Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Nghệ An (Trang 41 - 43)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải nhằm đạt tới mục tiêu hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế được đo lường bằng sự so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Trên cơ sở đó, hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được thể hiện cụ thể qua hệ thống các nhóm chỉ tiêu sau:

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh

- Giá trị sản xuất và tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành, các bộ phận trong kinh tế nông nghiệp

- Giá trị tăng thêm và tỷ trọng giá trị tăng thêm của các ngành, các bộ phận trong kinh tế nông nghiệp

Nhóm chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa các bộ phận của nền kinh tế, đồng thời thể hiện sự thoả mãn nhu cầu của xã hội về sản phẩm do các bộ phận của khu vực kinh tế nông nghiệp đảm nhận. Ngoài ra còn phản ánh tỷ trọng giữa các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế và các bộ phận cấu thành chúng trong kinh tế nông nghiệp. Các chỉ tiêu thuộc nhóm này thể hiện sự tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, có nghĩa là sự lớn lên của các yếu tố, các sản phẩm kinh tế nông nghiệp trong một thời gian nhất định

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế

- Các chỉ tiêu trực tiếp:

+ Tăng trưởng kinh tế (GDP bình quân đầu người) chung và của từng ngành trong kinh tế nông nghiệp

+ Giá thành sản phẩm, lợi nhuận ròng của từng loại sản phẩm, từng ngành và từng bộ phận

+ Năng suất lao động của từng ngành, từng loại sản phẩm trong kinh tế nông nghiệp

- Các chỉ tiêu gián tiếp

+ Diện tích và cơ cấu đất đai + Vốn và cơ cấu vốn

+ Lao động và cơ cấu lao động

+ Năng suất và cơ cấu các loại cây trồng, vật nuôi

+ Cơ cấu các dạng sản phẩm; Cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hoá

* Một số chỉ tiêu khác

Ngoài các nhóm chỉ tiêu trên, khi đánh giá cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn sử dụng các chỉ tiêu: Tỷ lệ hộ đói nghèo ở nông thôn; số lao động và tỷ lệ lao động thất nghiệp; tỷ lệ đất đai chưa được sử dụng; tỷ lệ đất trống đồi núi trọc; trình độ văn hoá, trình độ khoa học kỹ thuật, ngành nghề của dân cư và lao động ở nông thôn; mức độ bệnh tật của dân cư nông thôn…

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤUKINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ TẠI TỈNH NGHỆ AN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Nghệ An (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)