1. Mục tiêu
Hiện nay, ở Việt Nam mức tiêu thụ bình quân đầu người là 18lit/năm, tuy nhiên, với mức thu nhập với mức thu nhập đang tăng dần lên của người dân cộng với sự thay đổi tập quán uống ( chuyễn từ uống rượu sang uống bia ) của người dân ở nhiều vùng nông thôn..., thì vào năm 2010, mức tiêu thụ bia bình quân đầu người ở Việt Nam ước tính sẽ đạt tới 28lit/năm.
Theo thống kê của Bộ Công nghiệp, lượng bia tiêu thụ trên toàn quốc năm 2004 là khoảng 1,4 triệu lít và ước tính, với tốc độ tăng trưởng 11% năm, thì mức tiêu thụ bia của năm 2007 chắc chắn vượt qua con số 1,8 triệu lít. Hiện tại thị trường đang chứng kiến sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhãn hiệu bia nỗi tiếng như Bia SàiGòn, Bia Hà Nội, Heineken, Halida,...
Trước tình hình đó đòi hỏi công ty phải nâng cao trình độ quản lý, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời thực hiện các biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh. Để thực hiện được yêu cầu này em xin nêu ra môt số giải pháp như sau :
• Tăng sức cạnh tranh trên thị trường trên cơ sở thực hiện cải tiến và hoàn thiện chất lượng sản phẩm, thực hiện các giải pháp để làm giảm chi phí sản xuất
• Mở rộng thị trường mới vì đây là một nội dung quan trọng đặc biệt là thị trường Miền Nam do nhu cầu về bia ở vùng này là rất lớn, cụ thể trong thời gian tới công ty sẽ xâm nhập vào vùng Mêkông và một số vùng phụ cận.
• Tăng quy mô sản phẩm được tiêu thụ trong những năm tới đạt trên 150 triệu lít
• Tiếp tục nâng cao trình độ của người lao động bằng các phương pháp truyền thống và hiện đại
2. Phương hướng nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty
2.1 – Giữ vững và mở rộng thị trường
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào thì vấn đề thị trường là vấn đề then chốt trong việc duy trì và nâng cao sản lượng của công ty. Hiện nay công ty đẵ xác định thị trường mục tiêu là thị trường miền Bắc và miền Trung (đặc biệt là vùng Khu bốn cũ bao gồm các tĩnh : Nghệ An, Thanh Hoá, Hà Tĩnh ), tuy nhiên cũng không thể bỏ qua các thị trường tiềm năng mà công ty đẵ đạt được thành công nhất định với sản lượng tiêu thụ có xu hướng ngày càng tăng như: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Huế, Cần Thơ....
Có thể nói đối với người tiêu dùng thì các đại lý phân phối ở các tỉnh thành phố chính là bộ mặt của công ty. Vì vậy đối với các nhà phân phối ở các thị trường này công ty cần có chiến lược ưu tiên khuyến kích tạo điều kiện về giá cả, phương thức vận chuyễn, kho bãi ... đặc biệt là vấn đề hoa hồng sao cho họ cảm thấy xứng đáng so với sức lao động mà mình bỏ ra, để họ trở thành cách tay đắc lực đáng tin cậy của công ty tại đó.
2.2 Nhanh chóng nắm bắt và áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại. nghệ tiên tiến hiện đại.
Khoa học công nghệ là chìa khoá quyết định sức cạnh tranh của một doanh nghiệp. Xu hướng hiện nay trong toàn lĩnh vực là đều đổi mới công nghệ để theo kip với xu hớng phát triển hiện nay.
Để chủ động nâng cao khả năng cạnh tranh. công ty càng nhanh chóng nắm bắt cơ hội áp dụng các công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh của mình. Việc vận dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh đòi hỏi công ty cần áp dụng một loạt các bịên pháp: nắm bắt thông tin và lựa chọn công nghệ thiết bị, có lực lượng lao động phù hợp xây dựng phương thức tổ
cao.
2.3 – Phát triển thương hiệu bia Halida
Với sản phẩm tiêu dùng thương hiệu giúp giúp cho người tiêu dùng định hướng sản phẩm. Thương hiệu là sức mạnh, là lợi thế so sánh và được dùng để cạnh tranh trực tiếp giữa các sản phẩm cùng loại với nhau. Doanh nghiệp không có hay chưa có thương hiệu không khác gì người đi đêm mà không có đèn. Và nếu như các doanh nghiệp Việt Nam không xây dựng cho mình một thương hiệu vững chắc thì sớm hay muộn cũng sẽ bị các tập đoàn kinh doanh đồ uống quốc tế thao túng.
Thực tế cho thấy, các sản phẩm hàng hoá nói chung và đồ uống nói riêng, nếu xây dựng được thương hiệu kết hợp với bản sắc văn hoá, thì th- ương hiệu đó có một sức sống lâu bền trong lòng người tiêu dùng. Nhật Bản đẵ xây dựng được cho mình một thương hiệu trà đạo, Pháp có thương hiệu về vang, Đức nỗi tiếng là quê hương của bia, còn Nga lại nức vang với Vodka, Scotland được biết đến với Whisky...tất cả các đồ uống đó đều có một điểm chung là gắn với đặc trưng văn hoá bản sắc văn hoá nội địa, sử dụng sản phẩm đồng nghĩa với việc tiếp xúc với một nền văn hoá mới. Giờ đây, những thuật ngữ như: Rượu vang Pháp, trà đạo Nhật Bản... đẵ không còn xa lạ với người yêu thích văn hoá ẩm thực.
Để thương hiệu bia Halida được biết đến nh là một niềm tự hào bia nội thì công ty phải có những bước đi cụ thể chính xác nhằm phát triển bia Halida thành một thương hiệu được nhiều người biết tới, một trong những phương pháp hữu hiệu để có thể thực hiện ước mơ đó là phải phát triển bia theo h- ướng kết hợp với bản sắc văn hoá dân tộc.