Kỳ hạn của trái phiếu:

Một phần của tài liệu Tổng quan về thị trường trái phiếu (Trang 29 - 30)

MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT

3.1.4 Kỳ hạn của trái phiếu:

Hầu hết các trái phiếu được phát hành đều có kỳ hạn dài, ngắn nhất là 2 năm,

dài nhất là 10 năm. Trái phiếu EVN hầu hết đều có kỳ hạn 10 năm, đầu tư vào các

công trình thuỷ điện, cải tạo mạng lưới điện quốc gia. Để khuyến khích các nhà

đầu tư, phát hành trái phiếu kèm theo chứng quyền (warrant) là quyền mua cổ

phiếu với mức giá ưu đãi. Trong một thị trường tài chính phát triển , trái phiếu thường có thời hạn từ trên 20 năm cho đến 30 năm.

Ngoài ra, trái phiếu chính phủ đã từng bước được đa dạng về kỳ hạn nhưng

chủ yếu là kỳ hạn 5 năm, các loại kỳ hạn khác như (2 năm; 3 năm; 7 năm; 10 năm và 15 năm...) chưa được duy trì đều đặn. Sự đơn điệu về kỳ hạn trái phiếu đã

không đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các nhà đầu tư trái phiếu trong thời gian

qua.

Các ngân hàng thường hạn chế trong việc cho vay các khoản vay dài hạn như

thế vì rủi ro cao. Tuy nhiên, ở Việt Nam, trong điều kiện lạm phát cao, môi trường chính sách không đảm bảo và do tác động khá nhạy cảm của các biến động kinh tế

quốc tế đã gây nên tâm lý thiếu tin tưởng của các nhà đầu tư khi đầu tư vào một

loại trái phiếu có thời hạn quá dài. Tâm lý e ngại này có thể là do: Việt Nam ngày

càng có xu hướng gia tăng về biên độ giá mua/bán. Đặc biệt, năm 2007 biên độ này tăng hơn gấp đôi nghĩa là mức độ rủi ro trên thị trường vào năm 2007 gia tăng

và rủi ro tương đối cao so với những nước khác.

Cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ phần nào đem lại lợi ích cho thị trường

trái phiếu nội tệ của Đông Á. Ở giai đoạn đầu của thời kỳ thắt chặt tín dụng hiện

nay, các thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ đang nổi lên ở Đông Á được lợi

nhờ việc giới đầu tư đẩy mạnh tìm kiếm các kênh đầu tư sinh lời hấp dẫn bên ngoài thị trường Mỹ. Tuy nhiên, khi rủi ro gia tăng trên thị trường toàn cầu, giới đầu tư ngoại bắt đầu thoái lui khỏi thị trường châu Á, dẫn tới mức độ bất ổn tăng

cao tại các thị trường vốn trong khu vực.

Trong bối cảnh rủi ro tăng cao, tính thanh khoản yếu của các loại trái phiếu

nội tệ của khu vực là yếu tố hạn chế lớn nhất đối với sự phát triển của thị trường.

Một phần của tài liệu Tổng quan về thị trường trái phiếu (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)