Đối với thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chuỗi cung ứng mặt hàng thanh long Bình Thuận (Trang 108 - 109)

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả cho sản xuất rau, quả tại Việt Nam.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG THANH LONG BÌNH THUẬN

3.4.1 Đối với thị trường xuất khẩu

Thanh long là mặt hàng có nhiều cơ hội thụ hưởng các chính sách của nhà nước và của nước đối tác: Giảm 50% thuế khi tham gia mậu biên (Việt Trung). Giảm thuế theo lộ trình 3 năm giảm 5% khi tham gia thị trường Asean. Giảm thuế XNK theo chương trình thu họach sớm của Asian và Trung quốc. Giảm thuế theo lộ trình sau khi gia nhập WTO,.... Nhờ các chính sách hỗ trợ, các doanh nghiệp được thành lập và họat động.

Tận dụng những thuận lợi trên, nhằm giúp phát triển thanh long, các cơ quan chức năng cần tăng cường xúc tiến thị trường, nhất là đối với những thị trường khó tính và nhiều tiềm năng. Để dễ dàng cho xúc tiến thương mại ngành hàng thanh long cần thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế đã được xây dựng sử dụng chung trong thị trường, mà chủ yếu tập trung cho vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nhà nước hoàn thiện việc ký các Hiệp định thương mại, SPS,… cho ngành hàng thanh long đối với các nước nhập khẩu để các doanh nghiệp có thể xuất khẩu trực tiếp. Ký kết thỏa thuận dỡ bỏ hàng rào kiểm dịch, được phép xuất thanh long vào các thị trường khó tính Nhật Bản và Mỹ. Tiếp tục hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường cho thanh long, hỗ trợ xây dựng thương hiệu mạnh quốc gia cho thanh long Việt Nam.

Các địa phương trong tỉnh Bình Thuận cần tiếp tục đẩy nhanh triển khai việc thực hiện quy họach sản xuất thanh long VietGAP bằng các dự án cho nông dân vay vốn qua HTX hay các Hội nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh,…

Nông dân và các tổ chức của nông dân cần tăng cường đầu tư thâm canh, áp dụng biện pháp kỹ thuật tiên tiến thực hiện VietGAP nhằm sản xuất thanh long có chất lượng cao, an toàn thực phẩm, đáp ứng các thị trường xuất khẩu tiềm năng và tự công bố chất lượng, để khẳng định vị trí trong chuỗi cung ứng.

Các doanh nghiệp cần thực hiện HACCP ở khu vực đóng gói, hỗ trợ VietGAP ở địa bàn sản xuất và thu mua thanh long.

Đáp ứng nhu cầu của thị trường hội nhập, nông dân phải họat động trong các tổ chức tự nguyện, HTX, xây dựng tổ chức liên kết giữa cơ sở sản xuất với các doanh nghiệp xuất khẩu, tạo điều kiện thực hiện tốt chuỗi cung ứng trái thanh long một cách hợp lý từ sản xuất đến thị trường, giảm được khâu thương lái trung gian ở trong nước và hiện tượng tái xuất trái thanh long của Việt Nam ở nước ngoài (nhất là Thái Lan) sẽ làm giảm thương hiệu và lợi nhuận của sản phẩm thanh long.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chuỗi cung ứng mặt hàng thanh long Bình Thuận (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w