2. 3.1 Phân tích các chỉ số về khả năng thanh toán
2.3.7. Nguồn nhân lực và chất lượng lao động
Nhân lực trong thời đại ngày nay là một nguồn lực sống không chỉ của một doanh nghiệp mà còn của toàn nền kinh tế xã hội một quốc gia. Doanh nghiệp nào tuyển chọn được cho mình một đội ngũ nhân viên có trình độ, nhiệt tình năng động, một lòng gắn bó với công ty vì sự tồn tại và phát triển chung của
doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó đã có trong tay một vũ khí cạnh tranh vô cùng quan trọng.
2.3.7.1.Trình độ lao động
Biểu 27.Bảng thống kê lao động theo trình độ, chuyên môn 3 công ty
Stt Nội dung
Hoa phượng Phong Lan Sao Mai
Người % Người % Người %
1 Theo trình độ văn hóa 230 100 225 100 90 100
Đại học và trên đại học 23 11,8 30 13,3 20 22,2 Cao đẳng, trung cấp
chuyên nghiệp, dạy nghề 144 55,9 132 58,6 38 42,2 THPH, lao động phổ thông 63 32,3 63 28,1 32 35,6 2 Theo cấp bậc kỹ thuật 141 100 168 100 75 100 Bậc cao 49 34,7 55 32,7 25 33,3 Bậc trung 60 42,6 66 39,3 30 40 Bậc thấp 32 22,7 47 28 20 27,6
(Nguồn: phòng tổ chức hành chính của 3 công ty năm 2008)
Dựa vào bảng trên để dễ theo dõi và xem xét ta có biểu đồ sau:
Biểu 28: Biểu đồ trình độ lao động năm 2008 của 3 công ty
Trong một doanh nghiệp sản xuất quạt điện có cả bộ phận trực tiếp lẫn gián tiếp. Số lượng công nhân của 3 công ty Phong Lan, Hoa Phương, Sao Mai lần lượt là 225 người, 230 người, 90 người. Trong đó công ty Phong Lan có tỷ lệ
trình độ cao đẳng, đại học cao nhất chiếm 71,9 % tổng số lao động. Số lao động bậc cao chiếm 32,7% tổng số công nhân trực tiếp. Trong khi đó công ty Hoa Phượng có tỷ lệ trình độ cao đẳng, đại học cao nhất chiếm 67,7 % tổng số lao động. Số lao động bậc cao chiếm 28,4 % tổng số công nhân trực tiếp. Công ty Sao Mai có tỷ lệ thấp nhất lần lượt là 66,4% và 26,6%.