Doanh nghiệp cần thận trọng trong quá trình đàm phán

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp để phát triển hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam (Trang 83 - 84)

MUA LẠI, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 4.1 Xu hướng của hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam

4.2.2.3. Doanh nghiệp cần thận trọng trong quá trình đàm phán

Quá trình đàm phán là quá trình bàn thảo trực tiếp giữa hai bên để đi đến quyết định cuối cùng là thực hiện hay không thực hiện vụ giao dịch này giữa hai bên. Kết quả của quá trình đàm phán sẽ ảnh hưởng đến hoạt động trong tương lai của cả hai bên, vì thế sự cận trọng trong quá trình đàm phán là một nguyên tắc bắt buộc mà những người khi tham gia trong sự đàm phán.

Các doanh nghiệp cần phải tuyển chọn những người vào trong bộ phận đảm nhiệm việc thực hiện vụ mua lại, sáp nhập doanh nghiệp và bộ phận đàm phán trực tiếp là những nhân viên giỏi được đào tạo và có nhiều kinh nghiệm trong quá trình đàm phán. Nghệ thuật để đạt được kết quả như mong muốn trong một cuộc đàm phán cũng phụ thuộc vào kỹ năng riêng của mỗi người trong đàm phán, vì thế việc lựa chọn những người vào bộ phận này là một công việc cần được chú trọng. Các nhân viên trong bộ

phận đàm phán phải là những người phải có tinh thần trách nhiệm đối với doanh nghiệp, có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực mà họ đang đảm nhiệm trong bộ phận thực hiệ M&A.

Nội dung đàm phán trong các giao dịch mua lại, sáp nhập doanh nghiệp cần quan tâm thảo luận và đi đến kết luận thống nhất cho những nội dung sau:

- Quyền và nghĩa vụ mà mỗi bên phải gánh chịu sau khi giao dịch chính thức được tiến hành. Những quyền lợi và nghĩa vụ đó không phải là những quyền và nghĩa vụ hiện tại đang có của doanh nghiệp mà bao gồm cả những vấn đề có khả năng phát sinh trong tương lai do những hợp đồng kinh tế hiện tại gây ra, hay là những khoản bồi thường các vụ kiện tụng đang xảy ra, các khoản bồi thường hợp đồng kinh tế,…

- Mức giá giao dịch

- Tiến trình để hợp nhất giữa hai doanh nghiệp

- Vị trí của các nhà quản trị cao cấp của cả hai bên sau khi giao dịch - Quyền lợi của những lao động

Theo kinh nghiệm thì bên nào có nhiều thông tin và các thông tin chính xác thì bên đối tác đó sẽ giành được nhiều lợi thế hơn trong quá trình đàm phán. Vì thế, doanh nghiệp cần phải tiến hành thu thập thông tin thật nhiều về đối tác, về các vấn đề có liên quan đến nội dung đàm phán trước khi bước vào cuộc đàm phán. Đây là yếu tố rất quan trọng mang đến thành công cho doanh nghiệp.

Sự cẩn trọng được thể hiện ở những nội dung:

- Thảo luận hết tất cả những nội dung cần thiết đã được xác định trước

- Trong quá trình thảo luận luôn cố giữ ở vị trí chủ động và gợi chuyện, đứng vì quá nông nóng hay sự thuận lợi trong quá trình đàm phán mà tạo cảm giác áp đặt đối với đối tác.

- Cần giữ tâm trạng thoải mái và bình tĩnh giải quyết từng vấn đề - Không nên quá dễ dàng chấp nhận các lời đề nghị.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp để phát triển hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w