 triệu đồng (tương đối là 25.3%) đối với công nhân sản xuất.
Thấp nhất là năm 2000 so với năm 1999, năng suất lao động tăng tuyệt đối là 1.72 triệu đồng (tương đối là 4.5%) đối công nhân viên và tăng 1.28 triệu đồng (tương đối là 2.6%) đối với công nhân viên sản xuất.
Có được kết quả trên là do cuộc khủng hoảng sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm 95 – 97, công ty đã tiến hành cải cách, đổi mới, đổi mới lại sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường và từng bước giảm chi phí sản xuất để tăng khả năng cạnh tranh đối với các sản phẩm nhập ngoại, nhất là quạt điện từ Thái Lan và Trung Quốc nhập vào nước ta. Lượng quạt (sản phẩm chủ yếu của công ty) vì thế được sản xuất ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu của thị trường, doanh thu ngày càng tăng trong khi số lượng công nhân viên lại giảm và được thay thế bằng những người có trình độ có trình độ tay nghề cao hơn vì vậy năng suất lao động ngày càng được nâng cao trong những năm qua.
Mức và tốc độ tăng năng suất lao động theo doanh thu được biểu hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG THEO TỔNG DOANH THU
Chỉ tiêu Đơn vị 1997 1998 1999 2000 2001 Mức Mức 98/97 Mức 99/98 Mức 2000/99 mức 2001/2000 Tổng doanh thu tr đồng 11030 14200 1.287 15200 1.070 17000 1.118 20000 1.176 Tổng số CNV Người 498 462 0.928 402 0.870 430 1.070 450 1.046 Tổng số CNSX Người 328 337 1.027 312 0.926 340 1.090 356 1.047 W bình quân một CNV tr đồng 22.14 30.73 1.388 37.81 1.230 39.53 1.045 44.44 1.124 W bình quân một CNSX tr đồng 33.62 42.14 1.253 48.72 1.156 50.00 1.026 56.18 1.124 Nguồn: tự thu thậ
động.
Nhìn vào bảng 4 và 5 ta thấy, năng suất lao động công nhân viên biến động theo hướng tăng giảm cùng với sự tăng và giảm của năng suất lao động công nhân sản xuất và công nhân chính. Trong khi sự tăng giảm của số lượng công nhân viên không phải lúc nào cũng dẫn đến sự giảm hay tăng của năng suất lao động. Nói cách khác, không phải lúc nào số lượng công nhân viên giảm thì năng suất lao động tăng và ngược lại.
Sự biến động của công nhân sản xuất và công nhân viên là cùng chiều. Khi số lượng công nhân viên tăng thì số lượng công nhân sản xuất cũng tăng và ngược lại. Trong khi sự biến động của số lượng của công nhân chính lại không như vậy. Có những năm (năm 1999) khi số lượng công nhân sản xuất và công nhân viên giảm thì số lượng công nhân chính lại tăng.
Trong những năm 1998, 1999, 2001, năng suất lao động đều tăng liên hoàn với tốc độ khá cao (năm 1998, 1999 tốc độ tăng là 27.8% và 36.4% đối với công nhân viên). Riêng trong năm 2000 năng suất lao động giảm so với năm 1999 nhưng so với năm 1998 thì năng suất lao động vẫn tăng. Năng suất lao động của công nhân viên năm 2000 so với năm 1999 giảm 1.3%, năng suất lao động theo công nhân sản xuất năm 2000 so với năm1999 giảm 3.1% và năng suất lao động theo công nhân chính giảm 2.8%.
Nhìn chung, tốc độ tăng năng suất lao động của công nhân viên cao hơn tốc độ năng suất lao động của công nhân sản xuất và năng suất lao động của công nhân chính. Năm 1998, năng suất lao động liên hoàn công nhân viên tăng 27.8% (số lượng công nhân viên giảm 7,2%), năng suất lao động công nhân sản xuất tăng 15.4% (số lượng công nhân sản xuất tăng 2,7%), năng suất lao động của công nhân chính tăng 24.9% (số lượng công nhân chính tăng 2,4%). Năng suất lao động theo công nhân viên năm này tăng lên là do sự tác động của nhiều yếu tố trong đó có sự tổ chức phục vụ sản xuất tốt hơn và tổ
Bảng 4:
CƠ CẤU LAO ĐỘNG CÔNG TY
Đơn vị 1997 1998 1999 2000 2001 Số lượng Cơ cấu Số lượng % 98/97 Số lượng % 99/98 Số lượng % 2000/99 Số lượng % 2001/2 000 1.Tổng CNV Người 498 100 462 100 0.928 402 100 0.870 430 100 1.070 450 100 1.047 2.CNSX Người 328 66 337 73 1.027 312 78 0.926 340 79 1.090 356 79 1.047 - CNC Người 289 88 296 88 1.024 283 91 0.956 307 90 1.085 328 92 1.068 - CNP Người 39 12 41 12 1.051 29 9 0.707 33 10 1.138 28 8 1.848 3.Quản lý, CM,KT Người 170 34 125 27 0.735 90 22 0.72 90 21 0.756 94 21 1.044 Nguồn tự thu thập Bảng 5:
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CÔNG NHÂN VIÊN THEO GIÁ TRỊ SẢN LƯỢNG
Chỉ tiêu Đơn vị 1997 1998 1999 2000 2001
Wcnsx tr đồng 42.68 49.26 1.154 63.14 1.282 61.17 0.969 64.61 1.056 Wcnc tr đồng 47.78 59.71 1.249 69.61 1.166 67.75 0.972 70.12 1.035
lượng công nhân sản xuất cũng như số lượng công nhân chính nhưng giá trị sản lượng lại tăng vì vậy năng suất lao động tăng lên.
Năm 1999 số lượng công nhân phụ giảm 12 người so với năm 1998 (giảm tương đối là 29.3%). Mức độ phục vụ của công nhân phụ từ khoảng 7 công nhân chính trên 1 công nhân phụ năm 1997, 1998 thì đến năm 1999 tăng lên gần 10 công nhân chính trên 1 công nhân phụ. Kết cấu công nhân phụ năm 1997 , 1998 là 12% trong công nhân sản xuất thì đến năm 1999 giảm xuống còn 9% trong công nhân sản xuất. Kết cấu công nhân chính tăng từ 88% trong tổng số lượng công nhân sản xuất trong những năm 1997, 1998 thì đến năm 1999 tăng lên 91%. Điều đó dẫn đến năng suất lao động theo công nhân viên năm 1999 so với năm 1998 tăng 35.93 triệu đồng lên 49 triệu đồng (tăng tương đối là 36.4%). Năng suất lao động theo công nhân sản xuất tăng từ 49.26 triệu đồng năm 1998 lên 63.14 triệu đồng năm 1999 (tăng tương đối là 28.2%). Năng suất lao động theo công nhân chính tăng từ 59.71 triệu đồng năm 1998 lên 69.61 triệu đồng năm 1999 (tăng tương đối là 16.6%). Sự gia tăng năng suất lao động năm 1999 còn có sự đóng góp của đội ngũ cán bộ quản lý . Với số lượng cán bộ quản lý ngày càng được biên chế chặt chẽ hơn, đúng với năng lực, sở trường của từng người nên đã được tinh giảm ngày càng chặt chẽ dẫn tới số lượng công nhân viên giảm nhưng giá trị sản xuất vẫn tăng vì vậy năng suất lao động theo công nhân viên vẫn tăng. Số lượng lao động quản lý năm 1999 còn 90 người (chiếm 22% trong công nhân viên) giảm 35 người so với năm 1998 (giảm tương đối là 28%). Năm 1999 so với năm 1997, lao động quản lý giảm từ 170 người xuống còn 90 người. Trong năm 1997, tỷ trọng lao động quản lý trong công nhân viên là 34% thì đến năm 1998 giảm xuống còn 27% và còn 22% năm 1999 .
Năm 2000 năng suất lao động giảm trong khi số lượng công nhân viên tăng, số lượng công nhân sản xuất, công nhân chính, công nhân phụ do vậy cũng tăng theo. Nhưng số lượng lao động quản lý vẫn tiếp tục giảm.
Năm 2000, số lượng công nhân viên tăng lên 28 người so với năm 1999. Trong khi, số lượng lao động quản lý không thay đổi dẫn tới tỷ lệ lao động quản lý giảm từ 22% tổng công nhân viên năm 1999 xuống còn 21% năm 2000. Số lượng công nhân sản xuất tăng từ 312 người năm 1999 lên năm 340 năm 2000 (tăng 9%), tỷ trọng công nhân sản xuất trong tổng số công nhân viên tăng lên từ 78% năm 1999 lên 79% năm 2000 và số lượng công nhân chính tăng lên 24 người (tăng 8.5%). Trong khi đó, tỷ lệ công nhân chính trên công nhân sản xuất lại giảm từ 91% năm 1999 xuống còn 90% năm 2000. Chính vì vậy, làm cho tỷ lệ công nhân phụ trên công nhân sản xuất tăng lên từ 9% năm 1999 lên 10% năm 2000. Mức độ phục vụ của công nhân phụ giảm từ khoảng 10 công nhân chính trên 1 công nhân phụ xuống còn khoảng 9 công nhân chính trên 1 công nhân phụ. Những thay đổi trên đã góp phần làm cho năng suất lao động chung năm 2000 giảm xuống so với năm 1999 (giảm tuyệt đối từ 49 triệu đồng năm 1999 xuống còn 48.37 triệu đồng năm 2000 – tương ứng với 1.3%) tuy sự giảm năng suất lao động năm 2000 so với năm 1999 là không lớn nhưng nó cũng chỉ ra rằng sự biến động năng suất lao động tại công ty trong những năm này còn thiều yếu tố ổn định.
Sự giảm năng suất lao động năm 2000 chỉ là tạm thời. Sang năm 2001, năng suất lao động lại có dấu hiệu tăng lên. Tuy nhiên, tốc độ năng suất lao động năm 2000 chưa cao, nhưng nó cũng đã đưa doanh nghiệp từ chỗ giảm năng suất lao động lên tăng năng suất lao động và mức năng suất lao động này lơn hơn năng suất lao động năm 1999.
Nhìn chung, kết cấu công nhân sản xuất trên quản lý vẫn không đổi so với năm 2000 nhưng tỷ trọng công nhân sản xuất trong công nhân viên lại tăng lên từ 90% năm 2000 tới 92% năm 2001 và tỷ trọng công nhân phụ trên công nhân sản xuất vì thế đã giảm từ 10% năm 2000 xuống còn 8% năm 2001. Điều này đã làm tăng khả năng phục vụ của công nhân phụ cho công nhân chính trong quá trình sản xuất. Năm 2001, tỷ lệ công nhân chính trên công nhân phụ khoảng 1/12. Trong khi đó, tỷ lệ này năm 2000 khoảng 1/9 sự
lao động của công ty tăng lên. Đời sống và thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty vì thế cũng được cải thiện.
Từ phân tích trên ta thấy công ty đang có sự thay đổi kết cấu công nhân viên ngày càng phù hợp hơn. Tỷ trọng công nhân sản xuất trên công nhân viên ngày càng tăng và tỷ trọng lao động quản lý, chuyên môn kỹ thuật ngày càng giảm. Tỷ trọng công nhân chính trong công nhân sản xuất ngày càng tăng và tỷ trọng công nhân phụ thì ngày càng giảm. Tuy nhiên sự thay đổi này trong những năm gần đây diễn ra chậm hơn những năm về trước.
Như vậy, qua sự phân tích kết cấu công nhân viên trong 5 năm trên thì