Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà nội (Trang 47 - 50)

- Quản lý dự trữ theo phương pháp cổ điển hay mô hình đặt hàng hiệu quả nhất – EOQ (Economic Odering Quantity)

3.1.4.3.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

2. Vốn lưu động

3.1.4.3.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính tổng hợp: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động; Mức tiết kiệm vốn do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động; Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động; Hệ số sinh lợi của vốn lưu động. Để có thể đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà nội ta không thể không tính toán cụ thể các chỉ tiêu này của Công ty.

- Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà nội được tính theo bảng sau đây:

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị Giá trị Tăng so 200 5 (%) Giá trị Tăng so 2006 (%)

Doanh thu thuần Nghin đồng 119.773.347 235.947.439 96,99 429.056.119 81,84 Vốn lưu động bình quân Nghin đồng 122.589.897 188.257.025 53,57 217.042.309 15,29 Vòng quay vốn l- ưu động (L) vòng 0,98 1,25 28,28 1,98 57,73

Thời gian luân chuyển vốn lưu động (K)

ngày 368,47 287,24 22,05 182,11 36,60

Nhìn kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà nội ta có nhận xét:

+.Về vòng quay vốn lưu động

Công ty có vòng quay vốn lưu động thuộc loại thấp mặc dù vòng quay vốn lưu động có sự tăng nhanh trong những năm vừa qua (năm 2007 vốn lưu động luân chuyển được 1,98 vòng tăng 57,73% so với năm 2006) song thực tế này vẫn phản ánh sự thiếu hiệu quả trong sử dụng vốn lưu động của Công ty. Giải thích cho hiện trạng này có mấy lý do sau:

Phân tích xu hướng gia tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, ta thấy nguyên nhân là do tốc độ tăng mạnh của doanh thu thuần. Mặc dù vốn lưu động bình quân đều tăng qua các năm: năm 2006 tăng 65,7 tỷ đồng (tương đương 53,37%) so với năm 2005, năm 2007 vốn lưu động bình quân tăng 28,7 tỷ (tương đương tăng 15,29%) so với năm 2006, tuy nhiên doanh thu thuần năm 2005 tăng 116,2 tỷ đồng (tương đương 96,99%) so với năm 2004, năm 2007 tăng 193,1 tỷ đồng (tương đương tăng 81,84%) so với năm 2006. Do đó, vòng quay của vốn lưu động có xu hướng tăng lên, thể hiện hiệu quả ngày một gia tăng khi doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất cũng như phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động được nâng cao rõ rệt.

+.Về chỉ tiêu thời gian luân chuyển vốn lưu động

Theo kết quả tính toán, năm 2005 tới tận 368,47 ngày vốn lưu động mới luân chuyển được một vòng. Kết quả này phản ánh 2 mặt: lượng vốn lưu động bị tồn đọng quá lớn trong các khâu

sản xuất và lưu thông đến 70%-80% vốn lưu động nằm ở chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và khoản mục phải thu; mặt khác phản ánh hiệu quả sản xuất không cao, doanh thu thuần đạt được không tương xứng với lượng vốn đầu tư. Là một chỉ tiêu ngược với số vòng quay của vốn lưu động, thời gian luân chuyển vốn lưu động có xu hướng giảm xuống phản ánh hiệu quả sử dụng vốn gia tăng như đã phân tích ở trên. Năm 2007 số vòng quay vốn lưu động tăng gần 2 vòng trong một năm, tương đương với việc mất nửa năm (182,11 ngày) vốn lưu động của Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà nội luân chuyển được 1 vòng. Đây là một sự cải thiện đáng kể trong hiệu quả sử dụng vốn lưu động nếu so sánh với năm 2005, tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh tự do, Công ty cần nỗ lực hơn nữa nhằm nâng cao tốc độ luân chuyển vốn lưu động, nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ có thế mới đảm bảo được một chỗ đứng vững chắc và một sự phát triển lâu dài của Công ty.

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là một chỉ tiêu rất tổng hợp và cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của một doanh nghiệp. Để có cái nhìn chi tiết hơn trong đánh giá, ta đi sâu vào tính tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong từng khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông.

Để có thể tính được tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong từng khâu thì ta cần có dữ liệu về vốn lưu động bình quân trong từng khâu luân chuyển và mức luân chuyển vốn lưu động tương ứng trong từng khâu. Dựa vào đặc điểm của mỗi khâu ta tính mức luân chuyển vốn lưu động như sau:

+. Đối với khâu dự trữ: khi nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ được đưa vào phục vụ

hoạt động sản xuất kinh doanh ta coi như vốn lưu động đã hoàn tất giai đoạn tuần hoàn của nó trong khâu này. Ta có thể ước lượng mức luân chuyển vốn lưu động trong khâu dự trữ bằng cách lấy giá trị phát sinh Có của tài khoản 152 (Tài khoản nguyên liệu, vật liệu) và tài khoản 153 (Tài khoản công cụ dụng cụ) trong năm nghiên cứu.

+. Đối với khâu sản xuất: mức luân chuyển vốn lưu động dùng để tính tốc độ luân chuyển bộ

phận vốn lưu động sản xuất là tổng giá thành thực tế sản xuất sản phẩm (thành phẩm), đó là giá vốn hàng bán (đối với sản phẩm đem tiêu thụ), giá trị thành phẩm tồn kho (thành phẩm nhập kho), giá trị hàng gửi bán (thành phẩm gửi bán). Đặc thù của hoạt động xây dựng của Công ty là không có thành phẩm gửi bán và thành phẩm tồn kho do vậy ta có thể lấy giá trị phát sinh Nợ của tài khoản 632 (giá vốn hàng bán) trong năm để ước tính mức luân chuyển vốn lưu động trong sản xuất.

+. Đối với khâu lưu thông: mức luân chuyển của bộ phân vốn lưu động lưu thông là tổng giá

thành tiêu thụ sản phẩm. Giá thành tiêu thụ sẽ bằng giá vốn hàng bán cộng với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Bảng 2.5: Bảng tính tốc độ luân chuyển vốn lưu động của từng bộ phận

Ta có bảng tính toán tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở các khâu như sau:

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Giá trị Giá trị Tăng so 2005 (%) Giá trị Tăng so 2006 (%) Mdt Nghin đồng 49.353.809 99.055.873 100,71 198.133.733 100,02 VLĐBQdt Nghin đồng 16.966.865 24.665.377 45,37 32.683.061 32,51 Số vòng luân chuyển (Ldt) vòng 2,91 4,02 38,06 6,06 50,95

Thời gian luân

chuyển (Kdt) ngày 123,76 89,64 -27,57 59,38 -33,75 Msx Nghin đồng 108.578 211.928 95,19 376.454 77,63 VLĐBQsx Nghin đồng 50.954.786 78.324.080 53,71 91.233.66 16,48 Số vòng luân chuyển (Lsx) vòng 2,13 2,71 26,98 4,13 52,50

Thời gian luân

chuyển (Ksx) ngày 168,94 133,05 -21,25 87,25 -34,43 Mlt Nghin đồng 117.229.914 225.100.748 92,02 405.997.148 80,36 VLĐBQlt Nghin đồng 54.668.245 85.267.567 55,97 93.125.579 9,22 Số vòng luân chuyển (Llt) vòng 2,14 2,64 23,11 4,36 65,14

Thời gian luân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chuyển (Klt) ngày 167,88 136,37 -18,77 82,57 -39,45

Qua bảng tính toán ta có thể thấy vốn lưu động của Công ty luân chuyển tương đối nhanh trong khâu dự trữ và luân chuyển chậm, ứ đọng tại khâu sản xuất và lưu thông. Tương ứng với sự gia tăng của tốc độ luân chuyển của tổng vốn lưu động, tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở từng bộ phận cũng được cải thiện nhanh chóng với tốc độ trên 20% mỗi năm. Đặc biệt, trong khâu sản xuất và lưu thông, Công ty đã có những điều chỉnh kịp thời đảm bảo một sự tăng mạnh tốc độ luân chuyển vốn trong các khâu này, nâng cao hiệu quả sử dụng tổng vốn lưu động.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà nội (Trang 47 - 50)