Thực trạng cơ cấu kinh tế của tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Nghệ An (Trang 55 - 60)

* Cơ cấu ngành kinh tế

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu GDP trong các ngành kinh tế của tỉnh Nghệ An

Năm 2006 Năm 2007

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An Nông – Lâm – Thuỷ sản

33,09% 37,52% 29,39% 31,2% 33,2% 35,6%

Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nghệ An đã có sự chuyển dịch theo hướng Công nghiệp với sự gia tăng nhanh tỷ trọng ngành Công nghiệp- Xây dựng trong tổng sản phẩm của tỉnh (từ 14,2% năm 1995 lên 29,39% năm 2006 và 35,6% năm 2007), hiện là ngành có mức đóng góp lớn nhất cho GDP của tỉnh. Các phân ngành Công nghiệp có lợi thế của tỉnh (chế biến Nông- Lâm- Thuỷ sản, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng) được tập trung đầu tư và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong giá trị tăng thêm của ngành.

Tỷ trọng Nông- Lâm- Thuỷ sản giảm tương ứng từ 38,19% năm 2003 xuống 33,09% năm 2006 và 31,2% năm 2007 (mặc dù vẫn tăng lên về giá trị tuyệt đối), phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH của tỉnh. Tỷ trọng các phân ngành công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp hàng hoá mà tỉnh có lợi thế phát triển (công nghiệp chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất sản phẩm cây công nghiệp) liên tục tăng nhanh trong những năm qua.

Xét theo hai khối ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp, tỷ trọng của ngành phi nông nghiệp trong tổng giá trị sản phẩm của tỉnh tăng nhanh từ 50,9% năm 1995 lên 66,91% năm 2006 và 68,8% năm 2007. Tuy nhiên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hai khối ngành sản xuất vật chất và sản xuất sản phẩm dịch vụ lại không theo chiều hướng tiến bộ như vậy. Tỷ trọng khối ngành sản xuất sản phẩm dịch vụ tăng không đáng kể từ 36,7% năm 1995 lên 37,52% năm 2006 nhưng sau đó lại giảm còn 33,2% năm 2007. Sở dĩ tỷ trọng các ngành kinh tế của tỉnh tăng và giảm về cơ cấu theo chiều hướng khác nhau là do giá trị sản xuất của các ngành đều tăng tương ứng trong các năm qua. Trong đó đáng kể là sự gia tăng của khối ngành Công nghiệp và sản xuất nông nghiệp- thuỷ sản. Do có sự quan tâm của nhà nước và có sự đầu tư của những người sản xuất nông nghiệp trong việc đưa các giống mới năng suất cao, phù hợp với điều kiện từng vùng sản xuất và khai thác thế mạnh của

vùng nên hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp tăng khá trong thời gian qua. Các tỷ trọng tương ứng của khối ngành sản xuất sản phẩm vật chất là 63,3%, 62,9% và 64,6%.

* Cơ cấu thành phần kinh tế

Bảng 2.4. Cơ cấu GDP trong các thành phần kinh tế của tỉnh Nghệ An

Đơn vị tính:(%) Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng GDP 100 100 100 100 100 Nhà nước 37,50 37,85 34,89 36,08 36,95 Tập thể 18,69 17,02 13,56 11,10 10,66 Cá thể 43,02 41,20 42,96 42,58 41,95 Tư nhân 0,77 3,93 8,59 10,24 10,44

Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An

Cơ cấu theo thành phần kinh tế của tỉnh đang chuyển dịch theo đúng quy luật của nền kinh tế thị trường với sự tăng trưởng nhanh và gia tăng dần tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài nhà nước, nhất là trong các lĩnh vực thương mại, du lịch, khách sạn- nhà hàng, giao thông vận tải. Tuy nhiên, nhìn chung kinh tế ngoài quốc doanh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, quy mô hoạt động của các loại hình kinh tế tư nhân còn nhỏ bé, manh mún, vốn và lao động ít, doanh thu thấp so với mức bình quân chung của cả nước, hiệu quả kinh doanh chưa cao. Khu vực kinh tế nhà nước giảm về số lượng nhưng phần đóng góp vào GDP của tỉnh vẫn tăng lên qua các năm, từ 33,92% năm 2000 lên hơn 36% năm 2007 và tiếp tục giữ vai trò chủ đạo thúc đẩy kinh tế toàn tỉnh phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế của khu vực kinh tế Nhà nước chưa cao, quá trình sắp xếp tổ chức lại còn chậm, số doanh nghiệp thua lỗ còn chiếm trên 35%, đa số các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Khu vực

có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có đóng góp cho GDP của tỉnh và xuất khẩu nhưng tỷ trọng còn rất nhỏ và mới chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp.

* Cơ cấu vùng lãnh thổ:

Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm bớt chênh lệch giữa các vùng, mở rộng đô thị, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Khu vực đồng bằng ven biển (gồm 9 huyện, thị, thành): là khu vực có đóng góp lớn nhất cho GDP của tỉnh, tỷ trọng của khu vực này trong GDP đã tăng từ 67,44% năm 2000 lên 72,26% năm 2007. Các hoạt động kinh tế phát triển mạnh ở khu vực này. Lao động cũng tập trung nhiều nhất ở đây. Khu vực này có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại cây lương thực, thực phẩm, hình thành các vùng chuyên canh, vùng chuyên môn hoá, tập trung với quy mô lớn, tạo ra khối lượng và giá trị nông sản hàng hoá tương đối nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho thị trường nội địa và hướng tới xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản nhằm khai thác tốt những tiềm năng và lợi thế của từng vùng. Hiện nay, ở khu vực này các mô hình nuôi trồng thuỷ sản mang lại giá trị kinh tế cao đã được hình thành và ngày càng phát triển, điển hình là các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Hưng Hoà (thành phố Vinh), Nghi Lộc, Cửa Lò…

Khu vực miền núi (gồm 10 huyện): tăng trưởng khá hơn do khai thác tốt

tiềm năng sẵn có. Khu vực này phù hợp cho việc phát triển các loại hình chăn nuôi và phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và phát triển lâm nghiệp. Kinh tế Nông - Lâm nghiệp gắn với chế biến có nhiều tiến bộ, hoạt động khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng phát triển mạnh.

Khu vực đô thị: Quy mô đô thị ngày càng được mở rộng, chất lượng đô

thị ngày càng được nâng cao. Đây là nơi tập trung các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị ngày càng được hoàn

thiện. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời và phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Khu vực nông thôn: Khu vực này đã có sự thay đổi cơ bản theo hướng

sản xuất hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp. Một số vùng sản xuất cây con tập trung và làng nghề tiểu thủ công nghiệp được hình thành và phát triển. Các hợp tác xã kiểu mới ở nông thôn được thành lập, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ tưới tiêu, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, cung ứng vật tư kỹ thuật, chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Một số mô hình sản xuất có hiệu quả đã xuất hiện ở nông thôn như mô hình kinh tế trang trại trong trồng trọt và chăn nuôi, mô hình nông - lâm kết hợp, mô hình kinh tế vườn rừng, vườn đồi. Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn được cải thiện đáng kể trong những năm qua.

Nhìn chung, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế (về cả cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế) diễn ra đúng hướng, phù hợp với mục tiêu phát triển và tiềm năng, lợi thế của tỉnh nhưng tốc độ chuyển dịch chưa tương xứng với tiềm năng và chưa vững chắc, chuyển dịch cơ cấu trong từng vùng, từng ngành chưa mạnh. Nhiều ngành dịch vụ (nhất là thương mại, dịch vụ, du lịch) chưa phát triển đúng với tiềm năng và cơ hội sẵn có, nguyên nhân chủ yếu là do chưa có đủ các điều kiện cần thiết để phát triển (vốn, cơ sở hạ tầng, tổ chức kinh doanh, cơ chế chính sách, thị trường …). Nhiều tiềm năng du lịch tự nhiên, nhất là du lịch biển chưa được đầu tư khai thác hợp lý do thiếu vốn, làm hạn chế đáng kể mức độ đóng góp của ngành cho GDP của tỉnh và tạo việc làm. Tuy tỷ trọng của khu vực phi nông nghiệp tăng khá (từ 55,7% năm 2000 lên 65,8% năm 2007) nhưng chủ yếu do tăng tỷ trọng giá trị gia tăng của ngành công nghiệp - xây dựng. Quy mô của khu vực sản xuất sản phẩm dịch vụ giảm từ 37,2% xuống 36,3% trong cùng giai đoạn

trong khi lao động dịch vụ tăng nhanh. Mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn trong những năm gần đây diễn ra nhanh hơn nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến chưa được khai thác. Tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp thuần còn cao. Dịch vụ nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Nghệ An (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)