DỤNG TẠI VIỆT Á - CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.2.1. Đối với hoạt động huy động vốn
Vốn là điều kiện quan trọng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà trong đó quan trọng nhất là vốn huy động. Tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại ngày càng gay gắt như hiện nay nhất là trên địa bàn Cần Thơ đang có nhiều ngân hàng cổ phần thành lập với nhiều hình thức huy động vốn hấp dẫn làm cho công tác huy động vốn của chi nhánh gặp nhiều khó khăn hơn. Do vậy, muốn thu hút vốn huy động Ngân hàng phải có các chính sách hợp lý, cụ thể nhằm khai thác tiềm năng về vốn. Tiêu biểu như:
Tăng cường quảng bá, tiếp thị để thu hút khách hàng mới thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức đoàn thể xã hội về sản phNm huy
động vốn (đưa ra nhiều chính sách khuyến mãi, chương trình tài trợ: học bổng cho sinh viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn học giỏi; thể thao; văn nghệ,...) nhằm mang đến lợi ích cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ của mình; đồng thời cũng tạo dấu ấn, niềm tin trong lòng công chúng.
Chủ động đa dạng hóa các sản phNm huy động với nhiều kỳ hạn, lãi suất phong phú, đáp ứng được thị hiếu của khách hàng, thu hút tối đa nguồn tiền nhàn rỗi như: tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm linh hoạt, tiết kiệm dự
thưởng, có tặng phNm, tặng lãi suất cho những khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, khách hàng cao tuổi,… Đây có thể là giải pháp quan trọng nhất cho vấn đề huy
động vốn.
Trong nguồn vốn huy động thì tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế, cá nhân rất có ý nghĩa đối với Ngân hàng vì nó sẽ bổ sung vào nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng. Nó là nguồn vốn có giá rẻ trong kinh doanh do lãi suất của loại tiền gửi này rất thấp, từđó sẽ làm giảm chi phí đầu vào cho Ngân hàng. Vì vậy Ngân hàng cần tìm những phương thức khả thi để thu hút nguồn vốn này. Tiêu
biểu như hiện nay Ngân hàng đã mở ra chương trình phát hành thẻ miễn phí, liên kết với máy rút tiền của nhiều ngân hàng khác, nâng cao tính năng thanh toán của thẻ với công hiện đại nhằm tối đa hoá sự tiện lợi của khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay tại Cần Thơ vẫn còn chưa sử dụng được những tình năng quan trọng của các thẻ này do còn thiếu các trang thiết bị. Vì vậy VAB – CT cần trang bị nhiều hơn nữa về cơ sở vật chất để tối đa hoá công dụng của thẻ.
5.2.2. Đối với hoạt động cho vay
Cần đNy mạnh công tác thNm định và quản lý tín dụng trước và sau khi giải ngân. Tái thNm định lại các dự án lớn trung dài hạn,…Thường xuyên cập nhật các thông tin về kinh tế - kỹ thuật, các thông tin dự báo phát triển của các ngành, các loại sản phNm, v.v… để phục vụ cho công tác thNm định và ra quyết
định cho vay.
Thực hiện tốt việc phân loại khách hàng theo QĐ 493: đánh giá, xếp hạng chặt chẽ khách hàng khi tiếp cận và trước khi cho vay. Thực hiện cho vay đúng quy trình, quy chế. Kiểm soát chặt chẽ trước và sau khi giải ngân. Tuy nhiên cần tìm cách thực hiện quy trình một cách nhanh chóng, tránh để khách hàng chờ đợi quá lâu.
Tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát của bộ phận kiểm tra nội bộ và quản lý tín dụng đối với từng món vay, khoản vay,... Đảm bảo trích đúng và trích đủ
dự phòng rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó cần theo dõi và nhắc nhỡ khách hàng để
họ có thể trả nợđúng hạn.
Đầu tư tín dụng theo tín hiệu thị trường, theo định hướng của ngành và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội địa phương, theo khả năng quản lý của cán bộ, quán triệt nguyên tắc: chất lượng - hiệu quả - không chạy theo doanh số.
5.2.3. Đối với nguồn nhân lực phục vụ hoạt động tín dụng
Đội ngũ cán bộ cần được trang bị đủ kiến thức, nhiệt tình, có kinh nghiệm và trình độ cao trong công việc để từđó nâng cao chất lượng các khoản vay, hạn chế nợ xấu phát sinh, bảo đảm hiệu quả tín dụng vững chắc.
Đối với cán bộ mới cần được tuyển chọn kỹ và được đào tạo thêm chuyên môn, được tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ để phục vụ tốt cho việc phát triển kinh doanh, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng khác.
Đối với cán bộ cũ thì tránh thNm định tùy tiện, sơ sài hoặc không chính xác, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thNm định, tái thNm định.
Đồng thời cũng cần được huấn luyện thêm ở các khoá ngắn hạn để ngày càng nâng cao trình độ tay nghề. Ngoài ra, ngân hàng cần quan tâm đặc biệt đến nguồn nhân lực mình đã đang và sắp có. Cần có chính sách đãi ngộ nhân viên hợp lý, thu hút nhân tài.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHN
6.1. KẾT LUẬN
Cùng xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước các NHTM nói chung và VAB nói riêng đang cố gắng đổi mới và đã khẳng định được vị thế vai trò của mình với những thành tựu đáng kể góp phần vào thành công chung của nền kinh tế của đất nước. NHTM CP Việt Á - chi nhánh Cần Thơ cũng đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế bền vững của tỉnh nhà.
Qua phân tích hoạt động tín dụng của NHTM CP Việt Á- Chi nhánh Cần Thơ ta thấy Chi nhánh đã đạt được những thành tựu sau:
− Quy mô hoạt động ngày càng được mở rộng với tổng nguồn vốn tăng qua các năm.
− Nghiệp vụ tín dụng giữ được khách hàng, giữ được tốc độ phát triển trong phạm vi kiểm soát. Thực hiện tốt chủ trương sàn lọc khách hàng yếu kém lựa chọn khách hàng tốt, an toàn, hiệu quả, dư nợ tăng qua các năm tương ứng với vốn huy động cũng tăng qua các năm.
− Hệ số sử dụng vốn cao và bảo đảm an toàn vốn, tài sản cốđịnh, ký quỹ mua công trái, trái phiếu và tài sản có khác.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên, Chi nhánh vẫn còn một số vấn đề sau:
− Nợ xấu trên tổng dư nợ có xu hướng tăng vào năm 2007 và 2008
− Tình hình hoạt động của Ngân hàng chưa ổn định còn tăng giảm không có xu hướng rõ ràng.
− Mặc dù còn một vài hạn chế nhưng với những kết quả to lớn mà Chi nhánh đã đạt được cùng với sự cố gắng, nỗ lực không những để góp phần thúc đNy nền kinh tế tỉnh nhà phát triển mà Ngân hàng đã ngày càng tạo được lòng tin vững chắc trong từng khách hàng. Đến nay khách hàng trong thành phố Cần Thơ đã thừa nhận rằng một phần thành công của họ có sự hỗ trợ, giúp đỡ, đáp ứng vốn kịp thời của Ngân Hàng Việt Á - chi nhánh Cần Thơ. Hy vọng rằng trong tương lai khi Ngân hàng nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn của các ngành các cấp biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trên sẽ được Ngân hàng ứng
dụng vào thực tiễn một cách đồng bộ và toàn diện. Từđó Ngân hàng khắc phục phần nào những hạn chế, dần đi đến hoàn thiện và tiến xa hơn nữa trong vai trò là “xương sống” cho nền kinh tế của TP. Cần Thơ và tiếp tục sánh vai với các khách hàng trong từng chặng đường mở cửa và hội nhập hiện nay.
6.2. KIẾN NGHN
Qua quá trình tìm hiểu thực tế hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Việt Á - chi nhánh Cần Thơ, từ tình hình hoạt động của chi nhánh cũng như thực trạng tín dụng của các NHTM khác trên địa bàn TP.Cần Thơ tôi xin có một số kiến nghị sau:
6.2.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước
Cần thống nhất cơ chế tín dụng cũng như biên độ lãi suất thấp nhất trên địa bàn, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, giảm lãi suất cho vay để lôi kéo khách hàng để dẫn đến thực tế là một khách hàng có dư nợ tại nhiều Ngân hàng, vay vốn nhằm mục đích đảo nợ, gây khó khăn cho cán bộ chuyên quản, để lại rủi ro cho các tổ chức tín dụng.
Chính phủ phải có sự hỗ trợ xử lý bằng nguồn ngân sách Nhà nước đối với các khoản vay của các doanh nghiệp Nhà nước. Chính phủ cần hỗ trợ vì nhiều lý do khách quan mà chi nhánh đã gặp phải rủi ro có nhiều nợ xấu, rất lớn đối với khoản cho vay này, giúp chi nhánh giảm được nợ quá hạn và hoạt động tín dụng ngày càng hiệu quả hơn.
Tiếp tục hoàn thiện mô hình và bộ máy quản lý theo hướng phát triển tính độc lập của Ngân hàng Trung ương, nâng cao năng lực điều hành của chính sách tiền tệ quốc gia trên cơ sở nâng cao năng lực dự báo, sử dụng hợp lý và linh hoạt các công cụ chính sách trước hết là các công cụ về kinh tế, tập trung nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa ổn định tiền tệ, tỷ giá, chống suy thoái và tăng trưởng hợp lý.
Làm tốt hơn nữa chức năng quản lý nhà nước, trước hết là hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý và tăng cường kiểm tra giám sát thực hiện theo các thông lệ và chuNn mực quốc tế.
Chỉ đạo các NHTM báo cáo rõ các vướng mắc tồn tại, bất cập (nếu có) trong các văn bản pháp lý đã ban hành. Những yêu cầu về những vấn đề trong thực tiễn hoạt động đã phát sinh cần có văn bản quy phạm pháp luật để điều
chỉnh nhằm giúp Ngân hàng Nhà nước kịp thời xem xét chỉnh sửa hoặc ban hành mới, tạo môi trường thể chế thuận lợi cho hoạt động Ngân hàng và phù hợp với chuNn mực quốc tế.
Sớm ban hành quy chế về kiểm toán, kiểm tra, kiểm soát nội bộ tổ chức tín dụng theo hệ thống theo thông lệ quốc tế và phù hợp với luật các tổ chức tín dụng sửa đổi để làm căn cứ cho các NHTM cụ thể hóa cho phù hợp với đặc thù riêng.
Ngân hàng Nhà nước đề xuất với Chính phủ để chỉ đạo các luật Ngành thống nhất thủ tục giao dịch, đảm bảo khi cầm cố thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, và thủ tục cấp giấy chứng nhận, sở hữu bất
động sản cho rõ, đồng thời Ngân hàng Nhà nước cũng tham gia tích cực vào việc tìm kiếm và thực hiện các giải pháp cùng các Bộ, Ngành có liên quan để làm tan băng thị trường bất động sản.
6.2.2. Đối với Hội sở Ngân Hàng Việt Á
Nghiên cứu thực hiện việc giao dịch đến 22 giờ: Trong thời kinh tế thị trường như hiện nay thì không chỉ có Ngân hàng mới thực hiện việc huy động vốn mà còn nhiều laọi hình kinh doanh khác cũng tham gia việc này. Một trong số đó là Bưu điện với sản phNm Tiết kiệm bưu điện. Khi đó Bưu điện chiếm ưu thế trong việc thời gian giao dịch nhiều hơn Ngân hàng vì Bưu điện làm việc đến 9h tối và làm việc cảđến ngày thứ Bảy và Chủ nhật. Vì vậy, để tăng cường khả
năng huy động vốn, Ngân hàng cần nghiên cứu thực hiện việc giao dịch buổi tối. Tức là khách hàng có thể gửi hoặc rút tiền ngoài giờ hành chính. Để tiến hành việc này, không nhất thiết nhân viên Ngân hàng phải đi làm ngoài ca nhưng Ngân hàng có thể thực hiện thông qua các máy rút và gửi tiền tựđộng. Thực hiện được việc này sẽ làm tăng được sự tiện lợi cho khách hàng. Vì những người đi làm thường không có thời gian trống vào giờ hành chính để đến giao dịch với Ngân hàng.
Điều chỉnh một số qui định cho vay: Cần ban hành qui chế thực hiện đảm bảo tiền vay phù hợp với tình hình tín dụng hiện nay để áp dụng trong toàn hệ
thống. Do có quá nhiều văn bản qui định về vấn đề này nên các chi nhánh Ngân hàng gặp khó khăn trong việc thực thi.
Lãi suất cho vay của hệ thống hiện nay chưa linh hoạt. Hội sở Ngân Hàng Việt Á nên cho phép các chi nhánh tự quyết định mức lãi suất cho vay và phí dịch vụ cho phù hợp với tình hình kinh tế địa phương, để đảm bảo tính cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại khác. Hội sở Ngân Hàng Việt Á cũng có thể áp dụng mức lãi suất cho vay có kèm theo biên độ để thuận tiện cho chi nhánh khi quyết định cấp tín dụng.
6.2.3. Đối với Ngân Hàng Việt Á - chi nhánh Cần Thơ
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tại chi nhánh bởi vì cán bộ tín dụng dù có giỏi mấy cũng có xảy ra sai sót trong quá trình xử lý nghiệp vụ. Vì vậy công tác kiểm sóat hết sức quan trọng nhằm phát hiện sai sót, chấn chỉnh kịp thời tránh xảy ra những hậu quảđáng tiếc.
Củng cố và hoàn thiện đội ngũ làm công tác tín dụng, thường xuyên cử cán bộ tín dụng đi tập huấn nghiệp vụ tại các khóa do Hội sở tổ chức. Phân bố công việc cho cán bộ tín dụng một cách khoa học sao cho cán bộ có nhiều thời gian giám sát các đơn vị vay vốn, tránh tình trạng một cán bộ quản lý nhiều đơn vị với dư nợ lớn như hiện nay và sẽ không giám sát chặt chẽ hoạt động của khách hàng làm hạn chế uy tín thu hồi nợ hoặc không phát hiện xử lý kịp thời các rủi ro tín dụng chưa được dự báo trước.
Ngân hàng cần có sách lược phối hợp với các ngành chức năng nhằm quản lý chặc chẽ khách hàng và xử lý nhanh chóng tài sản thế chấp của khách hàng để thu hồi nợ giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng.
Có chính sách tín dụng phù hợp và kiên quyết từ chối cho vay đối với những khách hàng đủ điều kiện vay nhưng có biểu hiện không minh bạch trong kinh doanh và quan hệ làm ăn với khách hàng khác.
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng tín dụng cần đa dạng hóa sản phNm, dịch vụ, tăng cường phát triển các sản phNm dịch vụ mới dựa trên công nghệ hiện
đại và có giá trị gia tăng cao để tăng thu nhập cho Ngân hàng đồng thời thu hút khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàng để thu hút nguồn vốn tại chỗ với chi phí thấp trong các tổ chức kinh tế và trong dân cư.
Xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh Ngân hàng văn minh hiện đại có chính sách thân thiện lâu dài, tăng trưởng tín dụng đảm bảo chất lượng an
toàn, hiệu quả bền vững đúng định hướng Hội sở Ngân Hàng Việt Á và phù hợp với bối cảnh đặc thù của Chi nhánh.
Quan tâm hơn nữa việc sử dụng đòn bNy vật chất để nâng cao chất lượng tín dụng sao cho đảm bảo chi trả theo nguyên tắc: Cán bộ tín dụng tạo ra nhiều giá trị cho Chi nhánh thu hồi được nhiều nợ, xử lý được nhiều rủi ro, giúp Ngân hàng có thu nhập cao hơn những cán bộ tín dụng tạo ra giá trị ít hơn cho Chi nhánh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại (2006). Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng,Đại học Cần Thơ.
2. Phan Đức Dũng (2006). Phân tích hoạt động kinh doanh. NXB Đại học Quốc Gia TPHCM.
3. Lê Thị Mận (2005). Tiền tệ - ngân hàng và thanh toán quốc tế, NXB tổng hợp TPHCM.
4. Các báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo hoạt động tín dụng của Ngân hàng Việt Á chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2006, 2007, 2008
5. Một số trang Web:
• Bản tin (13/04/2009), Để thành phố Cần Thơđảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế, báo Cần Thơ, có thể xem tại: