Chưa hình thành một hành lang pháp lý hoàn chỉnh cho sự vận hành của hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp để phát triển hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam (Trang 60 - 61)

THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG “MUA LẠI, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP” TẠI VIỆT NAM

3.4.3. Chưa hình thành một hành lang pháp lý hoàn chỉnh cho sự vận hành của hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp

của hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp

Một khung pháp lý hoàn chỉnh để cho hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp đang là một vấn đề được bàn cải rất nhiều. Không thể nói rằng, hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp ở thị trường Việt Nam hiện tại chưa có điều tiết của pháp luật mà chính xác là việc điều tiết của pháp luật đối với hoạt động này chưa đầy đủ. Được biểu hiện:

- Hoạt động này được xác định các hình thức thực hiện có liên quan trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như: Luật doanh nghiệp, Luật cạnh tranh, Luật đầu tư, ….

- Thiếu hẳn các qui định về giao dịch M&A có yếu tố nước ngoài.

- Chưa có những qui định để nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động trong các thương vụ M&A. Hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp là hoạt động các tác động không chỉ với chính bản thân các doanh nghiệp tham gia trực tiếp mà còn có cả đối với người lao động. Thông thường, đây là giai đoạn chuyển giao quyền sở hữu và cách thức tổ chức doanh nghiệp nên người lao động là đối tượng thường bị bỏ quên khi và những quyền lợi liên quan đến doanh nghiệp trước hay sau khi sáp nhập nên rất cận văn bản qui định cho hoạt động M&A.

- Thiếu những qui định về công tác quản lý, giám sát đối với hoạt động của thị trường này nhằm hạn chế những tác hại tiêu cực như thâu tóm doanh nghiệp, độc quyền hay sự đánh mất thương hiệu của doanh nghiệp.

- Thiếu các qui định bảo vệ quyền lợi của cổ đông . Rất cần qui định này bởi vì hoạt động M&A trực tiếp ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đông (giá trị cổ phần). Sự thành công của thương vụ có thể mang lại cho họ sự gia tăng giá trị cổ phần rất lớn, nhưng

ngược lại thì cổ đông là người gánh chịu trực tiếp đối với sự thất bại đó. Trong đó, nhóm cổ đông nhỏ, là nhóm cổ đông không thể tham gia trực tiếp vào việc quyết định các vấn đề lớn của công ty, sẽ chịu tác động lớn nhất từ kết quả của thương vụ M&A. Do đó cũng cần một qui định mang tính pháp lý rõ ràng để bảo vệ lợi ích cho cổ đông của doanh nghiệp, bao gồm cả góp vốn liên doanh.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp để phát triển hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w