II Một số giải pháp và kiến nghị
1. 3 Giải pháp về đâu tư cải tiến đổi mới công nghệ sản xuất
1.4 Giải pháp về đầu tư hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy
Hiện nay Nhà máy bia HaLiDa được tổ chức theo cơ cấu tổ chức chức năng, tức vai trò của từng vị trí được bố trí theo chức năng nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ chung.
Quản lý của từng bộ phận chức năng: bán hàng, sản xuất, tài chính Marketing ……sẽ có nhiệm vụ báo cáo lại với giám đốc – người có trách nhiệm xem xét các vấn đề quan trọng của Công ty để từ đó có các biện pháp thích hợp do đo Giám đốc cũng là người chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả hoạt động của Công ty. Lợi ích của cơ cấu này là có sự chuyên môn hoá cao độ, cho phép các thành viên tập trung vào chuyên môn của mình, tạo điều kiện tuyển dụng các nhân viên với kỷ năng phù hợp với từng bộ phận chức năng. Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này là không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban nên các phòng này rất khó khăn trong việc quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của mình. Mô hình này có một nhược điểm lớn nũa đó là không hoạt động hiệu quả khi quy mô của Công ty ngày càng mở rộng và lớn mạnh. Khi hoạt động Công ty tăng về quy mô vốn, số lượng sản phẩm tăng thì sự tập trung của người quản lý đối với lĩnh vực chuyên môn của anh ta sẽ bị dàn mỏng, do đó sẽ làm giảm mối quan tâm tới các phân đoạn sản phẩm cụ thể.
Từ những nhược điểm trên, Công ty có thể tham khảo cơ cấu Công ty theo cơ cấu tổ chức ma trận: tức là có sự phối hợp giữa cơ cấu chức năng và
và sản phẩm, đồng thời cho phép chuyên môn sâu vào chức năng. Bí quyết để điều hành hoạt động của cơ cấu ma trận là thường xuyên tổ chức các cuộc họp để xem xét tình trạng công việc và giải quyết bưất đồng nảy sinh khi nhân viên phải chịu trách nhiệm về công việc trước nhiều hơn một người quản lý.
Cơ cấu này đòi hỏi phải có sự hợp tác trao đổi thông tin rất nhiều. Do đó, để áp dụng cơ cấu ma trận sao cho có hiệu quả thì Công ty phải đầu tư tiền bạc và thời gian để đào tạo đội ngũ lãnh đạo và nhân viên phát triển các kỹ năng cần thiết.
Nghiên cứu xây dựng, ban hành hệ thống kỹ thuật tiên tiến áp dụng cho giay chuyền sản xuất. Các định mức này cần phải được theo dõi thường xuyên, để khi có những sự cố bất ngờ xảy ra thì còn có thể khắc phục trong thời gian sớm. Quản lý chặt chẽ nguồn gốc các loại nguyên liệu đầu vào, nhiên liệu và vật tư phụ tùng, thiết bị đầu vào vừa đảm bảo chất lượng vừa hạ giá thành sản phẩm.
Mặc dù Công ty đẵ có hệ quản lý ISSO nhưng Công ty cũng vẫn thường xuyên kiểm tra, đánh giá cũng như khắc phục ngay những điểm chưa phù hợp trong hệ thống quản lý của mình.
Đặc biệt hiện nay giải pháp về công nghệ hoá tin học trong quản lý cần được khai thác và tận dụng tối đa. Đồng thời cũng cần có sự hỗ trợ của các tổ chức và cơ quan quản lý trong việc áp dụng và tiêu chuẩn hoá phần mềm trong quản lý