Nguyên nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế trang trại ở Bắc Kạn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Bắc Kạn (Trang 92 - 95)

5. Bố cục của luận văn

2.3.4.Nguyên nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế trang trại ở Bắc Kạn

* Thiếu quy hoạch định hướng phát triển: Tỉnh chưa thực hiện được việc phân vùng kinh tế, quy hoạch đất đai để dành cho phát triển kinh tế trang trại.

Diện tích rừng và đất rừng tuy nhiều nhưng manh mún không có diện tích tập trung nên hiện nay để có một khu đất liền khoảnh khoảng 30 - 50 ha mà không vướng vào quy hoạch khác là rất hiếm.

* Quản lý đất đai bất cập, tích tụ tập trung đất khó khăn:

- Hiện nay ở nông thôn Bắc Kạn phổ biến có tình trạng một hộ có tới vài chục mảnh ruộng, như vậy tương ứng là vài chục sổ đỏ. Các hộ nhận đất, nhận rừng chủ yếu căn cứ vào đất nương rẫy cũ của gia đình từ trước, mang tính tự phát là chính. Để đảm bảo tính công bằng khi phân chia đất ruộng cho các hộ phải có các loại đất khác nhau, nên đến nay tình trạng manh mún, nhỏ lẻ là khó khắc phục.

- Do đặc điểm xã hội và tâm lý của người dân miền núi đó là các vấn đề về ruộng đất ông cha, bao chiếm đất đai do tập quán nương rẫy... trong khi các nhà nước chưa có quy định pháp luật điều chỉnh.

* Tổ chức bên trong của các trang trại còn nhiều yếu kém: Nhiều chủ trang trại còn thiếu kinh nghiệm và kiến thức quản lý kinh tế. Việc đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý, chuyên môn kỹ thuật chưa được quan tâm đúng mức cả phía chủ trang trại lẫn cơ quan quản lý nhà nước.

* Môi trường xã hội còn nhiều trở ngại: Đặc thù miền núi, các hộ nông dân của tỉnh Bắc Kạn chủ yếu là dân tộc thiểu số có phong tục tập quán, lối sống, tâm lý, văn hóa phong phú, có nhiều mặt tích cực song mặt hạn chế cũng rất lớn. Tới nay tập quán chăn thả rông trâu, bò vẫn là một trở ngại lớn cho sản xuất nông nghiệp.

* Môi trường đầu tư kinh doanh, tư pháp chưa thuận lợi:

- Cho đến hết năm 2006 mới chỉ có 2 trang trại thực hiện đăng ký kinh doanh, chính vì vậy sự trợ giúp của nhà nước đối với các trang trại rất còn hạn chế.

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh hàng năm hạn chế, nhu cầu đô thị hoá lớn nên bố trí vốn xây dựng các công trình thuỷ lợi, giao thông, điện, nước sinh hoạt cho nông thôn chưa được nhiều. Tốc độ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông thôn chậm.

- Thị trường lao động chưa hình thành cho nên việc kiếm lao động ổn định làm tại trang trại đang là một vấn đề khó đối với các trang trại. Thị trường tiêu thụ nông sản phẩm hàng hoá còn nhỏ hẹp.

- Công tác khuyến nông, khuyến lâm đã thực hiện được nhiều mô hình thử nghiệm thành công, song tính hiệu quả thấp, việc nhân rộng trong sản xuất đại trà ra các hộ nông dân không thực hiện được. Cán bộ khuyến nông - khuyến lâm ở cơ sở còn quá ít, chưa sâu sát với nông dân để nắm bắt nhu cầu và trực tiếp giúp đỡ kỹ thuật sản xuất cho các hộ gia đình nông dân.

* Quản lý nhà nước về kinh tế trang trại còn bị buông lỏng:

- Các cơ quan quản lý không nắm được chính xác số lượng trang trại cũng như hoạt động kinh tế của các trang trại. Số liệu thống kê theo các kênh của cơ quan quản lý nhà nước cũng không có sự thống nhất: Theo thống kê của ngành Nông nghiệp và PTNT Bắc Kạn năm 2004 số liệu là 64 trang trại, trong khi đó số liệu của Cục Thống kê tỉnh cùng thời điểm chỉ có 21 trang trại đạt tiêu chí.

- Quản lý về vệ sinh phòng trừ dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng nông sản hàng hoá... đang còn để ngỏ.

Tóm lại: Tuy còn gặp nhiều trở ngại, khó khăn trong quá trình phát triển, nhưng cũng có thể khẳng định rằng: Phát triển kinh tế theo hướng trang trại gia đình; xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững là xu thế tất yếu để các hộ nông dân Bắc Kạn tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hoá với quy mô ngày càng lớn.

Chƣơng 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TỈNH BẮC KẠN THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Bắc Kạn (Trang 92 - 95)